RSS Feed for IEA và Bộ Công Thương thảo luận kế hoạch hợp tác giai đoạn 2025-2026 | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 21/07/2025 20:33
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

IEA và Bộ Công Thương thảo luận kế hoạch hợp tác giai đoạn 2025-2026

 - Chiều ngày 18/7/2025 tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc trực tuyến với ông Fatih Birol - Giám đốc Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA). Tại cuộc họp, hai bên đã trao đổi các nội dung liên quan đến kế hoạch triển khai các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ Biên bản ghi nhớ (MOU) đã ký giữa Bộ Công Thương và IEA và lộ trình Việt Nam trở thành quốc gia liên kết (Association country) của IEA.
Lò phản ứng hạt nhân nhỏ - Đề xuất bước khởi động triển khai Quyết định của Thủ tướng Lò phản ứng hạt nhân nhỏ - Đề xuất bước khởi động triển khai Quyết định của Thủ tướng

Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1131/QĐ-TTg, ngày 12/6/2025, Ban hành danh mục công nghệ chiến lược và sản phẩm công nghệ chiến lược. Trong đó xác định: “Lò phản ứng hạt nhân nhỏ, an toàn là một trong các công nghệ chiến lược”. Bài viết dưới đây của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam tìm hiểu một số thông tin về lò phản ứng hạt nhân nhỏ trên thế giới, chú ý một số đối tác tiềm năng của Việt Nam và đề xuất một số bước đi khởi động triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Bàn về chương trình điện hạt nhân và cơ sở hạ tầng điện hạt nhân trong điều kiện Việt Nam Bàn về chương trình điện hạt nhân và cơ sở hạ tầng điện hạt nhân trong điều kiện Việt Nam

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng ngày càng tăng và yêu cầu giảm phát thải khí nhà kính trở thành ưu tiên toàn cầu, nhiều quốc gia đang tái khẳng định vai trò của điện hạt nhân như một giải pháp chiến lược bảo đảm an ninh năng lượng và phát triển bền vững. Việt Nam, với tiềm năng tăng trưởng và vị thế trong khu vực, cũng đang từng bước tái khởi động Chương trình điện hạt nhân quốc gia sau thời gian tạm dừng. Trên cơ sở hướng dẫn của IAEA và tham chiếu kinh nghiệm quốc tế, bài viết dưới đây của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ trả lời 2 câu hỏi then chốt: Chương trình điện hạt nhân là gì và gồm những thành tố nào? Một số lĩnh vực cơ sở hạ tầng đặc thù của chương trình điện hạt nhân nên được hiểu và chuẩn bị như thế nào trong điều kiện Việt Nam?

Công nghệ và tổ chức thi công nhà máy điện hạt nhân - Gợi ý thể chế áp dụng cho Việt Nam Công nghệ và tổ chức thi công nhà máy điện hạt nhân - Gợi ý thể chế áp dụng cho Việt Nam

Với các quốc gia đang phát triển chương trình điện hạt nhân như Việt Nam, việc tiếp cận và triển khai các công nghệ điện hạt nhân cần được đặt trong một khuôn khổ thể chế phù hợp, có lộ trình rõ ràng và năng lực nội địa được chuẩn bị đầy đủ. Bài báo của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam dưới đây phân tích các đặc điểm về công nghệ và tổ chức thi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân được rút ra từ kinh nghiệm quốc tế, cũng như hướng dẫn của IAEA, đặc biệt từ tài liệu NP-T-2.5, từ đó đề xuất một số gợi ý áp dụng cho Việt Nam.

Tổng quan hướng dẫn an toàn nhà máy điện hạt nhân của IAEA - Gợi ý triển khai tại Việt Nam Tổng quan hướng dẫn an toàn nhà máy điện hạt nhân của IAEA - Gợi ý triển khai tại Việt Nam

Việc Quốc hội chính thức thông qua Luật Năng lượng Nguyên tử (sửa đổi) vào ngày 27/6/2025 đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong hành lang pháp lý phục vụ phát triển điện hạt nhân Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu cấp thiết đặt ra là sớm xây dựng và ban hành các văn bản dưới luật (bao gồm nghị định, thông tư hướng dẫn) để đưa các quy định của luật đi vào thực tiễn một cách đồng bộ, khả thi và hiệu quả.

IEA và Bộ Công Thương thảo luận kế hoạch hợp tác giai đoạn 2025-2026
Buổi họp trực tuyến giữa Bộ Công Thương và IEA.

Để triển khai các hoạt động của MOU đã ký kết giữa hai bên (ngày 4/6/2025 tại Paris - Pháp), Bộ Công Thương và IEA dự kiến triển khai Chương trình hợp tác giai đoạn 2025-2026 như sau:

1. Tổ chức hội thảo trực tuyến về hạt nhân do IEA chủ trì.

2. Tổ chức Tuần lễ khu vực Đông Nam Á về hiệu quả năng lượng (trong tháng 12 năm 2025).

3. Tổ chức hội thảo trực tiếp tại Việt Nam về tích hợp năng lượng tái tạo (VRE).

4. Xây dựng báo cáo của IEA về hệ thống lưu trữ năng lượng pin (BESS) tại Đông Nam Á - tập trung đặc biệt vào Việt Nam, Indonesia và Thái Lan.

5. Xây dựng lộ trình an ninh năng lượng ASEAN…

Về lộ trình trở thành quốc gia liên kết của IEA, Giám đốc IEA cho biết: IEA sẽ gửi thông tin cho Bộ Công Thương về các quy định và lộ trình trở thành quốc gia liên kết của IEA để Việt Nam tham khảo, triển khai.

Cụ thể, IEA và các quốc gia liên kết sẽ cùng nhau hợp tác trên ba khía cạnh khác nhau của an ninh năng lượng.

Thứ nhất: Các quốc gia liên kết sẽ bày tỏ ưu tiên chung về tầm quan trọng của việc thực hiện các biện pháp hiệu quả chung để ứng phó với các trường hợp khẩn cấp về cung cấp dầu mỏ bằng cách phát triển các hệ thống ứng phó khẩn cấp.

Thứ hai: Các quốc gia liên kết sẽ xây dựng và duy trì dự trữ khẩn cấp và hợp tác với IEA trong việc sử dụng dự trữ này khi xảy ra các trường hợp khẩn cấp.

Thứ ba: Các quốc gia liên kết sẽ hợp tác với IEA để kiểm tra mức độ sẵn sàng ứng phó với tình trạng gián đoạn nguồn cung thông qua các cuộc tập trận ứng phó khẩn cấp của IEA, đánh giá ứng phó khẩn cấp hoặc các biện pháp khác.

Hiện tại, IEA đang có 13 quốc gia liên kết. Tại khu vực Đông Nam Á (ASEAN) có Indonesia và Singapore đang là quốc gia liên kết của IEA./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động