RSS Feed for Điện than: "Việt Nam cần phát triển đúng hướng" | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 23/11/2024 14:05
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Điện than: "Việt Nam cần phát triển đúng hướng"

 - Trước câu hỏi của Tạp chí Năng lượng Việt Nam về xu hướng phát triển của nhiệt điện than trên thế giới và Việt Nam, ông Wouter Wersch - Tổng Giám đốc General Electric (GE) khu vực ASEAN cho rằng: Điện than tiếp tục là nguồn năng lượng quan trọng, có thể trở thành một nguồn năng lượng sạch, giá cả phải chăng và ổn định nếu sử dụng đúng công nghệ tốt. Tại Việt Nam, tôi cho rằng một cơ cấu năng lượng cân bằng là điều quan trọng nhất, điện than vẫn cần được phát triển đúng hướng với các công nghệ hiện đại song song với việc phát triển các nguồn năng lượng khác.

Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Tạm kết)
Định hình tương lai "an ninh năng lượng Việt Nam"

GE luôn cho rằng Việt Nam là thị trường tiềm năng, nhưng điều đó có khác với việc Việt Nam có cơ hội tạo dựng được một hệ sinh thái?

Wouter Wersch: Đúng vậy. Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội để tạo dựng một hệ sinh thái năng lượng, thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau như phát điện, dầu khí hay truyền tải. Mục tiêu của chúng tôi có thể điều phối và kết hợp tất cả các thứ liên quan trong hệ sinh thái năng lượng, để từ đó đưa ra các giải phải pháp toàn cầu. Tất nhiên, để làm được điều này, đầu tiên phải có công nghệ tốt.

Với góc nhìn đó, GE đã mua lại công ty Alstom và với việc mua công ty này chúng tôi đã sở hữu công nghệ hàng đầu liên quan đến tua bin hơi và lò đốt. Vì thế, chúng tôi đã có giải pháp nâng cấp 360 độ có thể tích hợp nâng cấp tất cả các máy điện thay vì cấu phần 1. Qua đó có thể đảm bảo sẽ có thể nâng cao hiệu suất cho các nhà máy khi nâng cấp bao gồm cả cái thành tố liên quan đến thiết bị và công nghệ số nâng cao hiệu suất lên được 1% là cả với điện than và điện khí.

Ông có nhận xét gì về xu hướng phát triển của nhiệt điện than trên thế giới, và Việt Nam có nằm trong xu hướng này không?

Wouter Wersch: Hiện nay trên thế giới, điện than vẫn chiếm khoảng 40% và thời gian tới xu thế chung là cơ cấu điện than sẽ giảm đi nhưng sẽ vẫn chiếm hơn 30% toàn bộ cơ cấu phát điện trên thế giới. Vì thế, chúng tôi vẫn nghĩ rằng, than vẫn sẽ là nguồn năng lượng quan trọng. Đặc biệt là để đạt được mục tiêu đảm bảo một hệ thống điện, ổn định và bền vững.

Tổng đầu tư vào điện mỗi năm, tốc độ phát triển khoảng 300 GW thì 12% trong số đó vẫn là điện than. Trong 12% này, có khoảng 95% đầu tư vào điện than này sẽ được đầu tư tại châu Á, như Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia khác. Vì thế, theo chúng tôi, điện than tiếp tục là nguồn năng lượng quan trọng và hoàn toàn có thể trở thành một nguồn năng lượng sạch, giá cả phải chăng và ổn định nếu sử dụng đúng công nghệ tốt. Tại Việt Nam, tôi cho rằng một cơ cấu năng lượng cân bằng là điều quan trọng nhất, điện than vẫn cần được phát triển đúng hướng với các công nghệ hiện đại song song với việc phát triển các nguồn năng lượng khác.

Trong bối cảnh đầu tư mới gặp khó về tài chính, ông có khuyến cáo gì cho các khách hàng Việt Nam?

Wouter Wersch: Với năng lượng tái tạo, với quy mô lớn hơn thì chi phí đầu tư đã giảm đi rất nhiều và ở nhiều quốc gia trên thế giới, năng lượng tái tạo có chi phí hoàn toàn có thể cạnh tranh được với các nguồn năng lượng truyền thống. Vì thế năng lượng tái tạo sẽ không ảnh hưởng đến giá điện của người tiêu dùng.

