RSS Feed for Quảng Bình và Nhiệt điện Quảng Trạch [Tạm kết] | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 24/11/2024 12:34
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Quảng Bình và Nhiệt điện Quảng Trạch [Tạm kết]

 - Có thể nói, vai trò của dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1 là rất quan trọng, trụ cột trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Bình theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Xét trên khía cạnh kinh tế, xã hội, việc xây dựng Trung tâm Điện lực Quảng Trạch có ý nghĩ vô cùng to lớn đối với khu vực và đặc biệt là tạo điều kiện để Quảng Bình phát triển dịch vụ, các ngành công nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm và tăng nguồn thu ngân sách địa phương... Mặt khác, khi đi vào vận hành, Nhiệt điện Quảng Trạch 1 sẽ bổ sung một lượng công suất lớn cho hệ thống điện, đáp ứng một phần nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng trong hệ thống điện quốc gia Việt Nam giai đoạn từ 2021 trở đi.

Quảng Bình và Nhiệt điện Quảng Trạch [Kỳ 1]
Quảng Bình và Nhiệt điện Quảng Trạch [Kỳ 2]

TẠM KẾT: VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NHIỆT ĐIỆN QUẢNG TRẠCH

TS. NGUYỄN THÀNH SƠN - HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

1. Sự cần thiết phải xây dựng Nhiệt điện Quảng Trạch 1

Ngày 18/3/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 428/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (điều chỉnh QHĐ VII). Theo đó, tổng công suất các nhà máy nhiệt điện than cần xây dựng theo từng giai đoạn được xác định như trong bảng 1:

Bảng 1. Tổng công suất nguồn nhiệt điện than cần xây dựng đến năm 2030

Giai đoạn

2016-2020

2021-2025

2026-2030

Toàn quốc (MW)

13200

16700

12800

Miền Bắc (MW)

4900

7900

6800

Nhu cầu xây dựng các nhà máy nhiệt điện chạy than như nêu trên được xem xét trong quy hoạch xuất phát từ cân bằng điện năng của toàn hệ thống điện quốc gia. Trong đó, vai trò, vị trí và tầm quan trọng của dự án nhiệt điện chạy than Quảng Trạch 1 (nói riêng) và Trung tâm Điện lực Quảng Trạch (nói chung) đã được xác định trong quy hoạch với các vai trò nhiệm vụ như sau:

Thứ nhất: Bổ sung nguồn điện còn thiếu cho miền Nam.

Các tỉnh miền Nam có nhu cầu điện để phát triển kinh tế tăng nhanh, nhưng đang và sẽ không có đủ nguồn điện tại chỗ. Từ sau 1975 đến nay, ngành điện liên tục phải xem xét cân đối để đưa điện từ các nguồn phía Bắc và miền Trung để cung cấp cho khu vực phát triển kinh tế năng động này.

Trong ngắn hạn (2017-2020) và trung hạn (2021-2025), nhiệt điện than Quảng Trạch sẽ góp phần bù đắp sự thiếu điện cho các tỉnh phía Nam. Hiện nay, một loạt các nhà máy nhiệt điện tại miền Nam (Vĩnh Tân 3, Sơn Mỹ 2, Duyên Hải 2, Long Phú 1, Long Phú 2, Long Phú 3, Sông Hậu 1, Sông Hậu 2, Trung tâm Điện lực Ô Môn, Trung tâm Điện lực Kiên Giang) đều bị chậm tiến độ. Vì vậy, dự phòng công suất thô của miền Nam thấp (dưới 15%). Nếu trừ đi công suất sửa chữa, bảo dưỡng và dự phòng sự cố thì các tỉnh miền Nam sẽ bị thiếu dự phòng công suất.

