RSS Feed for Kinh nghiệm lập quy hoạch lưới điện thông minh cho các nước ASEAN | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 23/12/2024 08:37
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Kinh nghiệm lập quy hoạch lưới điện thông minh cho các nước ASEAN

 - Bài viết đề cập 10 câu hỏi khi lập quy hoạch lưới điện thông minh cho các nước Đông Nam Á theo tư vấn của Thủ trưởng các công ty điện lực ASEAN (HAPUA), ASEAN-RESP, GIZ và Siemens AG (Đức) nhằm thúc đẩy việc sử dụng công nghệ lưới điện thông minh (SG) trong bối cảnh năng lượng tái tạo ngày càng sôi động như hiện nay tại khu vực ASEAN.
Những điều còn trăn trở khi thực hiện Quy hoạch điện VIII Những điều còn trăn trở khi thực hiện Quy hoạch điện VIII

Quy hoạch điện VIII đã được Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ để sớm phê duyệt. Với nhiều điểm tiến bộ nổi bật so với các quy hoạch điện trước đây, Quy hoạch lần này được kỳ vọng sẽ tạo tiền đề xây dựng một hệ thống năng lượng ‘xanh hơn’, ‘sạch hơn’ theo định hướng của Đảng và Chính phủ. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm băn khoăn về tính khả thi khi triển khai thực hiện Quy hoạch. Chuyên gia của Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin được chia sẻ một vài nhìn nhận cùng bạn đọc ở dưới đây.


Tầm quan trọng khi lập quy hoạch lưới điện thông minh:

Tại các kỳ Hội nghị và Triển lãm Quốc tế về Phân phối Điện (CIRED), các nhà khoa học đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của công nghệ lưới điện thông minh (SG) đối với các nước Đông Nam Á (ASEAN). Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập sâu rộng để hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0, hay Net Zero vào năm 2050.

Hệ thống điện của Đông Nam Á phải đối mặt với những thách thức rất lớn - từ các vấn đề về độ tin cậy, đến năng lượng đang phát triển, cũng như nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Ngoài những thách thức trên, kế hoạch tích hợp một lượng lớn các nguồn năng lượng tái tạo không liên tục cũng được đưa ra bàn bạc.

Công nghệ lưới điện thông minh có thể giúp tạo ra các giải pháp tăng trưởng, tiếp cận năng lượng và tích hợp năng lượng tái tạo. Khi thiết lập các chương trình để triển khai lưới thông minh, có rất nhiều vấn đề cần được trả lời, từ tầm nhìn của một quốc gia, hoặc nhà điều hành lưới điện cho đến ngân sách để lựa chọn thiết kế và công nghệ cho phù hợp. Trong quá trình thực hiện, hãng Siemens AG của Đức đã tìm ra câu trả lời cho các vấn đề còn tồn tại và tận dụng các công nghệ lưới điện thông minh một cách tối ưu, hiệu quả. Những kinh nghiệm này được cô đọng thành 10 câu hỏi dưới đây, rất thiết thực cho các quốc gia ASEAN để giải quyết bài toán năng lượng tái tạo thông qua hệ thống lưới điện thông minh.

Câu hỏi 1: Làm thế nào để biến tầm nhìn thành những mục tiêu cụ thể?

Các lợi ích tiềm năng của lưới điện thông minh rất đa dạng: Từ việc cải thiện độ tin cậy và chất lượng dịch vụ, giảm thiểu tổn thất quá mức các vấn đề phi kỹ thuật, cải thiện hiệu quả quy trình hoạt động cho đến những lợi ích vô hình, hữu hình khác. Ranh giới điều kiện như chính sách, quy định, nhu cầu của khách hàng, văn hóa và các nguồn năng lượng sẵn cần được cân nhắc dựa trên tính đặc trưng.

Do đó, điều quan trọng đối với các doanh nghiệp tiện ích là phải có một cái nhìn rõ ràng và phù hợp về các ưu tiên cần thực hiện, cái gì làm trước, cái gì làm sau để tối ưu hóa chương trình lưới điện thông minh.

