RSS Feed for Hệ sinh thái năng lượng toàn cầu đang thay đổi (Phần 1) | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 27/12/2024 01:45
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Hệ sinh thái năng lượng toàn cầu đang thay đổi (Phần 1)

 - Thế giới chi khoảng 6.000 tỷ USD mỗi năm cho hệ sinh thái, tương đương khoảng 6% GDP toàn cầu. General Electric (GE) - Tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kỳ có kinh nghiệm hàng đầu thế giới về hệ sinh thái này, từ những khâu tiền khai thác, sản xuất, phát điện đến phân phối. Có thể nói, đây là lĩnh vực "sở trường" của GE, và lĩnh vực này đang trải qua một cuộc chuyển đổi vĩ đại. Dưới đây là nhận định về những yếu tố cơ bản của General Electric.

Xu hướng năng lượng xanh là không thể đảo ngược
Lưới điện siêu nhỏ cho đảo xa

1. Nhu cầu hiệu quả

Nhu cầu năng lượng tăng theo sự tăng trưởng của các nền kinh tế. Trong một thế giới có khách hàng ngày càng thông thái, các công nghệ giám sát điện năng và đang phải chiến đấu với biến đổi khí hậu, nhu cầu về năng lượng hiệu quả ngày càng rõ ràng.

Tại Đông Nam Á, các nền kinh tế liên tục tăng trưởng làm nhu cầu năng lượng và nhu cầu sử dụng năng lượng hiệu quả tăng cao. Các tiêu chuẩn về năng lượng tối thiểu và các tiêu chuẩn về hiệu quả sử dụng năng của khu vực này đã có những tác động không nhỏ ở khu vực này.

Trong tương lai, vấn đề hiệu quả sẽ còn được quan tâm nhiều hơn. Các công ty năng lượng truyền thống sẽ buộc phải thích nghi với cường độ năng lượng giảm, nhưng vấn đề lớn hơn cần giải quyết là xây dựng cơ sở vật chất để sẵn sàng thích nghi với môi trường mới này.

2. Quản lý nhu cầu

Vấn đề sắp xếp quản lý nhu cầu (Demand side management - DSM) giữa các công ty sản xuất điện năng và những khách hàng sử dụng nhiều điện năng để giảm lượng nhu cầu vào giờ cao điểm đã tồn tại hàng thế kỷ. Ngày nay, sự ra đời của các thiết bị thông minh, DSM cho thấy tiềm năng có thể được thực hiện ở quy mô lớn hơn, kể cả với từng khu dân cư riêng lẻ. Mảnh đất màu mỡ này hứa hẹn cơ hội cho DSM.

Một danh mục năng lượng đa dạng và vai trò ngày càng quan trọng của năng lượng tái tạo đồng nghĩa với việc quản lý nhu cầu vào giờ cao điểm sản xuất năng lượng tái tạo có thể quan trọng hơn giờ cao điểm tiêu dùng điện năng. Với cam kết sử dụng năng lượng tái tạo ở Đông Nam Á, khả năng quản lý nhu cầu có thể tạo ra sự khác biệt rõ rệt. Cộng đồng kinh tế ASEAN và những chính sách năng lượng của khu vực sẽ tạo đà cho khả năng này phát triển ở quy mô lớn hơn.

3. Điện hóa vạn vật

Với ô tô điện, tàu hỏa chạy điện và thiết bị công nghiệp chạy điện, thị trường tiệu thụ năng lượng thế giới đang ngày càng chuyển dịch từ động cơ đốt trong động cơ chạy điện.

Vận chuyển người và hàng hóa chiếm 25% tổng năng lượng tiêu thụ toàn cầu năm 2016. Các quy định về phát thải các bon ngày càng nghiêm ngặt và chi phí phương tiện giao thông chạy điện ngày một giảm là những yếu tố củng cố vị trí của phương tiện giao thông điện trong lĩnh vực điện hóa vạn vật.

Trên bản đồ thế giới điện hóa vạn vật, Đông Nam Á đã rớt lại phía sau nhưng những cam kết của chính phủ Malaysia trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ các phương tiện giao thông chạy điện hứa hẹn một bước chuyển mình trong tương lai của khu vực này.

4. Sản xuất điện phân tán

Xu hướng chuyển đổi từ "sản xuất điện tập trung" sang "sản xuất điện khi cần" sẽ là sự chuyển đổi quan trọng của những năm tới. Các yếu tố như giá thành phải chăng của điện mặt trời và các công nghệ khác, việc ứng dụng sản xuất điện phân tán và mức độ tin cậy của nguồn điện từ các nhà máy phân tán, hệ thống giám sát cung - cầu điện năng từ xa sẽ là những yếu tố then chốt trong quá trình chuyển đổi này.

Mô hình này đã được ứng dụng thành công ở tỉnh Gorontalo (Indonesia) năm 2015 và đã phân phối 100MW điện năng sản xuất tại chỗ để nhanh chóng đáp ứng các nhu cầu của lưới điện địa phương. Dự án này đã trở thành một hình mẫu công nghệ có sức lan tỏa mạnh trong quá trình chuyển đổi về năng lượng ở Đông Nam Á.

5. Giảm lượng phát thải các bon

Giảm phát thải các bon là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình chuyển đổi trong lĩnh vực năng lượng. Sự dịch chuyển theo hướng giảm lượng khí thải CO2 sẽ được thực hiện bằng hai cách: giảm phát thải CO2 nhờ tăng hiệu suất phát điện từ nhiên liệu hóa thạch và giảm phát thải CO2 bằng cách đa dạng hóa nguồn điện năng, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo.

Bên cạnh việc gia tăng sử dụng năng lượng tái tạo một cách rộng khắp, than đá sẽ vẫn giữ vai trò quan trọng trong sản xuất điện ở Đông Nam Á. Do đó, nâng hiệu suất của các nhà máy điện chạy than lên mức cao nhất có thể là yếu tố vô cùng quan trọng anh hưởng tới lượng phát thải khí CO2. Chỉ cần hiệu suất của các nhà máy điện than toàn cầu nâng lên mức 40% thì lượng khí thải CO2 giảm đi đã tương đương với lượng phát thải của toàn Đông Nam Á.

NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

 

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động