RSS Feed for Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 14) | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 07/01/2025 02:30
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 14)

 - Như đã đề cập trong các phản biện trước, trong loạt bài: "Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than?" vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng, nhiệt điện than gây ảnh hưởng môi trường. Trong nhiều ý kiến đã được NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM đính chính, phân tích, lý giải... Tuy nhiên, theo quan điểm của nhiều chuyên gia, nhà quản lý thì còn một câu hỏi lớn cần giải đáp: Sau khi dừng phát triển điện hạt nhân, nếu không phát triển nhiệt điện than thì lấy nguồn nào thay thế? Và câu trả lời là sẽ rất khó để có thể tìm được nguồn năng lượng thay thế nhiệt điện than trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay.

Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 1)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 2)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 3)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 4)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 5)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 6)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 7)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 8)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 9)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 10)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 11)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 12)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 13)
Trung tâm Điện lực Long An và vấn đề môi trường
Hậu điện hạt nhân, những vấn đề cần giải quyết

BÀI 14: ĐỂ ĐẢM BẢO AN NINH NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA, THAN VẪN LÀ NGUỒN ĐIỆN CHỦ LỰC 

Hiện tại, nhiệt điện than vẫn là nguồn sản xuất điện năng chủ yếu của thế giới, khi chiếm khoảng 41,2% tổng sản lượng điện, tiếp đó là nhiệt điện khí 21,9% và thuỷ điện, điện hạt nhân... Các nước có tỷ lệ nhiệt điện than lớn như: Trung Quốc 79%, Ấn Độ 67,9% và Australia 68,6%. Đặc biệt là Hàn Quốc - quốc gia có tỷ lệ nhiệt điện than cao (43,2%), mặc dù trữ lượng than trong nước rất ít, nguồn than chủ yếu từ nhập khẩu. 

Còn ở Việt Nam, vai trò của sản xuất nhiệt điện than cũng được đánh giá là rất quan trọng. Năm 2015, nhiệt điện than chiếm khoảng 30% trong cơ cấu điện. Nhưng theo Quy hoạch điện VII, đến năm 2020 sẽ là 49,3%, năm 2025 là 55% và 2030 là 53%. 

Theo tính toán, than có trữ lượng lớn nhất trong các loại nhiên liệu hữu cơ và còn đủ dùng cho nhân loại khoảng 300-400 năm nữa. Giá thành cũng rẻ nhất. Chính vì thế, các nước đã khai thác hết nguồn thuỷ điện, nay đều chuyển sang phát triển nhiệt điện than, điển hình như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông (Trung Quốc) là những nước nhập khẩu than.

Về nhiệt điện than, sau thuỷ điện, đây là nguồn điện có giá thấp nhất (khoảng 7 cent USD/kWh), vốn đầu tư thấp hơn thuỷ điện, điện mặt trời, điện gió, điện hạt nhân (khoảng 1.500 USD/kWh). 

Bên cạnh đó, nhiệt điện than có khả năng huy động công suất lớn, thời gian xây dựng nhanh (chỉ khoảng 3 năm) và không lệ thuộc vào địa điểm xây dựng như thuỷ điện, điện hạt nhân.

Tuy nhiên, yếu điểm duy nhất của nhiệt điện than - đó là dùng khối lượng lớn nhiên liệu than để sản xuất điện, dẫn tới phát thải lớn các chất thải ra môi trường, chi phí xử lý môi trường tốn kém. 

Còn với thuỷ điện, mặc dù có giá thành rẻ, là dạng năng lượng tái tạo, nhưng hiện Việt Nam cũng như các nước đã khai thác triệt để, không còn tiềm năng để phát triển, khiến tỷ lệ thuỷ điện trong tổng sản lượng điện năng ngày càng giảm. Ngoài ra, thuỷ điện cũng tốn diện tích làm hồ chứa, di dân, phụ thuộc vào thời tiết... 