Cân bằng cung cầu điện cho thấy, miền Nam sẽ phải nhận điện từ miền Bắc và miền Trung chuyển vào. Hiện tại, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho phép Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) bổ sung đường dây 500kV tăng cường liên kết Bắc - Trung với mục tiêu trước mắt là tăng cường cung cấp điện cho miền Nam giai đoạn tới 2025. Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1 (2x600MW) nằm ở vị trí gần trung tâm phụ tải miền Nam nhất trong số các nhà máy nhiệt điện miền Bắc có thể xây dựng trong giai đoạn này. Vì vậy, việc sớm đưa nhà máy này vào vận hành năm 2021 sẽ bổ sung công suất điện năng cho hệ thống điện, góp phần đảm bảo cung ứng điện cho miền Nam trong giai đoạn ngắn và trung hạn.

Thứ hai: Tăng công suất dự phòng cho các tỉnh miền Bắc.

Theo các tính toán về cân đối điện năng toàn quốc trong dài hạn (2025-2030), nhiệt điện chạy than Quảng Trạch 1 sẽ bổ sung công suất dự phòng cho các tỉnh phía Bắc. Địa điểm thuận lợi để xây dựng các nhà máy nhiệt điện than tại khu vực Đồng bằng Bắc bộ, Đông Bắc bộ, Trung du Bắc bộ không nhiều. Trên thực tế, giai đoạn 2026-2030 chỉ có các nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 2, Hải Phòng 3 và Quảng Ninh 3 dự kiến đưa vào vận hành.

Hiện tại, ngoài Hải Phòng 3 dự kiến do Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) thực hiện thì các dự án còn lại chưa có chủ đầu tư. Trong khi đó, dự phòng chung của hệ thống điện miền Bắc trong giai đoạn này giảm xuống dưới 20%. Vì vậy, Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1 vào vận hành sẽ đáp ứng được nhu cầu của hệ thống điện toàn quốc nói chung và hệ thống điện miền Bắc nói riêng trong dài hạn.

Thứ ba: Thay thế một phần cho điện hạt nhân Ninh Thuận.

Tháng 11/2016, Quốc hội Việt Nam đã quyết định không xây dựng 4.600MW điện hạt nhân tại Ninh Thuận. Như vậy, để bù đắp thiếu hụt điện năng của các nhà máy điện hạt nhân này, cần thiết phải xây dựng thêm khoảng 2.000MW nhà máy nhiệt điện than, 2.000MW nhà máy nhiệt điện khí và tăng cường nhập khẩu điện khoảng 2.000MW.

Nhiệt điện than Quảng Trạch sẽ góp phần thay thế điện hạt nhân trong đảm bảo an ninh cung cấp điện cho hệ thống điện Việt Nam. Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1 vào vận hành sẽ đáp ứng được nhu cầu của hệ thống điện toàn quốc, tăng cường an ninh cung cấp điện.

Thứ tư: Góp phần đảm bảo hiệu quả kinh tế cho hệ thống điện quốc gia.

Nhiệt điện Quảng Trạch sẽ góp phần đảm bảo tính kinh tế cho toàn hệ thống điện khi Việt Nam không có nhiều nguồn năng lượng sơ cấp sử dụng cho phát điện. Theo cân đối cung cầu của điều chỉnh QHĐ VII, Việt Nam đã phải nhập khẩu than cho sản xất điện từ năm 2015. Tới năm 2021-2022 Việt Nam sẽ phải nhập khẩu LNG cho sản xuất điện. Về cơ cấu sản xuất điện, sản lượng nhiệt điện khí và LNG trong các năm 2025-2030 đã tăng từ 16,5% lên tới gần 20%. Các nguồn khí tự nhiên có giá thành thấp như Nam Côn Sơn, PM3 sẽ dần cạn kiệt. Các nguồn khí mới đưa vào vận hành như Cá Voi Xanh, Lô B có giá thành sản xuất khá cao; còn giá LNG nhập khẩu phải tuân theo quy luật cung cầu của thị trường thế giới. Các yếu tố trên làm cho giá thành sản xuất điện của nguồn nhiệt điện khí và LNG sẽ tăng cao. Việc đưa vào nhà máy nhiệt điện đốt than Quảng Trạch 1 với các thuận lợi về bến cảng, về công nghệ hiện đại và hiệu suất cao sẽ góp phần đảm bảo tính kinh tế của hệ thống điện.

