RSS Feed for Hệ lụy từ giá năng lượng đến kinh tế thế giới - Việt Nam có ngoại lệ? | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 25/04/2024 21:26
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Hệ lụy từ giá năng lượng đến kinh tế thế giới - Việt Nam có ngoại lệ?

 - Kể từ khi diễn ra xung đột Nga - Ukraine, nhiều hệ lụy khiến nền kinh tế toàn cầu chao đảo. Việc gián đoạn nguồn cung năng lượng ảnh hưởng đến mọi thứ (từ giá lương thực, giá điện, cho đến tâm lý của người tiêu dùng...). Tổng hợp dưới đây của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ cho chúng ta nhìn lại các cú sốc về giá năng lượng (kể từ năm 1979) và 3 hệ lụy của nền kinh tế thế giới, cũng như Việt Nam từ việc giá năng lượng tăng cao.
Giá than đối với ngành than, nhiệt điện than Việt Nam [Kỳ cuối]: Tác động và hướng xử lý Giá than đối với ngành than, nhiệt điện than Việt Nam [Kỳ cuối]: Tác động và hướng xử lý

Giới chuyên môn dự báo, tại Việt Nam, kinh tế đang trên đà hồi phục sau đại dịch Covid-19, cùng với nhu cầu sử dụng điện tăng trong trong mùa nắng và việc các mỏ than đang ngày càng cạn kiệt; cạnh đó, từ đầu năm 2022, việc triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh than gặp rất nhiều khó khăn đặc thù... đây là một trong những nguyên nhân khả năng dẫn đến giá than trong nước tăng cao trong năm 2022 và những năm sau.

Giá than đối với ngành than, nhiệt điện than Việt Nam [Kỳ 2]: Hiện trạng và nhu cầu Giá than đối với ngành than, nhiệt điện than Việt Nam [Kỳ 2]: Hiện trạng và nhu cầu

Việt Nam là nước đang phát triển, do vậy, nhu cầu năng lượng sơ cấp (trong đó có than) trong thời gian tới dự kiến tiếp tục tăng cao đạt đỉnh vào giai đoạn năm 2030 - 2035, sau đó sẽ giảm dần do nhiều nhà máy điện than sẽ dừng hoạt động vào giai đoạn sau năm 2035.

Giá than đối với ngành than, nhiệt điện than Việt Nam [Kỳ 1]: Dự báo thị trường quốc tế Giá than đối với ngành than, nhiệt điện than Việt Nam [Kỳ 1]: Dự báo thị trường quốc tế

Trong chuyên đề này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ đề cập đến các loại giá than; tình hình và biến động giá than trên một số thị trường thế giới, khu vực giai đoạn 2011-2020, dự báo giá than thế giới trong giai đoạn tới. Tiếp đến là phân tích thực trạng giá thành, giá than, sản lượng than khai thác nội địa và nhập khẩu của Việt Nam thời gian qua, dự báo nhu cầu than của Việt Nam đến năm 2045 và ảnh hưởng của giá than đến ngành than, nhiệt điện than, cũng như các chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Nhìn lại các cú sốc về giá năng lượng kể từ năm 1979:

Để đối phó với giá cả tăng vọt, nhiều nước OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) đã phải dùng tới nguồn dự trữ xăng dầu chiến lược. Trên thực tế, kể từ tháng 3/2022, Mỹ đã bán 1 triệu thùng dầu mỗi ngày từ nguồn dự trữ. Điều này khiến giá xăng giảm mạnh gần đây, nhưng dự báo, năm 2023 do thiếu nguồn cung nên giá vẫn tăng.

Dữ liệu đồ họa từ Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy: Trong nửa thế kỷ trở lại đây, nhân loại đã chứng kiến nhiều cú sốc năng lượng, và những cú sốc này đã tạo nên lạm phát, ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế chung cả hiện tại lẫn trong tương lai.

Dưới đây là sơ đồ về giá năng lượng của ba mốc tăng giá nhiên liệu kể từ năm 1979 (đơn vị tính: $/bbl: thùng dầu tương đương).

Năm

Dầu thô

Khí thiên nhiên

Than

2022 (dự báo)

$93

$170

$61

2008

$127

$100

$46

1979

$119

$72

$33

Theo số liệu trên, giá dầu thô năm 2022 được dự báo là $93/thùng dầu tương đương. Để so sánh, trong các cú sốc giá năm 2008 và 1979, giá dầu thô trung bình lần lượt là $127 và $119/thùng.

