» Năng lượng nguyên tử
Bangladesh vay vốn Nga xây dựng nhà máy điện hạt nhân
11:34 |05/08/2016
-
Một hiệp định liên chính phủ đã được ký kết giữa Nga và Bangladesh, về việc vay vốn nhà nước phục vụ cho dự án xây dựng Nhà máy Điện Hạt nhân Rooppur tại nước Cộng hòa Nhân dân Bangladesh.
Nga thử nghiệm nhiên liệu hạt nhân từ "hỗn hợp tái sinh"
ROSATOM và Bolivia hợp tác phát triển điện hạt nhân
Hiệp định được ký giữa Thứ trưởng Bộ Tài chính Nga Sergei Storchak và Thứ trưởng Quan hệ Kinh tế bộ Tài chính Bangladesh Mohammad Mejahuddin.
Theo lời Phó Chủ tịch Tập đoàn ASE Vladimir Savushkin: “Hiện tại các khung tài chính và khuôn khổ pháp lý cho dự án nhà máy điện hạt nhân Rooppur đã được triển khai. Việc ký kết hiệp định liên chính phủ giúp chúng tôi - nhà thầu chính của dự án, bắt tay vào thực thi giai đoạn chính của việc xây dựng nhà máy.”
Đại diện Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Bangladesh - đơn vị triển khai dự án nhà máy điện hạt nhân Rooppur, nhà máy đầu tiên tại Bangladesh cho biết: tổng chi phí xây dựng dự kiến là 12,65 tỷ USD. Theo hiệp định song phương đã ký tại Dhaka năm 2011, Nga là nhà tại trợ tín dụng của dự án, sẽ hỗ trợ 90% chi phí xây dựng cho nhà máy điện hạt nhân Rooppur.
Bangladesh và Nga đã ký một thỏa thuận hỗ trợ tín dụng với tổng giá trị lên đến 11,385 tỷ USD. Tín dụng của Nga có lãi suất 1.75% cộng thêm lãi suất LIBOR (lãi suất liên ngân hàng Anh), với thời hạn trả nợ là 30 năm và thời gian ân hạn 10 năm. Nga sẽ cho vay theo kỳ hạn, kéo dài trong tám năm. Từ năm 2017, Bangladesh sẽ bắt đầu nhận được khoản vay đầu tiên. Quá trình xây dựng hai tổ máy của Nhà máy điện hạt nhân Rooppur, với tổng công suất 2.400MW sẽ bắt đầu vào tháng 8 năm 2017.
Chính phủ Bangladesh sẽ chi trả 10% còn lại của tổng chi phí dự án, ước tính vào khoảng 1.265 tỷ USD.
Dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Rooppur
Dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Rooppur được triển khai theo Thỏa thuận liên chính phủ về xây dựng nhà máy điện hạt nhân trên lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Bangladesh được ký kết ngày 2 tháng 11 năm 2010. Vào ngày 25 tháng 12 năm 2015, Tập đoàn các công ty ASE đã ký hợp đồng xây dựng nhà máy Rooppur với hai tổ máy VVER công suất1200MW. Địa điểm xây dựng nhà máy cách thủ đô Dhaka của Bangladesh 160km về bờ phía Đông của sông Ganges.
Tổ máy VVER-1200MW của Nga đã được lựa chọn cho dự án này, với hình mẫu tham khảo là nhà máy Novovoronezhskaya 2. Đây là dự án nhà máy điện hạt nhân thế hệ III+ tiên tiến tuân thủ đầy đủ các quy chuẩn an toàn quốc tế.
Tập đoàn các công ty ASE
Tập đoàn các công ty ASE được thành lập cùng với Bộ phận Kỹ thuật của Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga ROSATOM, sát nhập các công ty dẫn đầu của bốn ngành công nghiệp: Công ty Cổ phần NIAEP, Công ty Cổ phần ASE, Công ty Cổ phần Atomenergoproekt, Công ty Cổ phần ATOMPROEKT.