2. Nhiệt điện Quảng Trạch 1 trong cân bằng điện năng toàn quốc

Để xác định cụ thể vai trò của Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch trong hệ thống điện quốc gia (mà cụ thể là quy mô công suất và thời điểm xuất hiện của dự án), Quy hoạch Điện VII điều chỉnh đã xem xét giải các bài toán về cân bằng công suất và cân bằng điện năng của toàn hệ thống điện quốc gia.

Kết quả phan tích cho thấy, Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1 dự kiến vận hành trong các năm 2021, 2022. Với sự vận hành của Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1, dự phòng công suất thô của hệ thống điện trong các năm 2021, 2022 đạt 35,6% và 37,3%. Hệ thống điện vận hành an toàn, đảm bảo công suất dự phòng.

Còn trong cân bằng điện năng của hệ thống điện giai đoạn 2020-2030, Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1 nằm ở phần lưng và đáy của biểu đồ phụ tải, với Tmax từ 5200h/năm đến 5500h/năm trong giai đoạn 2021-2025 và Tmax từ 5800h/năm tới gần 6400h/năm trong giai đoạn 2026-2030.

3. Vai trò của Nhiệt điện Quảng Trạch 1 trong hệ thống điện khu vực

Để đảm bảo tính khả thi về kinh tế và kỹ thuật của dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1, Quy hoạch điện VII (điều chỉnh) cũng đã xem xét, giải bài toán về cân bằng công suất và cân bằng điện năng trong khu vực. Kết quả tính toán về cân bằng công suất của các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình được trình như sau (Bảng 2):

Bảng 2. Cân bằng công suất và phụ tải khu vực giai đoạn đến năm 2030

Theo số liệu trong bảng cân bằng công suất trên, khu vực Bắc Trung bộ luôn dư thừa công suất. Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1 vận hành trong các năm 2021, 2022 sẽ bổ sung công suất cho hệ thống điện, truyền tải lên lưới điện để cấp điện cho các khu vực khác.

Kết quả tính toán cho thấy, vào các tháng mùa khô Nhiệt điện Quảng Trạch 1 sẽ làm việc ở đáy biểu đồ phụ tải. Nhiệt điện Quảng Trạch 1 sẽ vận hành với hệ số Tmax khoảng 6000h với sản lượng điện khoảng 7 tỷ kWh/năm.

Trong mùa mưa (các tháng 7, 8, 9, 10), để tận dụng năng lượng của các nhà máy thủy điện, các nhà máy nhiệt điện phải giảm công suất phát vào giờ thấp điểm đêm. Nhiệt điện Quảng Trạch 1 sẽ làm việc ở đáy và lưng biểu đồ phụ tải. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế vận hành hệ thống điện, Nhiệt điện Quảng Trạch 1 sẽ phải tuân thủ các điều kiện trên.

4. Nhiệt điện Quảng Trạch và hệ thống điện tỉnh Quảng Bình

Thứ nhất: Hiện trạng hệ thống điện của tỉnh Quảng Bình.

Về trạm: Hiện nay, tỉnh Quảng Bình chưa có trạm 500kV, đang phải nhận điện từ hệ thống điện quốc gia thông qua 2 trạm 220kV Ba Đồn và Đồng Hới, với tổng dung lượng 375MVA. Trạm 220kV Ba Đồn mới được đóng điện và đưa vào khai thác vận hành tháng 12/2015, hiện đã hoàn thành việc đấu nối phía ngăn lộ 110kV, giảm tải cho trạm 220kV Đồng Hới. Ngoài ra, tỉnh còn được hỗ trợ cấp điện từ trạm 220kV Đông Hà (2x125MVA) thông qua đường dây mạch kép 110kV Đông Hà - Đồng Hới.

Về lưới: Lưới điện tỉnh Quảng Bình gồm lưới cao áp 110kV và lưới phân phối trung, hạ áp 35, 22, 0,4kV. Tính đến tháng 8/2015, trên địa bàn tỉnh có 249,9km đường dây 500kV, 181,7km đường dây 220kV, 278,8km đường dây 110kV, 2.036km đường dây trung áp và 3.358km đường dây hạ áp. Tổng công suất đặt các máy biến áp 110kV là 300.000kVA và các trạm phân phối hạ áp 35,22/0,4kV là 386.232kVA. (xem bảng 8).