Điều đặc biệt là mức tăng giá năng lượng 2022 rất đặc thù, tăng vọt cho mọi nhiên liệu, khiến nhiều quốc gia như Đức và Hà Lan lại tìm đến than đá để bù đắp cho sự gián đoạn nguồn cung dầu. Trong khi đó, giá khí đốt tự nhiên của châu Âu lại tăng cao kỷ lục.

Giá thực phẩm cũng tăng đột biến, bởi nó được “chống lưng” từ chi phí đầu vào cao của nhiên liệu, hóa chất và phân bón. Giá hàng hóa nông nghiệp được dự báo sẽ tăng 18% vào năm 2022. Giá phân bón có thể tăng 70%, lý do Nga cũng là quốc gia thống trị thị trường phân bón toàn cầu, Nga xuất khẩu phân bón nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới.

Ba hệ lụy từ giá năng lượng tăng cao:

1. Chống lưng cho lạm phát toàn cầu:

Theo phân tích của WB: Giá dầu ảnh hưởng tới 64% biến động giá lương thực. Cụ thể, năm 2022, lạm phát đã trở thành một hiện tượng toàn cầu, tác động 100% các nước tiên tiến, 87% các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển. Khoảng 2/3 các nền kinh tế tiên tiến và hơn một nửa các thị trường mới nổi có mức lạm phát cao hơn mức lạm phát mục tiêu vào năm 2021. Điều này khiến việc quản lý tiền tệ thắt chặt hơn.

Các nước có mức lạm phát trên mức mục tiêu:

Tên thị trường/năm

2019

2020

2021

Tháng 4 - 2022

Thị trường mới nổi và đang phát triển

20%

20%

55%

87%

Các nước tiến tiến

9%

8%

67%

100%

Mức tăng lạm phát ở Mỹ tương ứng với việc tăng lãi suất kể từ những năm 1980:

Giai đoạn

CPI cốt lõi khi bắt đầu chu kỳ

Lãi suất

1979-81

9,3%

9,0 p.p (%)

1983-84

4,6%

3,0 p.p

1986-89

3,6%

4,0 p.p

1994-95

2,8%

3,0 p.p

1999-00

2,0%

1,75 p.p (%)

2004-06

1,9%

4,25 p.p.

2015-19

2,1%

2,25 p.p

2022-23

6,4%

2,75 p.p

Khi Mỹ nhanh chóng thắt chặt chính sách tiền tệ để đối phó với áp lực giá cả, thì các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển đã học được nhiều kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng tài chính trong quá khứ, nhất là bài học chi phí đi vay cao hơn.

2. Tăng trưởng toàn cầu chậm lại:

Các cú sốc về giá năng lượng có thể gây ra những trở ngại lớn cho triển vọng tăng trưởng toàn cầu, dưới đây là các kịch bản tăng trưởng toàn cầu:

Kịch bản tăng trưởng toàn cầu/năm

2021

2022

2023

Cơ sở

5.7%

2.9%

3.0%

Khi FED thắt chặt lãi suất

2.6%

2.4%

Khi giá năng lượng tăng đột biến

2.2%

1.6%

Yếu tố COVID-19

2.1%

1.5%

3. Ảnh hưởng tới an ninh lương thực và bất ổn xã hội:

Ngay cả trước cú sốc giá năng lượng năm 2022, tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu đã xuất hiện do đại dịch Covid-19. Nay lại càng trầm trọng hơn vì áp lực lạm phát gia tăng. Cụ thể, số người bị “mất an toàn lương thực” tăng nhanh (đơn vị: triệu người):

Khu vực/năm

2020

2021

Cận Sahara châu Phi

97

119

Trung Đông và Bắc Phi

30

32

Nam Á

16

29

Châu Mỹ Latinh và Caribe

12

13

Tình trạng thiếu lương thực kéo dài và giá lương thực cao có thể khiến hàng triệu người rơi vào tình trạng “đứt bữa”. Ngoài ra, giá nhiên liệu và lương thực cao có liên quan đến các cuộc biểu tình đông người, bạo lực chính trị và bạo loạn.

Ví dụ: Tại Sri Lanka và Peru đã xuất hiện ​​bạo loạn gia tăng, còn Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập phải đối mặt với bất ổn xã hội khi chi phí sinh hoạt tăng nhanh và tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng trầm trọng.

Theo WB: Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các cú sốc về giá dầu là một hạn chế lớn đối với tăng trưởng kinh tế. Khi cuộc chiến ở Ukraine tiếp tục, triển vọng thị trường năng lượng chưa rõ ràng, yếu tố địa chính trị có thể ảnh hưởng đến biến động giá dầu và các tác động tương ứng từ khủng hoảng năng lượng gây ra.

Việt Nam liệu có ngoại lệ?

Mặc dù kinh tế thế giới nói chung và Mỹ nói riêng đã có trên 2 quý suy giảm liên tiếp, kinh tế và tổng cầu thế giới suy giảm, điều này có tác động, nhưng không nhiều tới thương mại quốc tế của Việt Nam. Bởi đa số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là hàng tiêu dùng thiết yếu (như hàng dệt may, da giày, sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản). Lý do ngay cả khi suy thoái, người dân vẫn phải sử dụng những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu nói trên. Qua phân tích sơ bộ này cho thấy kinh tế Việt Nam chịu tác động không nhiều từ "làn sóng tăng lãi suất" của các quốc gia trên thế giới.

Về năng lượng năm 2021, Việt Nam chúng ta tiêu thụ 257 tỷ kWh, với trên 97 triệu dân. Như vậy, bình quân đầu người là 2.650 kWh/năm. Theo Ngân hàng Thế giới (WB) với GDP 370 tỷ USD thì mỗi kWh tương ứng với 1,4 USD GDP. Giá điện hiện tại của Việt Nam dành cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh 0,077 USD/kWh tương đương với 1.771 đồng/kWh, giá điện cho tiêu dùng gia đình là 0,082 USD/kWh tương đương với 1.886 đồng/kWh.

Qua số liệu trên cho thấy, các nước phát triển đại diện là Hoa Kỳ, Nhật, Đức tiêu thụ điện thấp so với GDP làm ra. Trung Quốc và Nga đều tiêu thụ nhiều so với GDP. Tuy nhiên, nếu so sánh với PPP thì chỉ số so sánh này thu hẹp lại.

Việt Nam có quy mô kinh tế tính theo đầu người rất thấp nên tiêu thụ điện trên đầu người thấp. So sánh với GDP thì nền kinh tế của chúng ta gia công nhiều, giá trị GDP dựa vào sản xuất và tiêu thụ năng lượng lớn. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia quốc tế, giá điện của Việt Nam thuộc loại rẻ. Số liệu 2021 của Việt Nam cho thấy sản lượng điện chiếm 46% từ than, 30,6% thuỷ điện, 10,9% mặt trời, 10,3% khí đốt, 1,3% gió.

Về sản xuất, kinh doanh điện năng của Việt Nam bị tác động thế nào khi giá nhiên liệu đầu vào tăng cao? Theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2022 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy: Doanh thu bán hàng đạt 221.231 tỷ đồng, tăng hơn 4% so với cùng kỳ, nhưng giá vốn bán hàng lại tăng hơn 225.440 tỷ đồng, khiến lỗ gộp từ bán hàng, dịch vụ hơn 4.200 tỷ đồng.

Như vậy, tính chung kết quả sau thuế hợp nhất, EVN đang lỗ 16.586 tỷ đồng, mặc dù các loại chi phí khác của EVN thay đổi không đáng kể so với cùng kỳ (như chi phí tài chính tăng 2,4%, chi phí quản lý giảm 2,3% và chi phí bán hàng giảm 4,8%).

Sở dĩ có khoản lỗ này, theo EVN là do chi phí giá nhiên liệu đầu vào sản xuất điện (như than, dầu, khí) trong nước và thế giới tăng đột biến từ đầu năm đến nay làm chi phí sản xuất điện tăng rất cao.

Cũng cần biết rằng, với chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân của nhà nước, giá điện được giữ nguyên từ năm 2019 đến nay và dự kiến cả trong năm 2022 giá điện không tăng. Hơn nữa, trong các năm 2020 và 2021, EVN còn hỗ trợ giảm tiền điện cho các hộ nghèo và một số doanh nghiệp không dưới 3 lần trong đại dịch Covid-19, tổng cộng số tiến hỗ trợ lên tới 16.950 tỷ đồng. Theo nhiều chuyên gia nhận định, dư địa để giá điện Việt Nam thấp sẽ hầu như không còn, cần thiết phải có lộ trình điều chỉnh giá theo các biến động thị trường, đảm bảo đủ bù đầu vào cho EVN, cũng như nhiều doanh nghiệp sản xuất điện khác [1].

