» Năng lượng nguyên tử
Vì sao người Thụy Điển ủng hộ phát triển điện hạt nhân?
07:57 |17/12/2019
-
78% người tham gia điều tra tại Thụy Điển, ủng hộ điện hạt nhân (cao hơn con số 71% năm 2017). Trong số này, 43% sẵn sàng ủng hộ việc xây mới các dự án điện hạt nhân và 35% muốn tiếp tục sử dụng các lò phản ứng vận hành trọn vẹn vòng đời của chúng. Tương phản, có 11% tỏ thái độ phản đối điện hạt nhân. Đây là kết quả một cuộc điều tra của Novus - một Công ty nghiên cứu công của Thụy Điển về quan điểm, thị trường, chiến lược phát triển và do Analysgruppen thực hiện.
Đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân là ‘một ý tưởng tồi tệ’
Nhà máy điện hạt nhân Barsebäck ở Thụy Điển. Nguồn: Wikimedia Commons.
Chính quyền Thụy Điển đang lập kế hoạch dừng vận hành tất cả 8 lò phản ứng hạt nhân của mình vào năm 2040, nhưng kết quả bỏ phiếu cho thấy, chính sách này không phản ánh quan điểm của công chúng. Analysgruppen đã điều tra các quan điểm của người Thụy Điển đối với điện hạt nhân kể từ năm 1997 đến nay.
Hiện Thụy Điển có ba nhà máy điện hạt nhân, góp phần cung cấp 40% điện năng quốc gia. “Từ chỗ có khoảng 20% theo các năm như trước đây, chúng tôi thấy một thay đổi đáng kể trong cuộc điều tra năm nay: Tỷ lệ những người muốn dừng vận hành vĩnh viễn các nhà máy điện hạt nhân giảm xuống chỉ còn 11%”, - Mattias Lantz, một nhà nghiên cứu Trường đại học Uppsala và là thành viên của Analysgruppen cho biết. Kết quả này phản ánh sự thật là có sự đồng thuận trên diện rộng của người Thụy Điển về việc điện hạt nhân có tác động tối thiểu lên biến đổi khí hậu.
Cuộc điều tra này được thực hiện thông qua các phỏng vấn trên trang web với bảng lựa chọn của Novus. Có tổng số 1027 người ở độ tuổi 18 đến 79 trả lời khảo sát từ ngày 24 đến 30/10/2019.
Năm 1980, chính quyền Thụy Điển đã quyết định không tiếp tục chương trình điện hạt nhân, nhưng vào tháng 6/2010, nghị viện đã bỏ phiếu bãi bỏ chính sách này. Chính sách năng lượng năm 1997 của đất nước cho phép 10 lò phản ứng hạt nhân vận hành trong thời gian lâu hơn dự tính của chính sách năm 1980, nhưng vẫn dẫn đến việc đóng cửa sớm một nhà máy điện hạt nhân với hai lò phản ứng tại Barsebäck, cách Malmö ở phía Nam Thụy Điển 30 km, lần lượt vào tháng 11/1999 và tháng 5/2005.
Tuy nhiên, điện hạt nhân là vấn đề gây tranh cãi tại Thụy Điển. Để bù lại việc đóng cửa nhà máy Barsebäck đã khiến quốc gia này phải gia tăng lượng điện của các nhà máy điện hạt nhân còn lại với con số 1.600 MWe.
Vào tháng 5/2005, một cuộc thăm dò ý kiến những cư dân sống quanh khu vực nhà máy Barsebäck cho thấy, 94% muốn nhà máy vận hành trở lại. Thậm chí, một cuộc rò rỉ nước thải phóng xạ từ khu bảo quản chất thải hạt nhân ở Forsmark cũng không làm thay đổi quan điểm của công chúng.
Theo một cuộc thăm dò ý kiến vào năm 2008, 48% người Thụy Điển đồng thuận với ý tưởng xây các dự án điện hạt nhân mới, 39% phản đối và 13% do dự.