Bảng 3. Thống kê lưới điện đến 8/2015

Hạng mục

500kV

220kV

110kV

Trung áp

Hạ áp

Chiều dài đường dây, km

249,9

181,7

278,8

2.036

3.358

Số lượng MBA, máy

 0

3

12

1.879

NA 

Dung lượng MBA, kVA

 0

375.000

300.000

386.232

NA 

Nguồn: Công ty điện lực, XNLĐ cao thế và TTĐ Quảng Bình.

Thứ hai: Dự báo nhu cầu điện của tỉnh Quảng Bình.

Theo đề án Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016-2025, có xét tới 2035, nhu cầu tiêu thụ điện của tỉnh Quảng Bình dự báo như sau (Bảng 4):

Bảng 4. Dự báo nhu cầu phụ tải tinh Quảng Bình

Năm

Thành phần

Kịch bản

Cao

Cơ sở

2020

Pmax, MW

340

320

Tổng điện năng thương phẩm, triệu kWh/năm

1.780

1.645

Tăng trưởng Điện thương phẩm giai đoạn 2016-2020, %/năm

17,2%

15,4%

Điện nhận, triệu kWh/năm

1.850

1.708

Tăng trưởng điện nhận giai đoạn 2016-2020, %/năm

17,0

15,1

2025

Pmax, MW

610

550

Tổng điện năng thương phẩm, triệu kWh/năm

3.248

2.909

Tăng trưởng Điện thương phẩm giai đoạn 2021-2025, %/năm

12,8%

12,1%

Điện nhận, triệu kWh/năm

3.370

3.014

Tăng trưởng điện nhận giai đoạn 2021-2025, %/năm

12,7

12,0

Thứ ba: Nhu cầu phát triển lưới điện tỉnh Quảng Bình.

Để đáp ứng được nhu cầu điện cho các phụ tải của tỉnh khi xuất hiện nguồn điện Quảng Trạch 1, lưới điện của tỉnh Quảng Bình cần được phát triển đồng bộ qua các giai đoạn như sau:

Giai đoạn 2016-2020:

1/ Cải tạo nâng công suất trạm 220kV: 01 trạm/01 máy/125MVA.

2/ Xây dựng mới trạm 110kV: 08 trạm/08 máy/275 MVA.

3/ Cải tạo nâng công suất trạm 110kV: 04 trạm/06 máy/195MVA.

Giai đoạn 2021-2025:

1/ Cải tạo nâng công suất trạm 220kV: 02 trạm/02 máy/500MVA.

2/ Xây dựng mới trạm 110kV: 05 trạm/06 máy/165 MVA.

3/ Cải tạo nâng công suất trạm 110kV: 07 trạm/08 máy/320MVA.

Giai đoạn 2026-2030:

1/ Cải tạo nâng công suất trạm 220kV: 02 trạm/02 máy/500MVA.

2/ Xây dựng mới trạm 110kV: 04 trạm/04 máy/160 MVA.

3/ Cải tạo nâng công suất trạm 110kV: 05 trạm/05 máy/155MVA.

Giai đoạn 2031-2035:

1/ Xây dựng mới trạm 220kV: 01 trạm/01 máy/250MVA.

2/ Cải tạo nâng công suất trạm 110kV: 05 trạm/05 máy/185MVA.

