RSS Feed for Dự báo nhu cầu than Việt Nam tới năm 2050 bằng phương pháp luận Nhật Bản | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ tư 25/12/2024 08:32
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Dự báo nhu cầu than Việt Nam tới năm 2050 bằng phương pháp luận Nhật Bản

 - Trong điều kiện của Việt Nam (nền kinh tế - xã hội có nhiều biến động, đã trải qua thời kỳ chiến tranh, số liệu thống kê chưa được thống nhất) đây là một bài toán đòi hỏi phương pháp luận để giải tương đối phức tạp. Để khắc phục vấn đề nêu trên, sau đây Đề án cố gắng áp dụng phương pháp luận dự báo dựa trên chương trình “Simple_E”. Theo đánh giá chung, cho đến nay, đây là phương pháp luận dự báo tương đối phù hợp (khách quan, có thể dự báo dựa trên nhiều tham số phụ thuộc khác nhau), tương đối chính xác và đơn giản của Viện kinh tế Năng lượng (Nhật Bản)...

TS. NGUYỄN THÀNH SƠN

Phương pháp luận

Ngay từ năm 1996, tác giả của Đề án cùng các chuyên gia của ngành Điện và của các nước ASEAN khác đã được tham dự lớp tập huấn cấp tốc để sử dụng Chương trình Simple_E do Viện Kinh tế Năng lượng Nhật Bản tổ chức tại Tokyo.

Sau đó, khi được thắng thầu để soạn thảo Tổng sơ đồ (Qui hoạch) phát triển ngành Than Việt Nam giai đoạn 2000-2010 (đã được Phó thủ tướng Trần Đức Lương phê duyệt năm 2003) tác giả đã áp dụng thành công Simple_E trong quá trình dự báo nhu cầu than của Việt Nam để làm cơ sở cho việc lập Qui hoạch. Những số liệu dự báo về nhu cầu than trong nước khi đó đã được thực tế chứng minh là rất sát (sai số chỉ khoảng +0,5-1 triệu tấn). Phần sản lượng “về trước kế hoạch 5 năm” của Vinacomin chỉ là sản lượng than dùng thêm cho xuất khẩu theo nhu cầu tự thân của Vinacomin.

Trong các biểu đồ trình bày kết quả dự báo dưới đây: (i) tạm lấy mốc thời gian cho các số liệu thống kê đến trước năm 2006 khi bắt đầu có dấu hiệu sẽ xảy ra khủng hoảng tài chính; (ii) phần màu xanh là số liệu thống kê thực tế; và (iii) phần màu đỏ là số liệu dự báo.

Kết quả có thể tóm tắt như sau:

Dự báo các chỉ tiêu cơ bản có liên quan

Dự báo về dân số

Theo phương pháp luận chung, dân số được dự báo bằng mô hình hồi qui theo thời gian. Kết quả dự báo dân số của Việt Nam đến năm 2050 sẽ đạt khoảng 137,2 triệu người. Mức sai số kỹ thuật của dự báo là từ -0,3 đến +0,5 triệu người. Hệ số tương quan đạt 0,999.

MÔ HÌNH DỰ BÁO DÂN SỐ CỦA VNtr.người (POPActual & Simulation)
1. POP; AR,999; R%,31; M%,29; G%(1,9/1,1); [POP=-2319(-41)+1,198(43)*YEAR-0,907*(-2319,12+1,1982*LAG1.YEAR-LAG1.POP)] & [ Linear Trend; Constant Adjusted]

 

Dự báo về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Chỉ tiêu chủ yếu về tăng trường kinh tế là GDP. Theo dự báo của Đề án, GDP của Việt Nam vào năm 2050 nếu dự báo theo hàm hồi qui có 2 biến độc lập “GDP & Thời gian” sẽ đạt khoảng 378 tỷ U$, tương đương với thu nhập bình quân tính trên đầu người khi đó là 4427 U$/năm. Mức sai số kỹ thuật của kết quả dự báo là từ -2 đến + 6 tỷ U$. Hệ số tương quan đạt 0,990.

MÔ HÌNH DỰ ABSO GDP VN, tỷ USD (Actoal & Simulation)
2. GDP; AR,990; R%127; M%110; G%(6,33/3,84); [GDP=-35313(-7,8)+17,07(7,9)*YEAR-0,989*(-35313,2+17,0688*LAG1.YEAR-LAG1.GDP)] & [Linear Trend; Constant Adjusted]

Dự báo về tiêu dùng năng lượng sơ cấp của Việt Nam

Tiêu dùng năng lượng sơ cấp của Việt Nam tính theo Nhiêu liệu qui chuẩn (7000 kcal/kg) đến năm 2050:

- Nếu tính theo hàm hồi qui “Tiêu dùng năng lượng & Thời gian”, sẽ đạt 132,3 triệu tấn. Sai số kỹ thuật của dự báo là từ -1,5 đến 2,0 triệu tấn. Hệ số tương quan đạt 0,982.