Dẫu vậy, sau tai nạn nhà máy điện hạt nhân Fukushima năm 2011 tại Nhật Bản thì sự ủng hộ điện hạt nhân đã đảo chiều khi chỉ còn 27% ủng hộ. Trong một cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 3/2019 thì quan điểm của công chúng lại có sự thay đổi khi số người ủng hộ đã tăng lên 66% và chỉ 19% là phản đối.
Được biết, EOn - đơn vị sở hữu Barsebäck đã quyết định vào tháng 10/2015 là có thể đóng cửa vĩnh viễn hai lò Oskarshamn 1 và 2. Các quyết định được đưa ra năm 2015 là đóng cửa 4 lò phản ứng vào năm 2020 sẽ làm mất đi của quốc gia này 2,7 GWe./.
NGUỒN: TIASANG/WORLD NUCLEAR NEWS
http://www.world-nuclear-news.org/Articles/Swedish-support-for-nuclear-continues-to-grow,-pol
Các bài mới đăng
- FECON được phép nghiên cứu dự án điện gió ngoài khơi biển Vũng Tàu (11/01)
- Thúc đẩy dự án Trung tâm Nghiên cứu khoa học và công nghệ hạt nhân (06/01)
- GS, TSKH. Trần Hữu Phát: Một nhà khoa học tài ba (05/01)
- Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã mang lại cơ hội sống cho hàng vạn bệnh nhân ung thư trong năm 2020 (04/01)
- Hội đồng Khoa học, Công nghệ và Đào tạo VINATOM tổ chức phiên họp thường kỳ (22/12)
- Khai mạc Lễ hội khoa học hạt nhân trực tuyến lần đầu tiên tại Việt Nam (12/11)
- Chuẩn bị tái khởi động Nhà máy điện hạt nhân Onagawa (28/10)
- Điện hạt nhân: Có lẽ chúng ta đã lo lắng thái quá về rủi ro của tia bức xạ? (15/10)
- Indonesia và Philippines đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân (06/08)
- Cư dân gần các nhà máy điện hạt nhân của Nga ủng hộ điện hạt nhân (19/05)
Các bài đã đăng:
- Biến đổi khí hậu và ‘giấc mơ 100% năng lượng tái tạo’ (03/12)
- Đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân là ‘một ý tưởng tồi tệ’ (21/11)
- Chuyến thăm Obsnink của Bác Hồ và ngành hạt nhân Việt Nam (11/09)
- Nghệ An nghiên cứu lập quy hoạch năng lượng tái tạo (22/08)
- Khai mạc Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân lần thứ XIII (07/08)
- Khánh thành nhà máy điện mặt trời đầu tiên của Hà Tĩnh (02/07)
- Viện trưởng Vinatom được tặng thưởng tượng Viện sỹ Igor Kurchatov (24/06)
- Nhất trí xây dựng Trung tâm Nghiên cứu KHCN hạt nhân Việt Nam (23/05)
- Quy định lập quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử (17/05)
- Khánh thành cụm Nhà máy điện mặt trời Srêpốk 1 và Quang Minh (09/03)
Các bài đã đăng:
- Chuyến thăm Obsnink của Bác Hồ và ngành hạt nhân Việt Nam (11/09)
- Nghệ An nghiên cứu lập quy hoạch năng lượng tái tạo (22/08)
- Khai mạc Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân lần thứ XIII (07/08)
- Khánh thành nhà máy điện mặt trời đầu tiên của Hà Tĩnh (02/07)
- Viện trưởng Vinatom được tặng thưởng tượng Viện sỹ Igor Kurchatov (24/06)
- Nhất trí xây dựng Trung tâm Nghiên cứu KHCN hạt nhân Việt Nam (23/05)
- Quy định lập quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử (17/05)
- Khánh thành cụm Nhà máy điện mặt trời Srêpốk 1 và Quang Minh (09/03)
- VINATOM ký Thỏa thuận thiết lập Trung tâm hợp tác với IAEA (01/12)
- Lập Phân ban trong Ủy ban hỗn hợp năng lượng nguyên tử (20/11)