Để triển khai chương trình phát triển lưới điện với các mục tiêu như trên, tỉnh Quảng Bình đã xây dựng chi tiết kế hoạch đầu tư xây dựng mới và cải tạo các trạm biến áp giai đoạn đến 2035 như được trình bày trong các bảng sau (Bảng 5, 6, 7):

Bảng 5. Kế hoạch đầu tư xây dựng và cải tạo TBA giai đoạn 2016-2020

No

Tên TBA

Cấp điện áp, kV

Máy

Công suất, MVA

2015

2016

2017

2018

2019

2020

A

Cải tạo nâng công suất

               

1

Ba Đồn

220/110/22

AT1

         

125

2

Đồng Hới

110/35/22

T1

25

40

       

T2

25

40

       

3

Hòn La

110/22

T1

25

         

T2

       

40

 

4

Sông Gianh

110/35/22

T1

25

         

T2

25

         

T3

       

25

 

T4

       

25

 

5

Văn Hóa

110/22/6

T1

25

         

T2

 

25

       

B

Xây dựng mới

               

1

Bố Trạch

110/22

T1

   

40

     

2

Tây Bắc Quán Hàu

110/22

T1

   

40

     

3

Sen Thủy

110/22

T1

     

25

   

4

Bảo Ninh

110/22

T1

       

40

 

5

Cam Liên

110/22

T1

     

40

40

40

6

Quảng Phú

110/22

T1

     

40

   

7

Tuyên Hóa

110/22

T1

       

25

 

8

Phong Nha

110/22

T1

         

25

Bảng 6. Khối lượng đầu tư xây dựng và cải tạo trạm biến áp giai đoạn 2021-2025

No

Tên trạm biến áp

Cấp điện áp, kV

Máy

Công suất, MVA

2020

2021

2022

2023

2024

2025

 A

Cải tạo nâng công suất

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đồng Hới

220/110/22

T1

125

 

 

250

 

 

 

 

220/110/22

T2

125

 

 

 

 

 

2

Ba Đồn

220/110/22

T1

125

 

 

 

 

 

 

 

220/110/22

T2

125

 

 

 

 

250

3

Ba Đồn

110/35/22

T1

25

 

40

 

 

 

 

 

110/35/22

T2

25

 

40

 

 

 

4

Hòn La

110/22

T1

25

 

 

40

 

 

 

 

110/22

T2

40

 

 

 

40

 

5

Bố Trạch

110/22

T1

40

 

 

 

 

 

 

 

110/22

T2

 

 

 

40

 

 

6

Bắc Đồng Hới

110/35/22

T1

25

 

 

 

 

 

 

 

110/35/22

T2

 

40

 

 

 

 

7

Tây Bắc Quán Hàu

110/22

T1

40

 

 

 

 

 

 

 

110/22

T2

 

 

 

 

 

40

8

Lệ Thủy

110/22

T1

25

 

 

 

 

 

 

 

110/22

T2

 

 

 

 

40

 

9

Quảng Phú

110/22

T1

40

 

 

 

 

 

 

 

110/22

T2

 

 

 

 

 

40

Xây dựng mới

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Trung Trạch

110/22

T1

 

 

40

 

 

 

 

 

110/22

T2

 

 

 

 

 

 

2

Hải Ninh

110/22

T1

 

 25

 

 

 

 

 

 

110/22

T2

 

 

 

 

 

 

3

Minh Hóa

110/22

T1

 

 

 

 

 

25

 

 

110/22

T2

 

 

 

 

 

 

4

Phong Hóa

110/22

T1

 

25

 

 

 

 

 

 

110/22

T2

 

25

 

 

 

 

5

Thanh Trường

110/22

T1

 

25

 

 

 

 

Bảng 7. Khối lượng đầu tư xây dựng và cải tạo trạm biến áp giai đoạn 2026-2035

No

Tên trạm biến áp

Cấp điện áp, kV

Máy

Công suất, MVA

2025

2026-2030

2031-2035

Xây dựng mới

 

 

 

 

 

1

Lệ Thủy

220/110/22

T1

 

 

250

2

Quang Phú

110/22

T1

 

40

40

3

Bang

110/22

T1

 

40

40

4

Thanh Khê

110/22

T1

 

40

40

5

Bắc TX Ba Đồn

110/22

T1

 

40

40

 

 

110/22

T2

 

 

40

 B

Cải tạo nâng công suất

 

 

 

 

 

1

Đồng Hới

220/110/22

T1

250

250

250

 

 

220/110/22

T2

125

250

250

2

Ba Đồn

220/110/22

T1

125

250

250

 

