Cập nhật tiến độ các dự án điện: Thái Bình 2, Long Phú 1, Sông Hậu 1
05:42 | 10/04/2020
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 1]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 2]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 3]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 4]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 5]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 6]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 7]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 8]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 9]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 10]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 11]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 12]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 13]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 14]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 15]
Báo cáo mới nhất (ban hành ngày 7/4) của Ban chỉ đạo Quốc gia về Phát triển Điện lực cho biết: Nhận thức được tầm quan trọng của việc phải tiếp tục triển khai, hoàn thành các dự án, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, Thường vụ Đảng ủy, HĐTV, ban Tổng giám đốc PVN đã, đang và sẽ tiếp tục đưa ra các giải pháp cần thiết (bên cạnh những giải pháp sẽ được cấp thẩm quyền hướng dẫn, chấp thuận).
Theo đó, PVN chỉ đạo các bên liên quan (Ban QLDA, nhà thầu) bám sát các nội dung quy định của Hợp đồng đã ký. Đồng thời tăng cường sử dụng hiệu quả tư vấn giám sát trong quá trình xử lý, theo dõi dự án, tập trung mọi nguồn lực, phấn đấu hoàn thành các dự án (Thái Bình 2, Long Phú 1, Sông Hậu 1) trong thời gian sớm nhất, hạn chế tối đa những rủi ro, thất thoát cho Nhà nước và để giảm thiểu mức độ chậm tiến độ hoàn thành so với kế hoạch. Cụ thể:
1/ Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2:
Trong thời gian qua, PVN đã thường xuyên tổ chức họp giao ban công trường, chỉ đạo Tổng thầu PVC, Ban QLDA rà soát, cập nhật tiến độ chi tiết (kèm theo giải pháp khả thi) để quản lý, giám sát thực hiện, phấn đấu đưa dự án hoàn thành trong năm 2021.
Về vướng mắc liên quan đến sử dụng vượt vốn (chủ sở hữu), trên cơ sở báo cáo của PVN, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương đã báo cáo Ban Cán sự Đảng Chính phủ về việc cho phép chủ đầu tư được tiếp tục sử dụng vốn chủ sở hữu để giải ngân cho dự án.
Cụ thể, ngày 17/1/2020, Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã có Công văn số 1292-CV/BCSĐCP cơ bản thống nhất các nội dung đã được Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương báo cáo và trình Ban Bí thư cho ý kiến. Tiếp đến, ngày 10/2/2020, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương có Văn bản số 86-BC/BCSĐ xin ý kiến Ban Bí thư, trong đó kiến nghị xem xét, cho ý kiến chỉ đạo về 2 nội dung:
Một là: Đồng ý chủ trương về việc phải tiếp tục thực hiện, hoàn thành dự án Nhiệt điện Thái Bình 2.
Hai là: Thống nhất việc HĐTV PVN sử dụng vốn chủ sở hữu để tiếp tục thực hiện dự án. Giao Ban Cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp (UBQLV) và HĐTV PVN chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định. Ngày 20/2/2020, Thường trực Chính phủ đã chủ trì họp với các bộ, ban, ngành, UBQLV, PVN và đã có Thông báo kết luận số 42/TB-VPCP ngày 25/3/2020 giao cho UBQLV, PVN thống nhất phương án sử dụng vốn chủ sở hữu để tiếp tục thực hiện, hoàn thành dự án đạt hiệu quả.
Theo báo cáo của cơ quan chỉ đạo Quốc gia về Phát triển Điện lực, hiện tại tiến độ tổng thể dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 đã đạt 84,88%. Trong thời điểm này, các bên liên quan đang tập trung thực hiện công tác mua sắm vật tư, nhiên liệu, thiết bị, tập trung nhân lực phục vụ chạy thử và hoàn thiện công tác xây dựng nhà máy.
