RSS Feed for Khuyến khích tổ chức, cá nhân phát triển điện mặt trời mái nhà là chủ trương nhất quán | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 30/04/2024 23:03
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Khuyến khích tổ chức, cá nhân phát triển điện mặt trời mái nhà là chủ trương nhất quán

 - Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà là nhiệm vụ cấp bách, giải pháp quan trọng nhằm huy động các nguồn lực xã hội vào thực hiện Quy hoạch điện VIII. Vì vậy, cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư điện mặt trời mái nhà là chủ trương nhất quán.
Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế và tổn thất của điện mặt trời mái nhà tự dùng Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế và tổn thất của điện mặt trời mái nhà tự dùng

Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo, không cạn kiệt. Nguồn điện từ điện mặt trời mái nhà giúp tiết kiệm chi phí tiền điện do không sử dụng điện lưới, hoặc giảm chi phí tiền điện theo giá điện sinh hoạt bậc thang; chi phí vận hành và bảo trì thấp; suất đầu tư đối với điện mặt trời giảm bình quân trên 10%/năm trong những năm gần đây; làm giảm lượng khí thải carbon gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu. Ngoài ra, sử dụng điện mặt trời còn làm tăng thêm khả năng cạnh tranh hàng hoá khi áp dụng chứng chỉ xanh. (Tính toán, phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam).

Để phát triển điện mặt trời ‘tự sản, tự tiêu’ ở Việt Nam có hiệu quả kinh tế Để phát triển điện mặt trời ‘tự sản, tự tiêu’ ở Việt Nam có hiệu quả kinh tế

Như chúng ta đều biết, Quy hoạch điện VIII đặt ra mục tiêu đến năm 2030 có 50% tòa nhà công sở, nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở, công sở, doanh nghiệp để tự sử dụng (không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác). Sau khi chính sách được đề xuất, BBT Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã nhận được nhiều ý kiến trao đổi tâm huyết. Dưới đây, chúng tôi tổng hợp các ý kiến nêu trên, cùng một số nhận xét bổ sung để bạn đọc tham khảo.

Sáng 10/4/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về dự thảo Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.

Khuyến khích tổ chức, cá nhân phát triển điện mặt trời mái nhà là chủ trương nhất quán
Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: VGP/Minh Khôi.

Mở đầu cuộc họp, Phó Thủ tướng nêu rõ: Điện mặt trời mái nhà là nguồn năng lượng tái tạo cần được ưu tiên, khuyến khích phát triển, vừa huy động được nguồn lực của tổ chức, cá nhân, tận dụng mạng lưới truyền tải hiện hữu. Vì vậy, Nghị định phải khắc phục những tồn tại, hạn chế trong phát triển điện mặt trời mái nhà thời gian qua. Từ đó xác định rõ đối tượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, cơ chế, chính sách khuyến khích cho từng đối tượng, phương thức vận hành (tự sản, tự tiêu, liên kết với hệ thống điện quốc gia, có thiết bị lưu trữ điện…) và giải pháp công nghệ bảo đảm an toàn, ổn định của hệ thống điện nền khi đưa điện mặt trời mái nhà lên hệ thống điện.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, có 3 chính sách khuyến khích chủ yếu đối với điện mặt trời mái nhà như sau:

Thứ nhất: Cho phép lắp đặt không cần theo Quy hoạch điện VIII.

Thứ hai: Các nguồn điện mặt trời mái nhà được liên kết và phát công suất dư thừa lên lưới điện quốc gia với mức giá theo thời điểm.

Thứ ba: Hỗ trợ lãi suất khi đầu tư thiết bị lưu trữ điện.

Đại diện Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, Tổng Công ty Điện lực miền Nam cho rằng: Hiện các doanh nghiệp khu công nghiệp đang rất cần khuyến khích về thủ tục, chính sách về điện mặt trời mái nhà. Giải pháp được kiến nghị đối với các khu, cụm công nghiệp chỉ cần thẩm tra xác định độ an toàn của công trình hiện hữu khi lắp đặt thêm điện mặt trời mái nhà; ban hành bộ hồ sơ mẫu với công trình lắp điện mặt trời mái nhà mới; phân cấp cho địa phương và quy định rõ thời gian giải quyết…

Để phát triển bền vững hơn, cần khuyến khích doanh nghiệp trong khu công nghiệp lắp đặt thiết bị lưu trữ nguồn điện mặt trời mái nhà không sử dụng hết để chuyển thành nguồn điện nền sạch, sau đó phát lên lưới điện vào cao điểm buổi tối với mức giá phù hợp.

Tại cuộc họp, đại diện Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia đã báo cáo về năng lực bảo đảm an toàn, ổn định của lưới điện quốc gia khi tăng công suất nguồn điện tái tạo.

Lãnh đạo các bộ, ngành cũng đã thảo luận về các giải pháp cải cách như:

- Rút ngắn thủ tục hành chính về môi trường, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy... trong cấp phép lắp đặt điện mặt trời mái nhà.

- Hỗ trợ lãi suất ưu đãi.

- Tiêu chí xác định điện nền hình thành từ lưu trữ điện mặt trời mái nhà.

- Thẩm quyền cấp tín chỉ xanh cho doanh nghiệp sử dụng điện mặt trời mái nhà trong sản xuất.

- Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật kiểm soát, bảo đảm an toàn khi phát, hoặc không phát nguồn điện dư lên lưới điện.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn điện mặt trời mái nhà trong góp phần bảo đảm an ninh năng lượng. Đây là nhiệm vụ cấp bách, giải pháp quan trọng nhằm huy động các nguồn lực xã hội vào thực hiện Quy hoạch điện VIII. Vì vậy, cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư điện mặt trời mái nhà là chủ trương nhất quán.

Điện mặt trời mái nhà, điện gió ngoài khơi, điện sinh khối, điện rác (bao gồm cả các dự án xuất khẩu điện mà không đưa lên lưới quốc gia, sản xuất hydro xanh, tự sản, tự tiêu...) được ưu tiên phát triển trong điều kiện đáp ứng công nghệ, an toàn hệ thống, giá cả phù hợp.

Mặt khác, phát triển điện mặt trời mái nhà là giải pháp sử dụng tiết kiệm, hiệu quả quy hoạch đất đai dành cho năng lượng.

Từ cơ sở khoa học, thực tiễn, pháp lý, Nghị định cần xác định rõ nội hàm, mục tiêu, phạm vi đối tượng là tổ chức, cá nhân lắp đặt điện mặt trời mái nhà theo hình thức tự sản, tự tiêu, không kinh doanh và có kinh doanh, từ đó đưa ra các cơ chế chính sách khuyến khích, quy định an toàn, phòng cháy, chữa cháy tương ứng.

Cụ thể, đối với hộ dân, công sở, toà nhà văn phòng... lắp đặt điện mặt trời mái nhà để tự sản, tự tiêu (không kinh doanh) thì xây dựng những bộ hồ sơ mẫu, đơn giản hoá tối đa thủ tục (trừ những công trình có yêu cầu đặc biệt về an toàn, phòng cháy, chữa cháy).

Đối với các doanh nghiệp đầu tư điện mặt trời mái nhà để sử dụng, đồng thời lắp đặt thêm thiết bị lưu trữ điện năng thì cần có mức giá hợp lý, cùng phương án hỗ trợ về tài chính, lãi suất, thuế.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu về điều kiện kỹ thuật, chính sách tài chính, cũng như cơ chế phân cấp tối đa cho địa phương trong phát triển điện mặt trời mái nhà./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động