RSS Feed for tại quốc gia Thứ sáu 26/04/2024 12:16
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Áp dụng công nghệ nhiệt phân trong xử lý phế thải tại CH Séc (Kỳ 2)

Áp dụng công nghệ nhiệt phân trong xử lý phế thải tại CH Séc (Kỳ 2)

Sử dụng nhiệt phân trong các quá trình xử lý phế thải như một hướng tiềm năng đối với Cộng hòa Séc. Với việc lắp đặt các trạm thí điểm công nghệ này một cách không liên tục và sử dụng nhiệt độ thấp cũng đủ để thấy rõ việc áp dụng phương án xử lý phế thải này vẫn đang ở giai đoạn ban đầu tại quốc gia này. Tuy nhiên, với những thành công đã thu được tại một số công nghệ đã thử nghiệm, rất cần được Cơ quan Bảo vệ Môi trường CBM (EIA) thông qua để có thể đưa vào áp dụng đại trà hơn. Trên cơ sở đo đạc thực tế và luận cứ khoa học, những hoạt động và công trình của Viện IET tại Đại học Kỹ thuật VŠB của Ostrava sẽ hỗ trợ và đưa ra nhiều giải pháp để khắc phục những hạn chế liên quan đến công nghệ nhiệt phân trong xử lý phế thải hiện nay.
Hệ thống Siêu lưới điện EU - sức mạnh của sự đoàn kết (Kỳ 2)

Hệ thống Siêu lưới điện EU - sức mạnh của sự đoàn kết (Kỳ 2)

Ông Justin Wilkes, chuyên viên cao cấp tại Hiệp hội Năng lượng Gió châu Âu (EWEA) nhận xét, một khi Hệ thống siêu lưới điện của EU hoàn thành, nó không chỉ kết nối các trung tâm điện gió xa xôi ở ngoài khơi với lưới điện chung của tất cả các quốc gia thành viên mà quan trọng hơn là tất cả các nguồn năng lượng tái tạo khác và hơn cả là các nguồn năng lượng truyền thống, cũng sẽ được kết nối thành một hệ thống khăng khít. Chính điều này sẽ tạo lên một sức mạnh tổng hợp cho EU… Đó là nội dung mà NangluongVietnam sẽ giới thiệu đến bạn đọc trong Kỳ 2, Hệ thống siêu lưới điện của EU - sức mạnh của sự đoàn kết, bài viết của tác giả Charles Kennedy, chuyên gia chính trị và năng lượng đang làm việc tại Học viện Thương mại Quốc tế châu Âu (EIBA) phân tích về các vấn đề liên quan đến kế hoạch xây dựng Hệ thống siêu lưới điện EU.
Dầu mỏ liệu có  thể trở thành "phép màu" trong bầu cử tổng thống Mỹ lần thứ 45?

Dầu mỏ liệu có thể trở thành "phép màu" trong bầu cử tổng thống Mỹ lần thứ 45?

Nước Mỹ - cường quốc hàng đầu trên thế giới, luôn muốn chứng tỏ hình ảnh một siêu cường hùng mạnh, vững chãi tuyệt đối và không phải phụ thuộc vào bất kỳ một quốc gia nào khác. Nhưng sự thật là trong lĩnh vực năng lượng, Mỹ lại phụ thuộc vào rất nhiều vào các quốc gia lớn, nhỏ trên khắp thế giới. Để bảo đảm trọn vẹn quyền lực của một siêu cường và trấn an dư luận người dân Mỹ, chính quyền ông Obama gần đây đang nỗ lực thực hiện một cuộc “cách mạng năng lượng Mỹ” nhằm đáp ứng các mục tiêu về an ninh năng lượng tại quốc gia này. Chưa vội bàn luận đến khía cạnh thành công hay thất bại của cuộc cách mạng này, nhưng truyền thông Mỹ và cả thế giới có thể chắc chắn một điều rằng, những vấn đề như “cách mạng năng lượng Mỹ” hay “nước Mỹ độc lập về năng lượng” sẽ là đề tài tranh luận nóng hổi được đem ra mổ xẻ, trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ cuối năm nay. NangluongVietnam.vn xin giới thiệu bài phân tích về mối liên hệ giữa chính sách năng lượng Mỹ và cuộc bầu của tổng thống Mỹ năm 2012, của ông Jen Alic, chuyên gia năng lượng, đồng thời là người sáng lập của Công ty tư vấn tài chính ISA, Bosnia and Herzegovina.
Hậu Fukushima và tương lai điện hạt nhân toàn cầu (Kỳ 1)

Hậu Fukushima và tương lai điện hạt nhân toàn cầu (Kỳ 1)

Tháng 3/2011, thế giới dường như bàng hoàng trước những tin tức dồn dập về “thảm họa hạt nhân Fukushima” tại Nhật Bản. Suốt một thời gian dài sau đó, truyền thông toàn cầu liên tục đưa ra những bình luận về hậu quả sự cố hạt nhân Fukushima và đặt ra một câu hỏi lớn cho ngành năng lượng hạt nhân thế giới là: Liệu ngành năng lượng hạt nhân toàn cầu có đủ an toàn, để được quy hoạch thành một nguồn năng lượng chính của nhân loại trong tương lai hay không? Để giúp độc giả có được câu trả lời đáng tin cậy nhất, NangluongVietnam xin giới thiệu bản báo cáo thường niên của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) nhận định về tình hình năng lượng hạt nhân toàn cầu hậu Fukushima.
Quốc gia có tiềm năng địa nhiệt lớn thứ 2 thế giới

Quốc gia có tiềm năng địa nhiệt lớn thứ 2 thế giới

Cấu tạo địa chất của Philippines rất phức tạp và bất ổn, động đất và núi lửa là hai thảm họa thiên nhiên thường diễn ra tại quốc gia này. Philippines vốn là một dải quần đảo dài hình thành nên, mà các đảo này lại chính là những cao nguyên rộng lớn xen kẽ những dải núi lửa cổ xưa, đã ngừng hoặc tạm ngừng hoạt động trên biển Đông. Cấu tạo địa chất phức tạp cùng với nhiều ngọn núi lửa đang âm ỷ hoạt động không chỉ đem lại cho Philippines toàn bất lợi, rủi ro, mà còn đi kèm nó là tiềm năng khai thác địa nhiệt vô cùng lớn cho quốc gia này.
Giải pháp về năng lượng cho các quốc gia Thái Bình Dương

Giải pháp về năng lượng cho các quốc gia Thái Bình Dương

Các quốc gia Thái Bình Dương đã đưa ra cam kết chung là không sử dụng loại dầu diesel, hay các sản phẩm khác từ xăng dầu - nhiên liệu thể gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu, khiến mực nước biển dâng cao và đe dọa nhấn chìm các quốc đảo Thái Bình Dương nhỏ bé này.
Phiên bản di động