Chia sẻ kiến thức về triển khai dự án điện mặt trời áp mái
15:51 | 12/11/2018
Ưu đãi cho CBCNV ngành điện khi lắp điện mặt trời áp mái
Giải pháp BySolarPower để phát triển điện mặt trời
Các học viên tham gia Tuần tập huấn sẽ có cơ hội tiếp cận các kiến thức chuyên ngành về các khía cạnh khác nhau từ kỹ thuật, thương mại đến pháp lý trong quy trình phát triển dự án điện mặt trời áp mái, nhằm thu hút các nhà đầu tư quốc tế; đồng thời đáp ứng được yêu cầu của các bên cho vay vốn với mục tiêu nhân rộng ứng dụng điện mặt trời áp mái tại Việt Nam.
Đặc biệt, tất cả các khía cạnh cần thiết để xây dựng một hồ sơ dự án đạt tiêu chuẩn quốc tế sẽ được giới thiệu tại khóa tập huấn.
Trọng tâm của khóa học là phát triển dự án điện mặt trời áp mái cho các khách hàng thương mại và doanh nghiệp (C&I) trực tiếp tiêu thụ điện mặt trời.
Chương trình đào tạo không chỉ tập trung vào kiến thức cơ bản mà còn cung cấp những kinh nghiệm thực tế được chia sẻ bởi các chuyên gia đến từ các công ty Đức: Photovoltaik-Institut Berlin AG và Asia Counsel. Photovoltaik-Institut Berlin AG là một công ty có trụ sở tại Berlin, cung cấp các dịch vụ tư vấn kỹ thuật trọn gói cho các dự án điện mặt trời. Asia Counsel là một công ty luật của Đức có văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp luật trong nhiều lĩnh vực bao gồm các dự án năng lượng tái tạo.
Ông Simon Bittner, Cố vấn phát triển dự án PDP của GIZ, cho biết: “Thông qua Tuần tập huấn Đức - Phát triển dự án, chúng tôi đặt mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng những kinh nghiệm từ các công ty Đức trong việc phát triển và ứng dụng công nghệ điện mặt trời áp mái. Tuần tập huấn cũng là diễn đàn cho việc chuyển giao công nghệ và giải pháp cũng như kết nối doanh nghiệm nhằm thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp Đức và Việt Nam.”
Hiện tại, thị trường điện mặt trời Việt Nam được các đối tác quốc tế đánh giá là một trong những thị trường năng động và tiềm năng nhất trong khu vực, sau chính sách pháp luật đầu tiên về điện mặt trời (Quyết định 11/2017/QĐ-TTg được ban hành vào tháng 4/2017).
Quyết định 11 cũng tạo nền tảng pháp lý cho việc thu hút đầu tư tư nhân vào phân khúc điện mặt trời áp mái tại các đơn vị công nghiệp và thương mại tiêu thụ điện năng cao.
Tuy nhiên, khả năng tài chính hạn chế của các khách hàng địa phương cũng như sự thiếu kinh nghiệm trong phát triển dự án của các nhà thầu trong nước, dẫn đến việc các dự án không đáp ứng các điền kiện vay vốn của các nhà đầu tư nước ngoài. Đấy cũng chính là các trở ngại chính trong việc triển khai các dự án điện mặt trời áp mái tại Việt Nam.
TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM