RSS Feed for Lộ trình hiện thực hóa điện gió ngoài khơi tại Việt Nam | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 19/03/2024 17:51
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Lộ trình hiện thực hóa điện gió ngoài khơi tại Việt Nam

 - Để năm 2030 có được 7 GW điện gió ngoài khơi theo dự thảo Quy hoạch điện 8, phải bắt đầu dự án ngay từ bây giờ. Đó là khẳng định của các tham luận tại Hội thảo "Lộ trình hiện thực hóa điện gió ngoài khơi tại Việt Nam" do Viện Năng lượng và Hội đồng Năng lượng gió Toàn cầu (GWEC) tổ chức ngày 9/6/2022, tại Hà Nội.
Việt Nam phát triển điện gió ngoài khơi: Tiềm năng, thách thức và kế hoạch hành động Việt Nam phát triển điện gió ngoài khơi: Tiềm năng, thách thức và kế hoạch hành động

Việt Nam đã cam kết với quốc tế giảm phát thải khí carbonic về không (Net-zero) vào năm 2050. Các nguồn điện gió trên bờ, gần bờ và ngoài khơi dự tính sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tồng nguồn phát điện vào năm 2045 (theo Dự thảo Quy hoạch điện VIII). Phát triển điện gió ngoài khơi, ngoài việc khai thác tiềm năng to lớn về năng lượng còn đảm bảo thực hiện tầm nhìn phát triển kinh tế biển... Phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.

Điện gió ngoài khơi giải quyết những thách thức trong kết nối lưới điện Điện gió ngoài khơi giải quyết những thách thức trong kết nối lưới điện

Các dự án điện gió ngoài khơi thường được phát triển với quy mô và công suất lớn hơn nhiều so với các dự án năng lượng tái tạo khác và cần được kết nối với hệ thống truyền tải điện quốc gia ở cấp điện áp 220 kV hoặc 500 kV. Các dự án này có thể có hệ số công suất tương đương với các nhà máy nhiệt điện và do đó cần phát triển hệ thống lưới điện và cơ sở hạ tầng tương tự. Dự án điện gió ngoài khơi La Gàn tại tỉnh Bình Thuận, dự kiến sẽ sản xuất tổng công suất 3.500 MW sau khi đi vào vận hành hoàn chỉnh (tương đương việc cung cấp điện cho hơn 7 triệu hộ gia đình Việt hàng năm).

Điện gió ngoài khơi và tiềm năng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam Điện gió ngoài khơi và tiềm năng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam

Tập đoàn Ørsted và Tập đoàn T&T Group đồng tổ chức Hội nghị về chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi (ĐGNK) tại Việt Nam cũng như các tiềm năng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ĐGNK dưới hình thức trực tuyến. Đây là hoạt động đầu tiên nằm trong chuỗi sáng kiến nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phụ trợ năng lượng tái tạo tại Việt Nam do hai tập đoàn hàng đầu của Việt Nam và Đan Mạch là T&T Group và Ørsted khởi xướng và tổ chức.

Lộ trình hiện thực hóa điện gió ngoài khơi tại Việt Nam
Các diễn giả tại hội thảo.

Sau khi khai mạc, Viện Năng lượng giới thiệu về hệ thống điện Việt Nam và dự thảo Quy hoạch điện 8 (QHĐ8). Hệ thống điện Việt Nam phát triển nhanh trong những năm đầu thế kỷ 21 và tốc độ giảm dần trong mấy năm gần đây. Tuy vậy, nhu cầu điện từ nay đến năm 2045 còn tăng nhiều nếu so sánh bình quân tiêu thụ điện trên đầu người với các nước đã phát triển.

Thực tế điện gió tại Việt Nam trong năm qua có lúc phát được rất thấp nên hệ thống vẫn phải phát triển mới các nguồn điện đáng tin cậy cùng với phát triển điện gió. Kinh nghiệm Ireland cũng cho thấy điện gió có những thời điểm chỉ phát được 4% công suất đặt. Dự thảo QHĐ8 đã dự tính phải có 7 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) vào năm 2030, chủ yếu tập trung ở miền Trung. Hai trung tâm phụ tải lớn vẫn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh trong hiện tại và tương lai. Nếu phát triển được điện gió ở miền Bắc sẽ giảm được nhu cầu truyền tải.