 

220/110/22

T2

250

250

250

3

Bắc Đồng Hới

110/35/22

T1

25

25

40

 

 

110/35/22

T2

40

40

40

4

Lệ Thủy

110/22

T1

25

25

40

 

 

110/22

T2

40

40

40

5

Hòn La

110/22

T1

25

40

40

 

 

110/22

T2

40

40

40

6

Sen Thủy

110/22

T1

25

25

25

 

 

110/22

T2

 

25

25

7

Bảo Ninh

110/22

T1

40

40

40

 

 

110/22

T2

 

 40

40

8

Cam Liên

110/22

T1

40

40

40

 

 

110/22

T2

 

 

40

9

Trung Trạch

110/22

T1

40

40

40

 

 

110/22

T2

 

 

40

10

Phong Nha

110/22

T1

25

25

25

 

 

110/22

T2

 

25

25

11

Tuyên Hóa

110/22

T1

25

25

25

 

 

110/22

T2

 

25

25

12

Minh Hóa

110/22

T1

25

25

25

 

 

110/22

T2

 

 

25

Số liệu trong các bảng trên cho thấy:

1/ Để khẳng định được vai trò và phát huy được tối đa sự đóng góp của dự án Trung tâm Nhiệt điện Quảng Trạch, trong các giai đoạn tới cần triển khai đồng bộ các hạng mục công trình nguồn, trạm và lưới điện theo đúng Quy hoạch điện VII điều chỉnh.

2/ Để triển khai được đồng bộ, vấn đề cần được các cấp quản lý quan tâm chỉ đạo là công tác huy động, bố trí đủ, kịp thời nguồn lực (vốn, nhân lực, mặt bằng vv...), cũng như tổ chức, giải quyết hiệu quả công tác chuẩn bị đầu tư.

5. Kết luận

Vai trò của dự án Nhiệt điện Quảng Trạch đối với khu vực như trên đã trình bày là rất quan trọng.

Trước hết, Nhiệt điện Quảng Trạch 1 sẽ đóng vai trò trụ cột trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Bình theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Xét trên khía cạnh kinh tế và xã hội, việc xây dựng Trung tâm Điện lực Quảng Trạch có ý nghĩ vô cùng to lớn đối với khu vực và đặc biệt là riêng tỉnh Quảng Bình.

Với quy mô đầu tư lớn, dự án này sẽ là cơ sở thuận lợi để phát triển nhiều ngành kinh tế dịch vụ trong vùng, tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh Quảng Bình, góp phần đáng kể hỗ trợ sự phát triển của các ngành công nghiệp của tỉnh như vật liệu xây dựng, cơ khí, vv… tạo thêm nhiều việc làm và cải thiện đáng kể điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực.

Sự ra đời của Trung tâm Điện lực Quảng Trạch sẽ góp phần quan trọng trong việc bổ sung một lượng công suất lớn cho hệ thống điện, đáp ứng một phần nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng trong hệ thống điện quốc gia Việt Nam giai đoạn từ 2021 trở đi.

Ngoài ra, về mặt kỹ thuật lưới điện, việc đưa vào vận hành Trung tâm Điện lực Quảng Trạch sẽ đáp ứng tiêu chí về ưu tiên phát triển nguồn điện gần các cụm phụ tải lớn, bao gồm các khu công nghiệp, các nhà máy xi măng công suất lớn, luyện phôi thép, khu kinh tế Hòn La, vv… Giảm khoảng cách truyền tải điện năng cũng như tăng cường độ tin cậy cung cấp điện cho phụ tải khu vực nói riêng và cho cả hệ thống nói chung.

Lưu ý: Mọi trích dẫn và sử dụng bài viết này cần được sự đồng ý của tác giả thông qua Tạp chí Năng lượng Việt Nam bằng văn bản.

Tài liệu tham khảo:

1. Tổng sơ đồ điện VII điều chỉnh

2. Báo cáo điều chỉnh dự án đầu tư nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1

3. https://www.quangbinh.gov.vn/3cms/gioi-thieu-chung-14532.htm

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động