Đặc biệt, một số hệ thống, thiết bị đã hoàn thành công tác chạy thử và đáp ứng yêu cầu như:
(i) Hệ thống cung cấp nước ngọt đã hoàn thành lắp đặt, chạy thử cấp nước nhà máy.
(ii) Hệ thống xử lý nước và nước thải đã hoàn thành lắp đặt, chạy thử hệ thống sản xuất nước khử khoáng đạt yêu cầu.
(iii) Sân phân phối 220 kV đã nhận điện và cấp điện chạy thử nhà máy.
(iv) Hệ thống PCCC, HVAC, điện trung thế, hạ thế, lò hơi phụ, khí nén đã hoàn thiện lắp đặt và đang tiến hành chạy thử…
Hiện nay, dự án đang chờ chấp thuận của cấp thẩm quyền về chủ trương cho phép PVN được tiếp tục dùng nguồn vốn chủ sở hữu giải ngân để hoàn thành dự án.
Về nguyên nhân chính dẫn đến dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 có nguy cơ (tiếp tục) bị chậm tiến độ, theo nhận định của Ban chỉ đạo Quốc gia về Phát triển Điện lực, có ba vấn đề lớn như sau:
Một là: Về cơ chế, từ gần 2 năm nay, PVN đã gửi nhiều văn bản kiến nghị các bộ, ban, ngành Trung ương tháo gỡ cơ chế cho dự án. Mặc dù đã được các bộ, ngành cơ bản đồng thuận, nhưng đến nay UBQLV, Chính phủ vẫn chưa có quyết sách cuối cùng để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, đặc biệt là kiến nghị về việc sử dụng vốn chủ sở hữu vượt tỷ lệ cơ cấu nguồn vốn của dự án.
Hai là: Về nguồn vốn cho dự án được thực hiện theo phương án cơ cấu 30/70 (vốn chủ sở hữu/vốn vay) và việc giải ngân vốn vay nước ngoài còn lại, cũng như tìm kiếm nguồn vay tiếp gần như là không thể. Đến nay, PVN chưa đủ cơ sở pháp lý cấp vốn để giải ngân, thanh toán cho các công việc thực hiện từ năm 2019.
Ba là: Nhiều cán bộ của Tổng thầu PVC và chủ đầu tư có biểu hiện tâm lý lo sợ các rủi ro pháp lý nên xin chuyển công tác, số còn lại thiếu quyết liệt trong việc triển khai dự án, đặc biệt trong xử lý các phát sinh. Càng về sau, Tổng thầu càng khó khăn trong việc đảm bảo hình thành, duy trì nguồn nhân lực có chất lượng, kinh nghiệm quản lý tiến độ, đấu thầu, mua sắm.
2/ Dự án Nhiệt điện Long Phú 1:
Ngày 2/3/2020, PVN và Nhà thầu Power Machines (của Liên bang Nga) đã tổ chức đàm phán về các đề xuất của Nhà thầu để tiếp tục thực hiện dự án (thu xếp vốn, đồng tiền thanh toán, bảo lãnh, chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện EPC, tiến độ hoàn thành dự án…).
Đến nay, khối lượng hoàn thành công việc của dự án Nhiệt điện Long Phú 1 ước tính đạt 77,56% so với kế hoạch (100%). Luỹ kế giá trị giải ngân khoảng 11,626 nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, dự án vẫn chưa xác định được tiến độ khả thi, bởi Power Machines không giải quyết được các khó khăn, vướng mắc do ảnh hưởng của lệnh cấm vận và đề xuất PVN xem xét phương án cấu trúc lại, tăng giá, cũng như nhiều điều kiện khác không phù hợp với quy định của Hợp đồng EPC, hoặc chấm dứt thực hiện Hợp đồng EPC.
