RSS Feed for Chia sẻ của sinh viên Việt Nam đào tạo về ĐHN tại Nga | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 22/12/2024 14:53
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Chia sẻ của sinh viên Việt Nam đào tạo về ĐHN tại Nga

 - Nga và Việt Nam đã bắt tay thực hiện chương trình đào tạo nhân lực cấp cao cho ngành công nghiệp năng lượng hạt nhân tại Việt Nam từ năm 2010. Đến năm 2015, đã có hơn 400 sinh viên Việt Nam - nguồn nhân lực tương lai cho Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I được ROSATOM xây dựng tại Việt Nam theo thỏa thuận liên chính phủ ký kết năm 2010 giữa hai nước.

Sinh viên VN thực tập sản xuất tại Nhà máy ĐHN Rostov

Các sinh viên Việt Nam đang theo học tại Trường Đại học Nghiên cứu Hạt nhân Quốc gia Nga MEPhI (Viện Vật lý kỹ thuật Moscow) - Đối tác của ROSATOM theo chương trình đào tạo nhân lực cho ngành điện hạt nhân Việt Nam đã chia sẻ về trải nghiệm được học tại ngôi trường hàng đầu về ngành năng lượng hạt nhân với Tạp chí Năng lượng Việt Nam/ NangluongVientam.vn

 

Sinh viên Vũ Văn Kiên, năm nhất khoa kỹ thuật vật lý đã chia sẻ về lựa chọn theo học tại MEPhI: “Trường đại học MEPhI là ngôi trường hàng đầu về ngành hạt nhân không chỉ tại Nga mà còn trên thế giới. Ba năm đầu em sẽ được học về các kiến thức khoa học đại cương tại Moscow, và hai năm sau đó sẽ là kiến thức hạt nhân. Tất cả các bài giảng đều do các giáo sư hoặc phó giáo sư trình bày. Vấn đề nằm ở chỗ, tiếng Nga của em phải tốt thì mới theo kịp bài học, nên em khuyên tất cả các bạn sinh viên tương lai cần chú tâm hơn đến việc học tiếng.”

“Em sinh ra ở Ninh Thuận, nơi Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I sẽ được xây dựng với thiết kế của Nga. Em rất tự hào vì quê hương được lựa chọn là nơi xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam. Bên cạnh đó, em cảm thấy trách nhiệm và nghĩa vụ của mình là phải học tập thật tốt để quay trở về đóng góp cho đất nước”, Huỳnh Thị Minh Châu, sinh viên năm nhất khoa Vật lý Kỹ thuật chia sẻ.

Khi được hỏi về việc công chúng chưa thật sự tin tưởng vào độ an toàn và hiệu quả của năng lượng hạt nhận, Nguyễn Nghĩa An, sinh viên năm 2 khoa vật lý kỹ thuật có nói: “Em đang học năm 2, nên mới được tiếp cận các môn đại cương. Sang năm, em sẽ bắt đầu được tiếp cận với kiến thức hạt nhân chuyên ngành. Em đã đọc và tìm hiểu rất nhiều tài liệu khoa học về các loại lò phản ứng hạt nhân khác nhau, bao gồm lò phản ứng VVER mà Việt Nam sẽ áp dụng. Em tin rằng với một đội ngũ chuyên gia giỏi, chắc chắn nhà máy điện hạt nhân sẽ đảm bảo an toàn. Kỹ thuật tân tiến và đáng tin cậy nhất sẽ được áp dụng trong quá trình xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I theo mô hình lò phản ứng VVER, vốn đang được ứng dụng tại nhà máy hạt nhân Novovoronezh. Chính vì công nghệ này đã được thử và áp dụng thành công tại Nga, nên công chúng không có gì phải lo lắng. Bên cạnh đó, năng lượng hạt nhân có tiềm năng rất lớn. Khi mà năng lượng nhiệt năng và thủy năng đang dần dần không ổn định, thì câu trả lời cho tương lai chính là năng lượng hạt nhân.”

Bạn An cũng đưa ra một vài lời khuyên cho các bạn học sinh trung học yêu thích vật lý và năng lượng hạt nhân: “Nếu bạn đam mê vật lý, năng lượng hạt nhân, và mong muốn đi du học, thì nước Nga chính là điểm đến lý tưởng. Là trung tâm năng lượng hạt nhân của thế giới, nơi xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Obninsk, Nga hiện đang sở hữu những công nghệ nguyên tử tiên tiến nhất. Nếu bạn suy nghĩ một cách toàn cầu và có mong muốn đóng góp cho đất nước, không quản ngại khó khăn sinh sống học tập ở môi trường nước ngoài, thì hãy dũng cảm lên, và nắm lấy cơ hội để được học tập tại Nga.”

Nga và Việt Nam đã bắt tay thực hiện chương trình đào tạo nhân lực cấp cao cho ngành công nghiệp năng lượng hạt nhân tại Việt Nam từ năm 2010. Cho đến năm 2015, đã có hơn 400 sinh viên Việt Nam - nguồn nhân lực tương lai cho Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I được ROSATOM xây dựng tại Việt Nam theo thỏa thuận liên chính phủ ký kết năm 2010 giữa hai nước. Hiện tại, có 197 sinh viên theo học tại MEPhI, số còn lại theo học tại các Trường Đại học Liên bang Viễn Đông FEFU, Đại học Bách khoa Tomsk TPU, Đại học Liên bang Ural UrFU, Đại học Bách khoa Peter Đại đế St. Petersburg, Đại học Liên bang Kazan… Các chương trình đào tạo được tiến hành theo Biên bản ghi nhớ giữa Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử quốc gia Nga và Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam, nhằm đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp hạt nhân, ký ngày 12 tháng 3 năm 2010.

“Sinh viên đến từ các nước đang xây dựng nhà máy điện hạt nhân có sử dụng công nghệ của Nga đều được tham gia chương trình đào tạo chuyên ngành mang tên ‘Nhà máy điện hạt nhân: Thiết kế, Vận hành, Kỹ thuật’. Chương trình này bao gồm hai kỳ thực tập kỹ thuật, mỗi kỳ kéo dài hai tuần, vào cuối năm thứ 4 và năm thứ 5 của khóa học. Các nhà máy điện hạt nhân Rostov và Novovoronezh hiện đang được xét làm địa điểm thực tập. Vào tháng 7 năm 2015, một nhóm 28 sinh viên Việt Nam đã tham gia hai tuần thực tập tại trung tâm giáo dục đào tạo của nhà máy điện hạt nhân Novovoronezh – mô hình tham khảo của nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 đang được ROSATOM tiến hành xây dựng tại Việt Nam” - ông Vladimir Kondakov, Phó khoa Năng lượng hạt nhận thuộc Đại học Nghiên cứu Hạt nhân quốc gia Nga MEPhI cho biết.

NGUYỄN DỊU

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động