Với điện than, hiệu suất trung bình trên thế giới hiện nay là khoảng 33%; khi áp dụng những công nghệ hiện đại nhất như công nghiệp siêu tới hạn (UCS), hiệu suất có thể đạt được lên đến 43 - 44%, thậm chí là cao hơn, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên của mỗi quốc gia. Với cùng một lượng nhiên liệu, chúng ta có thể làm ra nhiều điện năng hơn, mang lại lợi ích lớn hơn cho người dân và nền kinh tế. Cạnh đó, khi hiệu suất tốt hơn, chi phí điện sẽ dần giảm đi. Nguyên lý đấy hoàn toàn áp dụng trong lĩnh vực điện than.

Ở đây công nghệ liên tục được nâng cấp và cải thiện. Những nhà máy được lắp đặt từ 10-20 năm trước thì chắc chắn hiệu suất không thể đạt được như các nhà máy công nghệ mới. Tuy nhiên, GE cũng có thể giúp nâng cấp cơ sở sẵn có này với chi phí hợp lý. Việc nâng cấp này có thể giúp các nhà máy cũ nâng cao được hiệu suất lên khoảng 10%.

Chúng ta cũng có thể có một lựa chọn nữa, không phải đầu tư mới hoàn toàn. Ví dụ, một nhà máy điện khí, có thể thay tua bin cũ bằng một tua bin mới, cũng sẽ giúp nâng cao được hiệu suất, đồng thời đảm bảo được mục tiêu môi trường.

Như vậy, với điều kiện của Việt Nam hiện nay, việc tạo dựng được một hệ sinh thái năng lượng ổn định là không dễ dàng?

Wouter Wersch: Việt Nam hoàn toàn có thể tạo dựng được một hệ sinh thái năng lượng tốt và ổn định. Nhưng muốn vậy, Việt Nam phải có một cơ cấu bao gồm cả điện khí, điện than và năng lượng tái tạo. Chính sách của Việt Nam phải đảm bảo cho kết cấu này phát triển ổn định và bền vững với chi phí vừa phải. Chẳng hạn, với năng lượng tái tạo, một yếu tố quan trọng là phải có hợp đồng thu mua điện như vậy mới thu hút được các nhà đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo. Hợp đồng thu mua điện hiện hành gây hạn chế cho việc nâng cấp và không có ưu đãi cho chủ đầu tư khi họ tự nâng cấp nhà máy của mình.

GE sẽ làm gì để cùng Việt Nam tạo ra một hệ sinh thái năng lượng đó?

Wouter Wersch: GE không chỉ là chuyên gia trong từng khía cạnh của hệ sinh thái mà còn là chuyên gia trong việc tích hợp những khía cạnh, tri thức này lại với nhau để đảm bảo có một hệ sinh thái năng lượng hiệu quả nhất. Với điều kiện của Việt Nam hiện nay, đầu tư tài chính để xây dựng các nhà máy mới là rất khó. Do đó, chúng tôi có thể hợp tác với các khách hàng ở Việt Nam nâng cấp các nhà máy hiện có. Đặt việc phát triển nguồn nhân lực là một trong những trọng tâm hoạt động, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ đào tạo, trau dồi hơn nữa kỹ năng cho đội ngũ nhân sự ở Việt Nam.

Về phương diện tài chính, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ các phương án tài chính bao gồm việc hình thành nguồn vốn giai đoạn đầu và tiếp cận vốn của bên thứ ba từ các cơ quan tín dụng xuất khẩu, các tổ chức tài trợ phát triển, và các tổ chức khác. Năm 2015, chúng tôi đã ký hợp đồng nâng cấp 4 tổ máy tua bin khí của Nhà máy điện Phú Mỹ, đến nay đã nâng cấp xong 2 tổ, mang lại hiệu quả cao hơn cả cam kết trong hợp đồng với EVN. 

Cảm ơn ông!

THANH HUYỀN (THỰC HIỆN)

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động