MÔ HÌNH DỰ BÁO TIÊU DÙNG NĂNG LƯỢNG SƠ CẤP (PECActual Simulation)
3. PEC; AR,982; R%160; M%137; G%(3,45/3,97); [PEC=-13165(-7,4)+6,355(7,4)*YEAR-0,989*(-13165,4+6,35498*LAG1.YEAR-LAG1.PEC] & [Linear Trend; Constant Adjusted]

- Nếu dự báo theo hàm hồi qui với 3 biến độc lập “Tiêu dùng năng lượng & Thời gian & GDP & Dân số” sẽ đạt 130,4 triệu tấn. Sai số kỹ thuật của dự báo là từ -1 đến 0,8 triệu tấn. Hệ số tương quan đạt 0,992.

PECActual & Simulation
4. PEC; AR,992; R%157; M%134; G%(3,45,3,95): [PEC=983,1(0,91)-0,5054(-0,91)*YEAR+0,3608(0,81)*POP+0,3355(12)*GDP-0,81*(983,142-0,505449*LAG1.YEAR+0,360753*LAG1.POP+LAG1.GDP-LAG1.PEC)] & [Linear Trend; Constant Adjusted]

 

Dự báo về nhu cầu than của Việt Nam

Trên cơ sở dự báo các chỉ tiêu vĩ mô của nền kinh tế (dân số, GDP, tiêu dùng năng lượng) như trên, sau đây Đề án cũng ứng dụng chương trình Simple_E để dự báo về nhu cầu than của Việt Nam dựa trên các mô hình hồi qui khác nhau. Kết quả thu được có sự khác biệt khá lớn so với nhu cầu than đã được dự báo trong các Tổng sơ đồ và Qui hoạch phát triển của ngành Than và ngành Điện.

Kết quả dự báo của Đề án có sai số kỹ thuật bình quân chung là +3,8 triệu tấn và với hệ số tương quan của hàm hồi qui (độ “chặt”) bình quân là 0,954.

Cụ thể được tổng hợp như trong bảng sau:

Bảng 3: Dự báo nhu cầu than của Việt Nam đến năm 2050:

N0

Mô hình dự báo nhu cầu than của Việt Nam với các hàm hồi qui có số biến khác nhau

Nhu cầu than, triệu tấn

Sai số kỹ thuật, triệu tấn

Hệ số tương quan

2020

2030

2040

2050

1

1 biến: Thời gian

66,0

86,0

105,9

125,9

+ 5

0,941

2

2 biến: Thời gian & GDP

72,3

105,0

142,2

183,6

+3

0,969

3

2 biến: Thời gian & Dân số

68,1

88,8

109,5

130,3

-5/+ 4

0,940

4

2 biến: Thời gian & Tiêu dùng năng lượng

92,1

147,1

212,9

288,3

+ 2

0,984

5

2 biến: Thời gian & Nhiệt điện

65,7

85,6

105,4

125,3

+5

0,936

6

3 biến: Thời gian & Nhiệt điện & Xi măng

67,0

87,4

107,8

128,2

+5

0,932

7

5 biến: Thời gian & Nhiệt điện & Xi măng & Phân bón hóa chất & VLXD

57,3

73,4

89,4

105,5

-2,5/+ 1,5

0,976

 

Bình quân

70

96

125

155

+3,8

0,954

Qua bảng trên ta thấy: nhu cầu về than của nền kinh tế Việt Nam được dự báo thấp hơn nhiều so với các dự tính trong các tổng sơ đồ phát triển của ngành Điện và ngành Than.

Sau đây là các mô hình toán học (các hàm hồi qui) và các đồ thị được Simple_E hiển thị tự động các kết quả dự báo cụ thể về nhu cầu than của nền kinh tế Việt Nam dựa trên các tham số khác nhau (các hàm hồi qui khác nhau) qua các năm đến năm 2050 như sau:

- Nếu dự báo theo hàm hồi qui về “Nhu cầu than & Thời gian”: sẽ đạt 125,9 triệu tấn, với sai số kỹ thuật + 5 triệu tấn. Hệ số tương quan đạt 0,941.

Mô hình dự báo COALActual & Simulation
5. COAL; AR,941; R%13; M%13; G%(12,76/2,61); [COAL=-77513(-3,2)+37,12(3,2)*YEAR-0,989*(-77513+37,2071*LAG1.YEAR-LAG1.COAL)] & [Linear Trend; Constant Adjusted]

- Nếu dự báo theo hàm hồi qui “Nhu cầu than & Thời gian & GDP” sẽ đạt 183,6 triệu tấn. Sai số kỹ thuật +3 triệu tấn. Hệ số tương quan đạt 0,969.

Mô hình dự báo COALActual & Simulation
6. COAL; AR,969; R%39; M%34; G%(12,76/3,64); [COAL=2181(1,9)-1,098(-1,9)*YEAR+0,8556(5,7)*GDP-0,49*(2181,28-1,09822*LAG1.YEAR+0,855556*LAG1.GDP-LAG1.COAL)] & [Linear Trend; Constant Adjusted]

- Nếu dự báo theo hàm hồi qui “Nhu cầu than & Thời gian & Dân số” sẽ đạt 130,3 triệu tấn. Sai số kỹ thuật của dự báo từ -5 triệu tấn đến + 4 triệu tấn. Hệ số tương quan đạt 0,940.