Chí phí truyền tải cho điện gió ngoài khơi từ biển vào đến bờ dự tính sẽ nằm trong chi phí phát điện và tính vào giá điện. Sẽ phải có quy hoạch truyền tải điện từ ngoài khơi vào bờ tập trung vào một số điểm đấu nối, không để mỗi dự án làm một tuyến cáp cặp bờ.

Vẫn còn nhiều bất cập trong quy hoạch vì có tỉnh nhiều dự án trên một vùng biển, có tỉnh cả vùng biển là một dự án của một công ty. Luồng hàng hải Bắc Nam được quy hoạch rộng 15 km của Bộ Giao thông Vận tải không cho phép xây dựng điện gió ở một số khu vực tiềm năng trên biển.

Lộ trình hiện thực hóa điện gió ngoài khơi tại Việt Nam
Toàn cảnh hội thảo.

Ông Mark Hutchinson, Chủ tịch Taskforce Đông Nam Á của GWEC, nhận định: ĐGNK vẫn còn mới với Việt Nam do đó chưa có các quy định cần thiết. Dù cần phải bắt đầu nghĩ đến cơ chế đấu thầu từ bây giờ, nhưng vẫn phải áp dụng cơ chế chuyển tiếp vì chính sách đấu thầu phải mất mấy năm mới có thể hoàn thiện. Với 7 GW cho năm 2030 vẫn cần cơ chế chuyển tiếp. Cần có nơi giải quyết thủ tục kiểu "Một cửa" vì ĐGNK cần cấp phép của tận 10 bộ, ngành.

Về vốn, ít nhất phải huy động 10 tỷ USD từ nay đến 2030. Các ngân hàng trong nước bị hạn chế về số tiền cho vay một doanh nghiệp, hạn chế mức tín dụng. Vì vậy, chúng ta cần các ngân hàng quốc tế tham gia.

Những kinh nghiệm từ trường hợp Đài Loan được ông Stuart Livesey, Giám đốc, COP Vietnam Count - CEO, Dự án ĐGNK La Gan, chia sẻ. Đài Loan bắt đầu bằng cơ chế chuyển tiếp, năm 2015 đề ra các khu vực có giá trị cao trên biển. Đài Loan có lộ trình và chính sách rõ ràng với khởi đầu một dự án 800 MW và tương lai sẽ tăng dần. Các nhà đầu tư điện gió không chỉ nhìn vào một dự án, họ phải thấy được sau dự án ban đầu sẽ là những dự án khác. Năm 2030 thực chất bắt đầu từ ngày mai vì mỗi dự án ĐGNK cần 6 - 8 năm để thực hiện.

Chi phí để khảo sát vùng biển rất lớn. Không chỉ đo gió, sóng, thủy văn mà còn phải khảo sát rất chi tiết nền móng địa chất, khả năng thi công ở nơi có nước sâu 30 - 40 m.

Bà Nguyễn Thị Thanh Bình - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T, chia sẻ: Những dự định to lớn của T&T về năng lượng tái tạo. Chúng bao gồm cả tổ hợp sản xuất khí hydrogen dùng trong nước và xuất khẩu, tham gia chuỗi cung ứng thiết bị ĐGNK. Nhưng bà cũng chia sẻ quan điểm với các diễn giả khác là quá trình phê duyệt đầu tư sẽ kéo dài. Sau khi QHĐ8 được phê duyệt vẫn còn rất nhiều việc, nếu không triển khai ngay bây giờ thì không thể đạt 7 GW vào năm 2030. Bà đồng tình về việc cần áp dụng cơ chế chuyển tiếp trước khi đấu thầu. Cần coi ĐGNK là ngành công nghiệp mới và có những chính sách đặc thù.

Hà Lan là một nước không cần cơ chế chuyển tiếp mà đi thẳng vào đấu thầu thành công. Nhưng trước đó, chính phủ Hà Lan đã bỏ rất nhiều tiền ra khảo sát chi tiết các lô trên biển có thể phát triển ĐGNK. Nhờ thế, quy trình cấp phép ở Hà Lan là ngắn nhất. Nếu không có công tác chuẩn bị như vậy thì việc đấu thầu ngay có thể thất bại.