Công ty Thống nhất NIAEP-ASE là công ty hàng đầu trong nền kinh doanh kỹ thuật hạt nhân, chiếm 30% tổng thị trường xây dựng nhà máy điện hạt nhân trên toàn thế giới.
Công ty có văn phòng đại diện đặt tại 15 quốc gia; với 80% cổ phiếu từ các dự án nước ngoài.
Bên cạnh đó, Công ty Thống nhất NIAEP-ASE còn xây dựng các cơ sở xử lý RAW và SNF, nhà máy nhiệt điện, và cung cấp các hệ thống dịch vụ EPC, EPC(m), và PMC cho các dự án kỹ thuật phức tạp. Công ty Thống nhất NIAEP-ASE là công ty thiết kế kỹ thuật, tích hợp hệ thống quản lý tiên tiến Multi-D vào các dự án xây dựng cơ sở kỹ thuật phức tạp; giúp ích trong quá trình quản lý ngân sách, chất lượng, thời hạn. Chủ tịch của Công ty là Tiến sĩ Kinh tế Valery I. Limarenko.
NGUYỄN THÙY LINH
Các bài mới đăng
- Biến đổi khí hậu và ‘giấc mơ 100% năng lượng tái tạo’ (03/12)
- Đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân là ‘một ý tưởng tồi tệ’ (21/11)
- Chuyến thăm Obsnink của Bác Hồ và ngành hạt nhân Việt Nam (11/09)
- Nghệ An nghiên cứu lập quy hoạch năng lượng tái tạo (22/08)
- Khai mạc Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân lần thứ XIII (07/08)
- Khánh thành nhà máy điện mặt trời đầu tiên của Hà Tĩnh (02/07)
- Viện trưởng Vinatom được tặng thưởng tượng Viện sỹ Igor Kurchatov (24/06)
- Nhất trí xây dựng Trung tâm Nghiên cứu KHCN hạt nhân Việt Nam (23/05)
- Quy định lập quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử (17/05)
- Khánh thành cụm Nhà máy điện mặt trời Srêpốk 1 và Quang Minh (09/03)
Các bài đã đăng:
- Nga thử nghiệm nhiên liệu hạt nhân từ "hỗn hợp tái sinh" (02/08)
- Việt Nam-Slovakia hợp tác đào tạo nhân lực điện hạt nhân (19/07)
- ROSATOM nhận giải quốc tế về “vận hành xuất sắc” (19/07)
- ROSATOM và Bolivia hợp tác phát triển điện hạt nhân (18/07)
- Nga thử nghiệm nhà máy điện hạt nhân nổi (05/07)
- Công nghiệp hạt nhân: ROSATOM khẳng định vị thế đi đầu (29/06)
- Campuchia học kinh nghiệm Việt Nam xây trung tâm thông tin NLNT (29/06)
- Nhà máy điện hạt nhân nổi: Nga giữ vị trí tiên phong (27/06)
- EU dành 1,6 triệu EUR tăng năng lực an toàn hạt nhân VN (22/06)
- Sắp diễn ra Triển lãm hạt nhân thế giới tại Pháp (13/06)
Các bài đã đăng:
- Xu hướng phát triển mới của điện hạt nhân trên thế giới (11/07)
- Khởi công dự án điện mặt trời lớn nhất Việt Nam (08/06)
- Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên (08/05)
- Vai trò điện hạt nhân trong nền kinh tế Nhật Bản (15/08)
- Bổ sung Dự án năng lượng sạch Rừng Xanh vào Quy hoạch điện (04/08)
- Nơi trao đổi các nghiên cứu, ứng dụng về công nghệ hạt nhân (27/07)
- Điện hạt nhân đạt công suất cao nhất trong lịch sử (06/07)
- Vì sao Việt Nam cần một lò phản ứng nghiên cứu mới? (05/07)
- Việt Nam - Nga tiếp tục hợp tác về năng lượng nguyên tử (30/06)
- Sinh viên Việt Nam hoàn thành thực tập điện hạt nhân tại Nga (05/05)