Mô hình dự báo COALActual & Simulation
7. COAL; AR,940; R%17; M%17;G%(12,76/2,62); [COAL=-76499(-3,1)+36,14(3,1)*YEAR+6,783(0,88)*POP-0,989*(-76499,1+36,1435*LAG1.YEAR+6,78269*LAG1.POP-LAG1.COAL)] & [Linear Trend; Constant Adjusted]

- Nếu dự báo theo hàm hồi qui “Nhu cầu than & Thời gian & Tiêu dùng năng lượng” sẽ đạt288,3 triệu tấn. Sai số kỹ thuật của dự báo là + 2 triệu tấn. Hệ số tương quan đạt 0,984.

Mô hình dự báo COAL: Actual & Simulation
8. COAL: AR,984; R%95; M% 82; G%(12,76/4,58); [COAL=1412(3,7)-0,7138(-3,7)*YEAR+2,549(13)*PEC-0,056*(1411,66-0,713803*LAG1.YEAR+2,54885*LAG1.PEC-LAG1.COAL)] & [Linear Trend; Constant Adjusted]

- Nếu dự báo theo hàm hồi qui “Nhu cầu than & Thời gian & Nhiệt điện”, sẽ đạt 125,3 triệu tấn. Sai số kỹ thuật của dự báo là +5 triệu tấn. Hệ số tương quan đạt 0,936.

Mô hình dự báo COAL: Actual & Simulation
9. COAL: AR;936; R%13; M%13; G%(12,76/2,6); [COAL=-75148(-2,6)+36,07(2,6)*YEAR+0,13740(0,18)*ELEC-0,989*(-75148,2+36,0716*LAG1.YEAR+0,13742*LAG1.ELEC-LAG1.COAL)] & [Linear Trend; Constant Adjusted]

- Nếu dự báo theo hàm hồi qui “Nhu cầu than & Thời gian & Nhiệt điện & Xi măng”, sẽ đạt128,2 triệu tấn. Sai số kỹ thuật của dự báo +5 triệu tấn. Hệ số tương quan đạt 0,932.

Mô hình dự báo COALActual & Simulation
10. COAL; AR,932; R%15; M%15; G%(12,76/2,63); [COAL=-87247(-2,3)+41,89(2,3)*YEAR+0,2853(0,35)*ELEC-0,3453(-0,52)*CM-0,989*(-87247,4+41,8905*LAG1.YEAR+0,285275*LAG1.ELEC-0,345313*LAG1.CM-LAG1.COAL)] & [Linear Trend; Constant Adjusted]

 

- Nếu dự báo theo hàm hồi qui “Nhu cầu than & Thời gian & Nhiệt điện & Xi măng & Phân bón hóa chất & VLXD”, sẽ đạt 105,5 triệu tấn. Sai số kỹ thuật của dự báo từ -2,5 đến + 1,5 triệu tấn. Hệ số tương quan đạt 0,976.

Mô hình dự báo COAL: Actual & Simulation
11. COAL; AR,976; R%2,7; M%-2,2; G%(12,76/2,42); [COAL=1742(4,1)-0,8763(-4,1)*YEAR+1,898(3,3)*ELEC+0,3232(1,2)*CM+0,01074(2,9)*FERTI-0,04297(-0,038)*BRICK--0,451*(1741,69-0,876291*LAG1.YEAR+1,89822*LAG1.ELEC+0,323184*LAG1.CM+0,0107375*LAG1.FERTI-0,0429683*LAG1.BRICK-LAG1.COAL)] & [Linear Trend; Constant Adjusted]

Lưu ý:

- Các mô hình toán học được sử dụng để dự báo (các hàm hồi qui) phần lớn đều thuộc dạng tuyến tính và nhiều biến. Số biến được chọn theo yêu cầu/tính chất của việc dự báo.

- Các kết quả dự báo trên tương đối khách quan và phản ánh gần đúng thực trạng do quá trình tính toán đều được Simple_E chạy tự động.

- Việc thu thập các số liệu thống kê của Việt Nam tương đối phức tạp, và khó chính xác (vì nền kinh tế Việt Nam trải qua các bước ngoặt: sau khi thống nhất đất nước - năm 1975, chuyển sang giai đoạn đổi mới từ năm 1986, và bắt đầu chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực từ năm 2007).

- Độ chính xác của kết quả dự báo sẽ cao hơn nếu các số liệu thông kê được thu thập theo các quí trong năm (sẽ tính được các yếu tố “mùa” “vụ” của ngành năng lượng (sản xuất nhiệt điện và khai thác than). Tuy nhiên, để làm được việc này cần có nhiều thời gian.

NangluongVietnam.vn

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động