Với nhiệt điện chạy khí, mặc dù có thời gian xây dựng nhanh, hiệu suất cao nhất (đạt tới 58% so với 43% của nhiệt điện than), nhưng nhiên liệu khí, dầu là loại nhiên liệu đắt tiền, vận hành và bảo dưỡng cũng rất tốn kém. Do vậy, giá thành điện sản xuất ra sẽ rất cao.

Còn sản xuất điện năng từ năng lượng tái tạo thì vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ, giá thành còn cao. Ngay tại các nước phát triển, tỷ lệ này cũng thấp. Ở Việt Nam chưa thể coi phương hướng phát triển điện tái tạo là một hướng ưu tiên để có tỷ lệ đóng góp lớn trong sản xuất điện năng.  

Do vậy, xu hướng chung, các nước đều dùng nhiệt điện than để đáp ứng nhu cầu điện trong phát triển kinh tế (sau khi đã khai thác triệt để các nguồn thuỷ điện). Để đảm bảo nhu cầu điện năng tăng cao, chỉ khi đất nước trở nên giàu mạnh hơn mới nghĩ đến phát triển các dạng năng lượng khác như điện tái tạo và hạn chế dần được nhiệt điện than. 

Về công nghệ nhiệt điện than, mỗi dự án được quan tâm 2 phần (công nghệ sản xuất và công nghệ xử lý phát thải ra môi trường). Hiện nay, có thể khẳng định công nghệ sản xuất điện năng của nhiệt điện than là công nghệ hiện đại, ngang tầm thế giới. Có thể kể đến như thông số hơi cận tới hạn và siêu tới hạn. Hiệu suất loại cao của thế giới đảm bảo tính hiện đại, an toàn, đồng bộ, tập trung... Tuy nhiên, nhiệt điện than sử dụng nhiều than nên khối lượng các chất thải rắn, khí, nước đều lớn, nếu không được xử lý thì sẽ gây tác hại lớn đến môi trường. 

Do vậy, để đảm bảo môi trường xung quanh các nhà máy nhiệt điện không ô nhiễm bụi, khí, các nhà máy, ngoài việc phải che chắn chống rơi vãi, chống gió thổi, có băng tải kín và kho kín, cần phải có bãi chứa tro xỉ để làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, gạch không nung, vật liệu san nền. Với chất thải khí, bụi thì hiện cũng đã có giải pháp khử bụi, khử khí hiện đại để có thể giảm tối đa việc phân tán bụi ra môi trường xung quanh.

Mặt khác, phải có biện pháp xử lý nước súc rửa công nghiệp, nước thải..., chống thẩm thấu nước đọng từ bãi tro xỉ ra môi trường xung quanh bằng cách gia cố nền bãi chứa. Các nhà máy khi xây dựng cần chú ý tới xử lý khí thải độc hại NOx, SO2... và lắp đặt hệ thống lọc bụi tĩnh điện để tạp chất không thoát ra ngoài. (Hiện tại, các nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam đã áp dụng được các công nghệ mới, tiên tiến nên cũng hạn chế được tình trạng ô nhiễm này).

Tất nhiên, các nhà máy điện than cần tổ chức quan trắc thường xuyên để đánh giá kết quả xử lý, có ghi chép tự động và nối mạng với hệ thống quan trắc chung để đánh giá chính xác. Còn về lâu dài, theo tôi, cần có các chính sách khuyến khích sử dụng, tận dụng hết nguồn tro xỉ, phế thải từ các nhà máy nhiệt điện đốt than, bởi đây là biện pháp triệt để và duy nhất để xử lý tro xỉ. Đồng thời, cần có sự vào cuộc của Nhà nước, bao gồm cả chính sách mang tính khuyến khích và "cưỡng bức" trong việc sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng từ tro xỉ, ban hành các quy chuẩn, hướng dẫn cho việc tiêu thụ và sử dụng sản phẩm này.

PGS, TS. TRƯƠNG DUY NGHĨA 

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động