Câu hỏi 2: Làm thế nào để liên kết tầm nhìn với công việc hàng ngày, giúp công ty đạt mục tiêu đã đề ra?

Mọi nhân viên cần biết công việc hàng ngày của mình, cũng như các quy trình cần thực hiện để hỗ trợ tầm nhìn chung của đơn vị. Việc giới thiệu khái niệm lưới điện thông minh giúp thay đổi “cấu trúc ADN” của tổ chức, do đó, các quy trình và cơ sở hạ tầng rất cần cho mỗi doanh nghiệp. Trong quá trình chuyển đổi, điều quan trọng, mọi người phải hiểu chính xác những thay đổi ảnh hưởng như thế nào đến các mục tiêu chung và cách chúng được kết nối với nhau. Điều này cho phép tạo ra một chương trình nhất quán, làm cơ sở phát triển các quy trình và cơ sở hạ tầng công nghệ theo cách tối ưu nhất.

Câu hỏi 3: Làm thế nào để phát triển môi trường kinh doanh tích cực và tin cậy?

Thông thường, rất khó có thể tìm ra các giải pháp kinh doanh tích cực, nếu chỉ tập trung vào một vấn đề hoặc mục tiêu cụ thể bằng công nghệ lưới điện thông minh. Về tổng thể, có rất nhiều lợi ích tiềm năng cho các đơn vị khác nhau trong công ty lẫn cho cả các đơn vị cùng khai thác ứng dụng công nghệ lưới điện thông minh. Do đó, tìm kiếm và tận dụng sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, kết hợp giữa các quy trình, công nghệ và vốn đầu tư sẽ giúp các doanh nghiệp tạo ra môi trường kinh doanh tích cực và tin cậy.

Câu hỏi 4: Làm thế nào để tăng độ tin cậy, hiệu quả và chất lượng điện năng của hệ thống?

Bên cạnh các biện pháp truyền thống tốn kém (như dùng nhiều đồng hơn), có các phương pháp tiếp cận lưới điện thông minh hơn, từ thay đổi mô hình hiện tại có thể kiểm soát sang sản xuất gián đoạn tùy thuộc vào các yếu tố môi trường. Tuy phức tạp hơn nhưng lại có hiệu quả cao hơn. Các giải pháp khả thi này rất đa dạng, như thu thập và phân tích dữ liệu theo thời gian thực, sử dụng các đơn vị kiểm soát và thực hiện các cơ chế quản lý từ phía cầu và từ thị trường.

Câu hỏi 5: Làm thế nào để đạt được hiệu quả tiếp cận năng lượng cho tất cả mọi người?

Không đạt được mức cung cấp điện cho 100% dân số đồng nghĩa với việc không khai thác hết tiềm năng kinh tế, đồng thời tước đi lợi ích của các công nghệ hiện đại đối với người dân. Tiếp cận năng lượng sẽ thúc đẩy tạo ra phúc lợi.

Một cách tiếp cận tối ưu sẽ kết hợp các giải pháp trong và ngoài lưới điện, tùy thuộc vào đặc điểm của từng địa phương, làng xã cũng như vị trí, tài nguyên v.v... Các phương pháp tiếp cận thực tiễn tốt nhất và các tiêu chí quyết định hợp lý cho việc lựa chọn của các địa phương sẽ giúp định hình hiệu quả việc tiếp cận năng lượng thành công cho tất cả mọi người, mọi đối tượng và cho chương trình kết nối lưới điện chung của quốc gia.

Câu hỏi 6: Làm thế nào để lưới điện phù hợp với năng lượng tái tạo?

Trước tiên, xã hội cần nhận thức đầy đủ về lợi ích đối với năng lượng mặt trời và năng lượng gió, cả hai đều làm giảm chi phí năng lượng tái tạo và dẫn đến tỷ lệ cung cấp điện không liên tục ngày càng tăng (thậm chí còn nhiều hơn nữa, nếu được hỗ trợ từ chính sách kích cầu lẫn hỗ trợ tài chính như nhiều quốc gia hiện đang áp dụng). Tính chất gián đoạn và khó kiểm soát hệ thống năng lượng này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho hoạt động mạng. Nhưng chúng có thể được xử lý thông qua các phương pháp tiếp cận lưới điện thông minh như hệ thống lưu trữ phân tán tích hợp hoặc cơ chế quản lý từ phía cầu, tức các hộ tiêu dùng cuối cùng.