Về giá than, kể từ khi xung đột Nga - Ukraine, giá than đã vượt xa mức tăng của dầu thô, khí tự nhiên và các loại năng lượng truyền thống khác. Theo dữ liệu của Trading Economics: Giá than ngày 19/9 ghi nhận ở mức 439 USD/tấn, tăng 147.32% so với cùng kỳ năm ngoái.

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy: Tính đến hết ngày 15/7, kim ngạch nhập khẩu than của Việt Nam vào khoảng 4,7 tỷ USD, bình quân khoảng 5,8 triệu đồng/tấn, gấp gần 3 lần so với giá bình quân nhập khẩu than cùng kỳ 2021 (tổng kim ngạch 2,1 tỷ USD, bình quân giá than là 2,1 triệu đồng/tấn).

Trong 7 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu gần 19,55 triệu tấn than các loại, giảm 37,4% so với cùng kỳ năm 2021, nhưng kim ngạch đạt gần 5 tỷ USD, tăng tới 120,5%, tương ứng tăng 2,73 tỷ USD. Tương tự, đối với giá khí LNG thế giới, cuộc xung đột Nga - Ukraine đã khiến giá tăng cao và có thể giữ đến hết năm 2022.

Như vậy, giá than trước đây khoảng 60 - 70 USD/tấn, nhưng nay đã tăng lên hơn 220 USD/tấn. Giá khí LNG cũng thay đổi 6 - 8 USD/triệu BTU, thì nay lên khoảng 20 USD/triệu BTU.

Về giá xăng, dầu, hiện nay, nhà nước giảm thuế xăng, dầu có thể kiềm chế tác động tiêu cực của phản ứng tăng giá dây chuyền. Tuy nhiên, ở góc độ cân đối vĩ mô, nhà nước giảm bất kỳ khoản thu nào cũng lại ảnh hưởng các chi tiêu khác.

Một vấn đề đặt ra, khi giá năng lượng tăng, người dân trong nước cho rằng: Chúng ta thu nhập thấp thì không nên so sánh với các nước giàu có thu nhập tính theo đầu người gấp 5, đến 10 lần. Tuy nhiên, thực tế, Việt Nam vẫn đang phải nhập khẩu xăng dầu từ bên ngoài theo giá thị trường thế giới. Do đó, việc biến động giá lên xuống như một điều tất yếu.

Có thể nói rằng, năm 2022, tình hình kinh tế, chính trị thế giới diễn biến phức tạp, giá xăng dầu tăng, lạm phát có xu hướng tăng cao, các nền kinh tế lớn thu hẹp quy mô nới lỏng chính sách tiền tệ, tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại. Các tổ chức quốc tế đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 từ 4,4% xuống 3,6%.

Trong bối cảnh đó, nền kinh tế Việt Nam vẫn có sự tăng trưởng ổn định, mặc dù giá xăng dầu tăng đã kéo theo tỷ lệ lạm phát có chiều hướng tăng lên, giá cả các mặt hàng phục vụ đời sống và sản xuất của doanh nghiệp cũng có nhiều biến động.

Tuy nhiên, phải khẳng định ngay rằng, với sự vào cuộc của các cấp chính quyền, bộ, ngành và sự quyết liệt trong điều hành nền kinh tế vĩ mô của Chính phủ đã khiến sự tăng giá của các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống của người dân ổn định, kinh tế phát triển, nhất là bối cảnh sau khi đại dịch Covid-19 tạm lắng./.

KHẮC NAM - CHUYÊN GIA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

(THEO: BVC/EN/CN - 9/2022)


[1] Năm 2021 tổng điện sản xuất và nhập khẩu của Việt Nam là 256,7 tỷ kWh. Sản lượng điện từ EVN chiếm tỷ lệ 49,8% tổng điện sản xuất toàn quốc, 50,2% là điện từ các doanh nghiệp ngoài EVN.


Link tham khảo:

1/ https://blog.vantagecircle.com/creativity-at-work/

2/ https://www.eenews.net/articles/what-the-1970s-teaches-about-todays-energy-crisis/

3/ https://congthuong.vn/kinh-te-viet-nam-chiu-tac-dong-nhu-the-nao-tu-lan-song-tang-lai-suat-cua-cac-quoc-gia-216355.html

4/ https://congthuong.vn/gia-nang-luong-nhin-tu-the-gioi-ve-viet-nam-180840.html

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động