Trên thực tế, Power Machines đang đẩy ảnh hưởng của vụ việc vượt quá phạm vi mâu thuẫn kinh tế đơn thuần, có tác động nhất định tới quan hệ ngoại giao Việt - Nga. Các phương án Power Machines đề xuất để hai bên có thể tiếp tục, hoặc đồng thuận chấm dứt thực hiện Hợp đồng đều vượt quá thẩm quyền quyết định của PVN, đặc biệt là về việc tăng giá hợp đồng, miễn trừ trách nhiệm thu xếp vốn và giảm phạm vi công việc của Nhà thầu.
Về vấn đề này, PVN đang kiến nghị Bộ Công Thương chủ trì thành lập Tổ công tác Chính phủ để hỗ trợ đàm phán phương án triển khai dự án tiếp theo với sự tham gia của Power Machines theo tinh thần Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp thường trực Chính phủ về xử lý vướng mắc liên quan đến dự án Nhiệt điện Long Phú 1 (Thông báo số 200/TB-VPCP ngày 10/12/2019).
3/ Dự án nhiệt điện Sông Hậu 1:
Với dự án này, hiện PVN đang chỉ đạo Tổng thầu đẩy nhanh tiến độ các hạng mục nằm trên đường găng (cửa nhận nước, hệ thống FGD, cảng than…) nhằm bảo đảm mục tiêu đốt dầu lần đầu vào tháng 6/2020, hòa đồng bộ tổ máy 1 vào tháng 11/2020.
Tính đến thời điểm này, tổng tiến độ dự án Nhiệt điện Sông Hậu 1 đã đạt khoảng trên 80% và đã hoàn thành xây lắp, thí nghiệm đủ điều kiện để đóng điện Sân phân phối và bàn giao cho Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia quản lý, vận hành.
Căn cứ tình hình triển khai dự án, Tổng thầu đã xây dựng tiến độ hoàn thành thực tế, phấn đấu đưa vào vận hành thương mại tổ máy số 1 vào tháng 5/2021 và tổ máy số 2 vào tháng 9/2021 (phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 69/NQ-CP về phiên họp thường kỳ tháng 8 năm 2019).
Về công tác thi công, trong thời gian qua, PVN đã yêu cầu Tổng thầu và các nhà thầu phụ thực hiện các phương án khả thi để rút ngắn tiến độ (như tăng ca, làm thêm giờ, tập trung thêm nhân lực, thiết bị) để đẩy nhanh công tác thi công; chủ động đánh giá và thay thế, bổ sung nhà thầu phụ thi công không đáp ứng chất lượng, tiến độ thi công.
Theo nhìn nhận của cơ quan quản lý Nhà nước về năng lượng, thì nguyên nhân chính của việc chậm tiến độ dự án Nhiệt điện Sông Hậu 1 là do việc xử lý các vướng mắc trong quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp hệ thống khử lưu huỳnh (FGD). Mặt khác, việc xử lý các vấn đề liên quan đến thẩm định, thỏa thuận các định mức - đơn giá, thẩm tra thiết kế, dự toán bị kéo dài. Cùng với đó là năng lực và công tác tổ chức thi công thực tế của một số nhà thầu phụ chưa đảm bảo yêu cầu dẫn đến việc thiếu hụt nhân lực, máy móc, thiết bị thi công, vật tư vật liệu.
Ngoài ra, các bộ định mức, đơn giá đã được PVN, Ban QLDA, tư vấn trình Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, tuy nhiên, công tác xem xét, ban hành kéo dài (đến nay, việc áp dụng các bộ định mức mới vẫn chưa thực hiện được).
Theo nguồn tin Tạp chí chí Năng lượng Việt Nam, PVN được giao làm chủ đầu tư 8 dự án trọng điểm nguồn điện, với tổng công suất 11.400 MW. Trong đó, giai đoạn 2016 - 2020 có 3 dự án và giai đoạn 2021 - 2025 có 5 dự án. Đến nay, cả 8 dự án đều gặp khó khăn, vướng mắc và không thể hoàn thành theo tiến độ trong Quy hoạch điện VII (điều chỉnh), trong đó có 2 dự án đã giao lại cho chủ đầu tư khác thực hiện./.
NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM