RSS Feed for Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025 | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 23/12/2024 11:12
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025

 - Chính phủ vừa phê duyệt Đề án tái cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đến năm 2025 (Quyết định số: 1263/QĐ-TTg, ngày 27/10/2023).
Các chỉ tiêu tài chính của TKV được bảo đảm, duy trì tốt Các chỉ tiêu tài chính của TKV được bảo đảm, duy trì tốt

Dù đối mặt với không ít khó khăn, thử thách khi đại dịch Covid-19 hoành hành kéo dài, cùng với những tác động của tình hình kinh tế, chính trị thế giới, biến động giá cả thị trường vật tư, xuất nhập khẩu… song Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước đầu tư, báo cáo tài chính các năm đều có lãi, bảo đảm quy định về hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu ở mức an toàn, thấp hơn giới hạn quy định của Nhà nước, hoàn thành toàn diện kế hoạch sản xuất, kinh doanh 5 năm (2018 - 2022).

Phát triển bền vững, TKV hướng đến mục tiêu doanh nghiệp ‘xanh’ Phát triển bền vững, TKV hướng đến mục tiêu doanh nghiệp ‘xanh’

Trong chiến lược phát triển bền vững, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) luôn xác định rõ: “Từ tài nguyên và nguồn nhân lực đi lên giàu mạnh; hài hoà với môi trường; hài hoà với địa phương và cộng đồng”; phát triển sản xuất, kinh doanh phải gắn liền với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững theo hướng kinh tế xanh, thân thiện với môi trường.

TKV và những bước tiến mạnh mẽ về công nghệ khai thác than TKV và những bước tiến mạnh mẽ về công nghệ khai thác than

Với vai trò là tập đoàn kinh tế trụ cột của đất nước về năng lượng, là công cụ điều tiết vĩ mô của Chính phủ, vị thế của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) ngày được khẳng định. Kế thừa và phát huy truyền thống ngành Than, TKV đã đẩy nhanh tốc độ phát triển một cách bền vững, đáp ứng nhu cầu than trong nước, luôn đảm bảo vai trò cung ứng năng lượng cho các ngành sản xuất trọng điểm, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghệ hóa, hiện đại hóa đất nước.

Theo đề án, TKV vẫn theo mô hình Công ty mẹ - con. Công ty mẹ TKV (nhà nước nắm giữ 100 vốn điều lệ) thực hiện đồng thời hai chức năng chủ yếu là: Sản xuất, kinh doanh; và đầu tư vốn vào các công ty con. Các công ty con kinh doanh các ngành nghề, dự án mà công ty mẹ không trực tiếp thực hiện.

Mục tiêu của đề án là đưa TKV thành tập đoàn kinh tế nhà nước mạnh, có trình độ công nghệ hiện đại, từng bước đáp ứng các chuẩn mực quốc tế, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm; góp phần đảm bảo an ninh năng lượng. Doanh thu đến 2025 của TKV hướng đến 853.500 tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 108.100 tỷ đồng

4 ngành nghề kinh doanh chính của tập đoàn gồm: Công nghiệp than; khoáng sản - luyện kim; điện; vật liệu nổ công nghiệp.

Ngoài ra còn một số ngành, nghề liên quan đến nhóm kinh doanh chính như: Công nghiệp cơ khí; hoá chất, vật liệu xây dựng; quản lý khai thác cảng, vận tải, kho bãi; xây dựng.

Tùy theo từng thời điểm, tình hình kinh doanh, TKV có thể bổ sung các ngành nghề khác sau khi được Thủ tướng chấp thuận.

Đề án cũng nhấn mạnh vào các hoạt động nâng cao hiệu quả quản trị về tài nguyên, đầu tư, chi phí.

Ví dụ: Với quản trị tài nguyên, TKV sẽ tập trung cho việc xin giấy phép thăm dò, khai thác mỏ. Trong quản trị đầu tư, TKV sẽ huy động nguồn lực để triển khai các dự án trọng điểm, các dự án đầu tư thiết bị để nâng cao sản lượng, tăng năng lực đào lò, đầu tư các trung tâm chế biến.

Với quản trị chi phí, đề án đề cập nhiều đến cơ chế tuyển dụng, chi trả lương thưởng. Phương châm đặt ra cho TKV là ít người nhưng thu nhập cao; tiền lương bình quân của người lao động tăng nhưng chi phí lương của doanh nghiệp giảm; tiếp tục giảm tuyệt đối số lượng lao động; tăng tỷ trọng lao động trực tiếp, giảm tỷ trọng lao động gián tiếp trên cơ sở xã hội hóa toàn bộ công việc phục vụ trong doanh nghiệp; chỉ tuyển người chưa qua đào tạo với những ngành nghề mà thị trường không đáp ứng được.

Về sản xuất, Tập đoàn phải tập trung nâng cao hiệu quả, tiếp tục áp dụng tin học hóa, cơ giới hoá, tự động hoá vào sản xuất. Với sản xuất điện, TKV sẽ xây dựng định hướng tham gia thị trường bán lẻ điện cạnh tranh đến 2025, tầm nhìn 2030.

Yêu cầu về thoái vốn tại các doanh nghiệp mà TKV nắm giữ cổ phần cũng được đặt ra. TKV sẽ nắm giữ 100% vốn điều lệ tại 1 công ty; giữ từ 65% vốn trở lên tại 10 công ty; 50 - 65% vốn ở 9 công ty. 15 công ty còn lại tập đoàn nắm giữ dưới 50% vốn hoặc 0%.

Tập đoàn tiếp tục hợp nhất các cặp công ty con (có hơn 65% vốn) bao gồm: Công ty cổ phần Than Cọc Sáu và Công ty cổ phần Than Đèo Nai; Công ty cổ phần Than Núi Béo và Công ty cổ phần Than Hà Lầm. Công ty cổ phần Cromite Cổ Định - Thanh Hóa thực hiện thoái vốn theo đề án riêng; Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng và Công ty TNHH MTV Môi trường sắp xếp theo đề án riêng theo phê duyệt của cấp thẩm quyền.

Nguồn vốn thu được từ thoái vốn sẽ dùng để phát triển các dự án mới. Ngoài ra, TKV cũng được mở rộng thêm các kênh huy động dài hạn như phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, các sản phẩm tài chính ngân hàng bên cạnh phương thức huy động tài chính truyền thống./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động