"An ninh năng lượng trong bối cảnh biến đổi khí hậu"
15:50 | 30/01/2013
>> Mỗi năm thế giới cần chi 700 tỷ USD để phát triển năng lượng sạch
>> Phát triển công nghệ thông tin xanh, kinh nghiệm từ thế giới
>> Phê duyệt danh mục dự án chuyển hóa carbon thấp trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng
Theo đánh giá của Chương trình môi trường của Liên Hợp quốc (UNEP), Việt Nam sẽ là một trong số những quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ BĐKH. Tác động của BĐKH sẽ ảnh hưởng tới 1 - 3% GDP thực tế của Việt Nam trong năm 2050.
Ở khía cạnh an ninh năng lượng, BĐKH với những biểu hiện cụ thể như: nhiệt độ tăng, nước biển dâng, lượng mưa thay đổi, thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác được nhận định là đã, đang và sẽ tác động trực tiếp, nghiêm trọng tới nhu cầu và nguồn cung năng lượng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều thách thức đó, việc thiết lập hệ thống an ninh năng lượng của Việt Nam lại mới đang ở giai đoạn hình thành. Xu hướng đa dạng hóa nguồn cung năng lượng là chưa thực sự rõ rệt. Nguồn cung năng lượng nội địa như than, dầu và khí đốt có giới hạn.
Nhiều chuyên gia nhận định, an ninh năng lượng quốc gia đang chịu tác động kép của yêu tố "nguồn cung" và "biến đổi khí hậu".
Theo ông Nguyễn Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Năng lượng tái tạo và phát triển sạch (Viện Năng lượng), hiện trong quy hoạch phát triển ngành năng lượng của Việt Nam chưa đề cập nhiều tới tác động của BĐKH, cũng như chưa có bất cứ một lượng hóa nào về tác động của BĐKH đối với ngành năng lượng nói riêng.
Việt Nam hiện đang thiếu một quy hoạch tổng thể cho ngành an ninh năng lượng. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Viện Năng lượng và các ban, ngành chức năng cần xúc tiến việc xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá, từ đó tiến hành thiết kế chi tiết kịch bản ứng phó với BĐKH cho ngành năng lượng nói riêng.
Ở khía cạnh liên quan, GS Micheal Parsons, chuyên gia phát triển bền vững (Viện Chiến lược chính sách tài nguyên - môi trường, Bộ TN&MT) nhận định, quan trọng hơn là cần "địa phương hóa" chính sách thực thi để phù hợp với điều kiện địa lý, kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội của từng tỉnh, thành. An ninh năng lượng là vấn đề lớn không chỉ của Việt Nam mà còn là thách thức cho sự phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Để đảm bảo an ninh lương thực trong những thập niên tới, hầu hết các chuyên gia đồng tình với quan điểm, Việt Nam cần cố gắng đa dạng hóa nguồn cung năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo như khí sinh học, địa nhiệt, năng lượng gió…
Mục tiêu tới năm 2020, nâng tỷ lệ đóng góp của các nguồn cung tự nhiên lên khoảng 30% tổng nhu cầu năng lượng quốc gia. Đây cũng sẽ là hướng đi bền vững cho vấn đề năng lượng của Việt Nam trong tương lai.
CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM
Chủ tịch nước: "Chiêng có to, tiếng mới lớn"
Khi lãnh đạo và trí thức cùng nhìn một hướng
"Kiện đường lưỡi bò": Khen Philippines dũng cảm
Các Bộ trưởng hứa gì đầu năm?
Hoa Kỳ và tiền lệ tổng thống 'vịt què'
Cuộc chiến tranh lạnh phiên bản 2 Trung - Nhật bắt đầu
Chính sách đối ngoại Obama 2.0: Giữa 'bơ' và 'súng'
"Dư luận băn khoăn tự phê bình như hòa cả làng"
Nguồn: ktdt