RSS Feed for Kinh nghiệm trồng màu tiết kiệm điện và nước | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 19/03/2024 12:02
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Kinh nghiệm trồng màu tiết kiệm điện và nước

 - Mô hình trồng màu của ông Nguyễn Văn Vũ, ngụ ấp Bình Hội, xã Huyền Hội, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh là một điển hình trong việc giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Nhờ lắp đặt hệ thống tưới nước phun và sử dụng hiệu quả, nên bình quân ông Vũ chỉ đóng tiền điện từ 250.000 - 300.000 đồng/tháng.
Vai trò và kết quả hoạt động tiết kiệm năng lượng của Việt Nam Vai trò và kết quả hoạt động tiết kiệm năng lượng của Việt Nam

Bên cạnh các giải pháp đảm bảo cung ứng nguồn điện, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một giải pháp thiết thực giúp cải thiện hiệu quả của nền kinh tế, đồng thời giúp bảo tồn nguồn năng lượng quốc gia, bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính, đóng góp cho công cuộc giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.


Mô hình trồng màu luân phiên vụ, đa dạng cây màu để tránh tình trạng được mùa mất giá đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ông Nguyễn Vũ trong những năm qua. Để có được thành quả đó, ngoài kinh nghiệm trong sản xuất, áp dụng các biện pháp khoa học - kỹ thuật…, thì ông Nguyễn Văn Vũ, đầu tư vốn, kéo điện lưới quốc gia, lắp đặt hệ thống tưới phun, vừa tiết kiệm điện, vừa tiết kiệm nước.

Kinh nghiệm trồng màu tiết kiệm điện và nước
Ông Nguyễn Văn Vũ chăm sóc hành, chuẩn bị thu hoạch. (Ảnh: Điện lực Trà Vinh).

Ông Nguyễn Văn Vũ có 0,8 ha đất chuyên sản xuất các loại màu. Để giảm chi phí tiền điện trong quá trình tưới, ông Vũ chia diện tích đất ra thành nhiều luống, quy hoạch mỗi luống chiều ngang từ 8 - 10 m. Mục đích của hình thức quy hoạch này nhằm khi lắp đặt hệ thống ống tưới nước phun ở giữa luống, thì nước phun đều 2 bên để tưới cho cây màu, vừa giảm chi phí do ít tiêu thụ điện năng, hạn chế lãng phí nguồn nước; nhưng vẫn giữ vững năng suất và sản lượng màu.

"Nếu như trước đây, gia đình có 3 lao động, nhưng chỉ trồng được 0,4 ha màu, do phải tưới theo hình thức thủ công, vừa mất thời gian, vừa tốn công lao động. Từ khi tôi đầu tư gần 6 triệu đồng, mắc điện kế riêng, chỉ cần 2 lao động, nhưng sản xuất được 0,8ha màu." - Ông Nguyễn Văn Vũ cho biết.

Tùy theo thời tiết, độ ẩm của đất, độ tuổi của từng loại cây màu, mà ông Vũ sử dụng thời gian đóng điện, mở van tưới với thời gian tương ứng. Vụ màu hiện tại, ông dành 3 luống để trồng hành lá, 3 luống để trồng hẹ và 3 luống để trồng cải xà lách. Vụ hành lá hiện tại, nhờ được mùa, được giá, nên ông Nguyễn Văn Vũ có lợi nhuận rất cao; giá bình quân 25.000 đồng/kg, sản lượng mỗi liếp (600 m2) hơn 1,5 tấn, tổng thụ nhập hơn 37 triệu đồng/liếp, lợi nhuận hơn 25 triệu đồng/liếp.

Liên quan đến tiết kiệm điện, nước nhằm giảm chi phí hiệu quả, ông Nguyễn Văn Vũ cho biết: trồng hành, hẹ, cải xà lách hay cà chua cũng vậy, tuy dễ mà khó. Nếu tưới dư nước thì các loại cây màu này bị úng; ngược lại, nếu thiếu nước, sẽ phát triển kém, cây màu không to… dẫn đến giảm năng suất, giảm chất lượng, giá bán cũng thấp. Do vậy, đòi hỏi người trồng phải có kinh nghiệm thực tiễn, cần xác định độ ẩm của đất, nhu cầu nước của hành, hẹ, cải xà lách mà xác định thời gian tưới ngắn, dài; ít nước hay nhiều nước. Đặc biệt, khi cây màu có triệu chứng bệnh, cần áp dụng chế độ nước cho phù hợp, gắn với phòng trị hiệu quả, vừa tiết kiệm điện, vừa tiết kiệm nước.

Nhờ lắp đặt hệ thống tưới nước phun và sử dụng hiệu quả, nên bình quân ông Vũ chỉ đóng tiền điện từ 250.000 - 300.000 đồng/tháng, nhưng giảm được 1 lao động; từ sản xuất 0,4 ha, nay sản xuất được 0,8ha./.

KHÁNH AN (VNEEP)

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động