Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (giai đoạn đến hết năm 2025)
09:24 | 28/10/2023
Theo nguồn tin riêng của Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Chiều ngày 26/10/2023, kết quả giếng khoan thăm dò do Liên doanh Dầu khí Innovation (SK) và Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đang thực hiện ở cấu tạo Hà Mã Vàng trong Lô 16-2 đã phát hiện dầu khí. Từ kết quả thử vỉa, tính sơ bộ lưu lượng đạt khoảng 3.500 thùng dầu/ngày và khí đồng hành. |
Chuỗi khí, điện Lô B - Ô Môn: Chính phủ đề nghị nghiên cứu đề xuất của giới chuyên gia Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, ngày 13/9/2023, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số: 7027/VPCP-CN gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về việc nghiên cứu, xử lý theo thẩm quyền và quy định trong triển khai Chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn theo đề xuất của Tạp chí Năng lượng Việt Nam gửi Thủ tướng Chính phủ. (Báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền). |
Đề án nhằm đạt được các mục tiêu như sau:
1/ Xây dựng và phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn công nghiệp năng lượng hàng đầu đất nước, khu vực, phù hợp với xu thế phát triển mới, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng mới.
2/ Có vị trí và vai trò nòng cốt trong việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Luật Dầu khí, Điều lệ tổ chức và hoạt động, có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao phù hợp với điều kiện Việt Nam.
3/ Góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.
4/ Củng cố, phát triển PVN và các đơn vị thành viên, đặc biệt là các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực chủ đạo, tạo thành chuỗi giá trị gia tăng của ngành dầu khí, có tiềm lực mạnh về tài chính, khoa học công nghệ, có sức cạnh tranh cao, hoạt động hiệu quả, phát triển bền vững, chủ động mở rộng thị trường, tích cực hội nhập quốc tế.
5/ Huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển PVN và ngành Dầu khí Việt Nam.
6/ Thực hiện tái cơ cấu, tổ chức, kiện toàn theo mô hình Tập đoàn kinh tế bao gồm Công ty mẹ - PVN và các công ty thành viên, hoạt động phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển, quy hoạch phát triển ngành Dầu khí Việt Nam được Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
7/ Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại, tập trung giữ vững những lĩnh vực cốt lõi, lĩnh vực kinh doanh chính, thoái toàn bộ vốn tại các lĩnh vực, doanh nghiệp không thuộc lĩnh vực kinh doanh chính.
8/ Thực hiện cơ cấu lại nguồn lực tài chính từ nguồn lực tự có, nguồn lực cần bổ sung.
9/ Giữ vững vị trí là nhà cung cấp các nguồn khí (LPG, LNG, CNG...) hàng đầu của Việt Nam.
10/ Đẩy mạnh phát triển hóa dầu, chế biến sâu các sản phẩm khí và dịch vụ dầu khí chất lượng cao.
11/ Phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, năng lượng mới như điện gió ngoài khơi, năng lượng biển, H2, NH3... theo sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền, nhiên liệu phát thải cacbon thấp... phù hợp với định hướng chuyển dịch năng lượng, bảo vệ môi trường.
12/ Tích cực xử lý các dự án, công trình, doanh nghiệp vướng mắc, tồn tại (nếu có) theo nguyên tắc thị trường, tuân thủ quy định của pháp luật và phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
13/ Áp dụng phương thức quản trị hiện đại; rà soát, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; hoàn thiện hệ thống quy trình, quy chế nội bộ, công khai, minh bạch thông tin, bộ máy tổ chức tinh gọn, hiệu lực hiệu quả, sắp xếp lại nguồn nhân lực phù hợp với năng lực, trình độ, từng cấp cán bộ.
14/ Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nội bộ và kiểm soát rủi ro; phát hiện sớm và kịp thời xử lý các tồn tại, yếu kém; tuân thủ các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của pháp luật.
15/ Phấn đấu doanh thu toàn Tập đoàn tăng trưởng bình quân từ 3% - 6,5%/năm, tăng thu ngân sách hàng năm khoảng 10%.
16/ Cơ cấu lại để PVN mạnh mẽ hơn, đặc biệt là tham gia xây dựng các nhà máy điện tái tạo, góp phần phát triển công nghiệp điện tái tạo.
PVN tiếp tục là công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:
Theo kế hoạch, Công ty mẹ - PVN tiếp tục là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (phù hợp Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ).
Các đơn vị trực thuộc:
- Giữ nguyên Trường Cao đẳng Dầu khí (PVCollege) như hiện nay, nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Giữ nguyên Viện Dầu khí Việt Nam (VPI), nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế hoạt động phù hợp theo quy định.
- Xây dựng phương án chuyển giao/cơ cấu lại Trường Đại học Dầu khí (PVU) khả thi phù hợp.
- Giải thể Chi nhánh PVN - Công ty Điều hành đường ống Tây Nam bảo đảm phù hợp với định hướng chuyển nhượng phần vốn góp tại BCC Lô B - Ô Môn.
Đến hết năm 2025, hầu hết các doanh nghiệp thành viên là công ty cổ phần, mô hình tinh gọn:
Đến hết năm 2025, hầu hết các doanh nghiệp thành viên là công ty cổ phần, mô hình tổ chức tinh gọn, có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động hiệu quả, có trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất hiện đại tương đương với các nước trong khu vực, đáp ứng đầy đủ chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp. Hình thành đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, có trình độ cao, phẩm chất đạo đức tốt.
Củng cố, phát triển một số doanh nghiệp thành viên có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế trong các lĩnh vực kinh doanh chính của PVN. Có thể xem xét việc thành lập mới công ty, chi nhánh (nếu có), sáp nhập, hợp nhất, mua bán, sáp nhập một số đơn vị có ngành nghề, lĩnh vực hoạt động phù hợp để tập trung nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động sau khi thực hiện cơ cấu lại, xử lý tồn tại, nâng cao hiệu quả./.
BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM