RSS Feed for Giải pháp về năng lượng cho các quốc gia Thái Bình Dương | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 19/09/2024 10:11
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Giải pháp về năng lượng cho các quốc gia Thái Bình Dương

 - Các quốc gia Thái Bình Dương đã đưa ra cam kết chung là không sử dụng loại dầu diesel, hay các sản phẩm khác từ xăng dầu - nhiên liệu thể gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu, khiến mực nước biển dâng cao và đe dọa nhấn chìm các quốc đảo Thái Bình Dương nhỏ bé này.

Tất cả các nguồn năng lượng ở Thái Bình Dương đều sẽ được thay thế bằng các dạng năng lượng sạch trong tương lai.


Năng lượng sạch đang là ưu tiên cho chính sách phát triển năng lượng của các quốc gia Thái Bình Dương

Quần đảo nhỏ bé Tokelau, gồm ba đảo san hô nhỏ nằm ở giữa New Zealand và đảo Hawaii đang lên kế hoạch đến cuối năm nay sẽ hoàn thành mục tiêu tự đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình bằng năng lượng sạch. Trong đó, xăng sinh học chiết xuất từ dừa và năng lượng mặt trời sẽ là nguồn năng lượng chính của quần đảo này.

Tại cuộc hội thảo cấp bộ trưởng tuần qua, được tổ chức bởi Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc và chính phủ Barbados, các lãnh đạo của quần đảo Tokelau đã đưa ra lời tuyên thệ: sẽ quyết tâm hoàn thành mục tiêu đề ra trong tương lai.

Quần đảo Cook Island và Tuvalu đã đưa ra mục tiêu đến năm 2020, sẽ đáp ứng tất cả các nhu cầu về điện bằng nguồn năng lượng tái tạo.

Trong khi đó, đảo quốc St. Vincent và Grenadlines tại vịnh Caribbean lại hướng đến mục tiêu đến năm 2020, sẽ đáp ứng 60%  nhu cầu về điện từ  nguồn năng lượng tái tạo.

Trích lời thủ tướng đảo Cook, ông Henry Puna thì: Tôi biết đây là một mục tiêu đầy tham vọng, nhưng thú thật là tôi rất nóng lòng thực hiện nó. Mục tiêu đề ra không hề quá khó khăn chút nào, nó sẽ là động lực để thúc đẩy chúng tôi đi lên.

Ông Puna cho biết thêm: 15 % quỹ hỗ trợ từ New Zealand đang được chúng tôi sử dụng để nhập khẩu dầu diesel. Một quốc gia mà phụ thuộc quá nhiều vào năng lượng thì đó là một quốc gia có nền “độc lập què quặt”.

Ông Puna muốn được hỗ trợ khoảng 10 triệu USD để đầu tư nâng cấp dịch vụ sức khỏe, xã hội và đào tạo cho gần 20.000 cư dân đảo Cook đang sinh sống trên 15 hòn đảo, với tổng diện tích là 2.2 triệu km2 của quốc đảo này.

Chính phủ đảo Cook đang bắt đầu lên kế hoạch xây dựng các trạm pin năng lượng mặt trời và các cánh đồng tua bin gió. Gần như mỗi ngôi nhà tại thủ đô đều được trang bị bình nóng lạnh sử dụng năng lượng mặt trời.

Ông Puna tiết lộ: Kế hoạch tái cấu trúc ngành năng lượng đã được lên kế hoạch từ chiến dịch vận động tranh cử thủ tướng năm 2010. Thời gian đầu người dân không mấy quan tâm đến kế hoạch của ông, nhưng không ngờ chỉ vài năm sau, vấn đề này dường như đã đi sâu vào trong tiềm thức của họ.

Ông khẳng định thêm về quan điểm của mình: Trong tiềm thức của mỗi con người đều tồn tại ý thức bảo vệ môi trường, điều này được truyền lại từ tổ tiên chúng ta, những con người đã sinh tồn dựa “mẹ đất, mẹ biển”.

Tại vùng Rakahanga, phía bắc đảo Cook, Nhật Bản đang hỗ trợ về vốn và công nghệ nhằm hiện đại hóa ngành năng lượng xanh của quốc gia này. Còn chính phủ New Zealand lại hỗ trợ cho các vùng phía Nam đảo Cook.

Đông Timor - quốc gia hiện vẫn chưa hoàn thành mạng lưới điện quốc gia, đã cam kết rằng, đến năm 2020, một nửa lượng điện sử dụng tại quốc gia này sẽ từ năng lượng tái tạo. Trước mắt, Đông Timor đang lên kế hoạch phủ kín lưới điện trên khắp quốc gia, đến năm 2015 sẽ không một gia đình nào tại Dili - thủ đô của Đông Timor phải nấu ăn bằng cách đun bếp củi.

Nhưng tin xấu là gần đây, tại các quốc gia Bắc Mỹ và Liên minh châu Âu đã lên kế hoạch xây dựng các cánh đồng tua bin gió cả ở trên cạn, lẫn biển đã vấp phải sự phản đối dữ dội từ dư luận do những lo ngại về ảnh hưởng của các tua bin gió gây ra tiếng ồn và ảnh hưởng đến những cư dân sống gần đó.

Trước tình hình trên thì ông Puna nhận xét: Có thể sẽ có vài quan điểm bất đồng tương tự, khi đảo Cook triển khai các tua bin gió. Nhưng tôi nghĩ là một khi người dân hiểu ra được lợi ích từ các tua bin gió đem lại thì vấn đề chắc chắn sẽ được giải quyết một cách êm thấm.

Số liệu gần đây của Liên Hợp Quốc cho thấy, chi phí nhập khẩu dầu của các quốc gia Thái Bình Dương chiếm đến 30% tổng sản phầm quốc nội. Giá dầu mỏ được chào bán tại các quốc gia này thường rất đắt đỏ do chi phí vận chuyển cao.

Trong Hội nghị cấp Bộ trưởng giữa các quốc gia Thái Bình Dương tuần qua, các đại biểu đều phàn nàn rằng, dù họ đã ra sức tìm giải pháp cho hiện tượng nóng lên toàn cầu, nhưng nỗ lực của họ sẽ là vô vọng nếu như cộng đồng quốc tế vẫn chưa thể cùng nhau đưa ra được một hành động nào thiết thực như cách họ đang triển khai.

Điều này sẽ đẩy các quốc đảo Thái Bình Dương đến nguy cơ bị nhấm chìm, khi thời tiết toàn cầu tnóng lên, các khối băng ở cả hai cực tan rã và kéo theo đó là mực nước biển dâng cao.

 

                                                             Hữu Quang (NangluongVietnam.vn)

 

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động