Cục Quản lý, khai thác biển và hải đảo, Bộ Tài Nguyên Môi trường cho biết: Số đơn xin cấp phép khảo sát ĐGNK tăng nhanh, hiện nay có tới 35 đơn của cá nhân và tổ chức cho 45 khu vực biển. Cơ quan Nhà nước vẫn chưa có quy trình chuẩn cho quan trắc, điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên biển, nhất là khi có yếu tố nước ngoài. Các tỉnh cấp phép từ 6 hải lý trở vào bờ và coi đó là điện gió ven bờ. Bộ cấp phép từ 6 hải lý trở ra. Trước khi cấp phép, Bộ cũng phải xin ý kiến các bộ khác và địa phương liên quan.

Cục Quản lý, khai thác biển và hải đảo đang hoàn thiện quy định cụ thể về hồ sơ và quy trình cấp phép khảo sát biển. Mặt khác, Việt Nam chưa có quy hoạch không gian biển quốc gia. Bộ Tài nguyên và Môi trường có tham khảo với các sứ quán và chuyên gia các nước Anh, Đan Mạch, Đức, Na Uy... về quy trình và thực tiễn cấp phép khảo sát biển. Về hình thức có thể khác nhau, nhưng các nước EU đã có quy hoạch không gian biển.

Từ "Một cửa" lại được nhắc đến nhiều trong phiên thảo luận về cơ chế cấp phép. Một doanh nghiệp điện NLTT ở Bình Thuận cho biết khi bắt đầu làm điện gió thì chưa có quy trình gì cả, tất cả phải mò mẫm và họ vẫn hoàn thành. Phải có dự án đi tiên phong mới biết chính sách và thủ tục trong thực tế ra sao và cần hoàn thiện thế nào. Vấn đề lớn nữa là lưới điện và giá điện. Lưới điện đang bội thực NLTT và hoàn toàn có thể hiểu được vị trí của EVN. Họ mua điện NLTT với giá còn cao hơn điện bán ra thì lấy đâu ra tiền để đầu tư vào lưới điện?

Hai nguồn vốn có thể tài trợ cho ĐGNK là UKEF của Anh và KfW của Đức giới thiệu về cơ chế cho vay, những dự án đã thực hiện. Họ nhấn mạnh là hợp đồng mua điện (PPA) cần phải có khả năng thế chấp ngân hàng thì các ngân hàng mới cho vay. Điều này ở Việt Nam vẫn còn chưa hài hòa với các quy trình của các nước khác. Giá mua điện lại có thể thay đổi tùy theo từng giai đoạn, nhu cầu về cao điểm, thấp điểm, không phải lúc nào cũng đi lên. Điều đó làm phức tạp thêm quá trình lập báo cáo khả thi. Nhưng ở các nước khác cũng vậy, giá điện không cố định.

Trong phần trình bày về chuỗi giá trị ĐGNK, Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí của Việt Nam tỏ ra lạc quan khi có những hạ tầng có thể đáp ứng được những yêu cầu dịch vụ và chế tạo dàn móng dưới nước cho trụ điện. Giá chào thầu của các nhà sản xuất đang cao nên nếu đầu tư có thể chen chân vào chuỗi cung ứng điện gió không chỉ ở Việt Nam mà còn xuất khẩu sang các nước khác. Tuy vậy, các chuyên gia quốc tế vẫn cho rằng cần đầu tư lớn và nhìn thấy tương lai dài hạn tại Việt Nam thì mới đáng đầu tư để sản xuất thiết bị trong nước. Một số nước có chính sách về tỷ lệ nội địa hóa để giúp sản xuất trong nước, nhưng điều đó lại làm cho việc mua thiết bị đắt hơn.

Lộ trình đến với 7 GW điện gió ngoài khơi vào năm 2030 là một con đường. Thiên nhiên vốn không có đường. Chính con người đi tạo ra đường. Việt Nam đang cần người đi tiên phong và sự hỗ trợ của chính phủ đối với người đi tiên phong để tạo ra con đường đó./.

ĐÀO NHẬT ĐÌNH - CHUYÊN GIA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động