Câu hỏi 7: Cách sử dụng thông tin để cung cấp các dịch vụ tốt nhất?

Các công nghệ mới như thiết bị hiện trường tinh vi và cơ sở hạ tầng đo lường tiên tiến sẽ cung cấp một lượng lớn dữ liệu cần được thu thập, xử lý trước, lưu trữ và tạo hiệu quả cho tất cả các quy trình liên quan trong, thậm chí có thể cho cả công ty tiện ích vận hành theo mô hình cross-silo (Mô hình các bộ phận có chức năng khác nhau cùng cộng tác hoạt động và hướng tới một mục tiêu chung). Mô hình này phải được quản lý hiệu quả để khai thác những lợi ích tiềm năng to lớn thông qua việc sử dụng cái được gọi là Big Data hay dữ liệu lớn, đồng thời giúp đảm bảo các tiêu chuẩn an ninh mạng ở mức cao nhất.

Câu hỏi 8: Làm thế nào để cải thiện sự hài lòng của khách hàng?

Khách hàng trải nghiệm số hóa trong tất cả các lĩnh vực cuộc sống của mình, dẫn đến kỳ vọng ngày càng tăng đối cho các sản phẩm và dịch vụ mới. Riêng công nghệ lưới điện thông minh sẽ có thế mạnh hơn hẳn để nâng cao hiểu biết của khách hàng, nó hiểu rõ hơn nhu cầu của khách hãng và cho ra đời các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Để sử dụng thành công nguồn này, các quy trình dịch vụ khách hàng cần được thiết kế lại, thậm chí phải “khởi nghiệp” từ đầu.

Câu hỏi 9: Làm thế nào để khuyến khích sự tham gia của khách hàng?

Big Data không thể thiếu trong tương lai, nó kết hợp với các cảm biến và bộ điều khiển để thiết kế và cung cấp các biện pháp khuyến khích nhằm tác động đến hành vi của khách hàng. Big Data có thể khuyến khích sự tham gia của khách hàng theo cách cung cấp giá trị gia tăng cho họ cũng như lợi ích cho lưới điện. Điều này cho phép thiết kế các tình huống đôi bên cùng có lợi, như tiết kiệm phụ tải hoặc dịch chuyển phụ tải đỉnh phát sinh từ thuế là một ví dụ.

Câu hỏi 10: Làm gì để tránh tiếng xấu trên các phương tiện đại chúng?

Các dịch vụ tiện ích nhận được cả những lời khen lẫn tiếng chê trên các phương tiện giao thông đại chúng, nhất là khi thực hiện các chương trình đổi mới giống như bất kỳ lĩnh vực nào khác. Tuy nhiên, các tiêu đề tiêu cực liên quan đến các tiện ích, nhất là lưới điện thông minh trên báo chí đôi khi cũng khó tránh và không hẳn ngành điện không hoàn thành nhiệm vụ cung cấp điện cho khách hàng, nhất là khi gặp các sự cố tai nạn. Một chương trình lưới điện thông minh được thiết kế và quản lý tốt sẽ giảm thiểu các tiếng xấu hay các sự kiện không mong muốn (như mất điện, tai nạn, v.v..), đồng thời tối ưu hóa việc quản lý của các bên liên quan để mọi người cùng được lợi. Và cuối cùng cũng nên nhớ, có làm có sai, nhưng cầu thị và sửa sai sẽ giúp mọi người nói chung và lĩnh vực điện nói riêng nhanh chóng đạt được mục tiêu đã định./.

KHẮC NAM (THEO: DLTO-11/2021)


Link tham khảo:

1/ https://digital-library.theiet.org/docserver/fulltext/oap-cired/2017/1/OAP-CIRED.2017.0318.pdf?expires=1637887258&id=id&accname=guest&checksum=248659AAA0C454447C482D85BF6F3895

2/ Pioneering smart grids for Indonesia - the case of a smart grid roadmap development.

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động