RSS Feed for Argentina và Trung Quốc hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 07/01/2025 07:46
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Argentina và Trung Quốc hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân

 - Argentina và Trung Quốc vừa ký 2 thỏa thuận trong lĩnh vực hạt nhân, mở ra cơ hội cho Trung Quốc tham gia xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Argentina cũng như hai nước hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân cho các quốc gia khác. Hai văn kiện trên được ký ngày 29/1, tại Buenos Aires, giữa các đại diện của Công ty điện hạt nhân Argentina (NASA) và Tổng công ty điện hạt nhân quốc gia Trung Quốc (CNNC).

>> ĐHN Việt Nam: Công nghệ tiên tiến nhất, hệ thống an toàn thụ động
>> "Việt Nam không đơn độc trên con đường phát triển điện hạt nhân"
>> Bức tranh năng lượng hạt nhân toàn cầu năm 2012 nhìn từ IAEA
>> "Năng lượng hạt nhân đóng vai trò quan trọng cho nhân loại"
>> IEA dự báo triển vọng năng lượng hạt nhân đến năm 2035

Atucha 1 là nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Mỹ Latinh. (Nguồn: NASA)

Argentina có 3 nhà máy điện hạt nhân, trong đó nhà máy Atucha I, với công suất 357 MWe, được khánh thành năm 1974, là nhà máy đầu tiên tại Mỹ Latinh.

Nhà máy thứ hai có tên Embalse (648 MWe) được đưa vào vận hành năm 1984, còn nhà máy thứ ba có tên Atucha II (745 Mwe) đang trong giai đoạn xây dựng.

Cuối năm 2009, Quốc hội Argentina thông qua một luật, theo đó giao cho NASA thực hiện thiết kế, xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân thứ tư tại nước này và kéo dài tuổi thọ của nhà máy Embalse.

Hiện tại, Buenos Aires đang cân nhắc xây dựng nhà máy mới này với một hoặc hai lò phản ứng nằm cạnh nhà máy đầu tiên.

CNNC là một trong 5 doanh nghiệp vượt qua vòng đầu thầu sơ bộ năm 2010 để xây dựng một lò phản ứng urani làm giàu cho nhà máy mới này. Các doanh nghiệp cũng được sơ tuyển là Westinghouse (Mỹ), Areva (Pháp), Rosatom (Nga) và Kepco (Hàn Quốc).

Mặt khác, Argentina quan tâm thu hút đầu tư của Trung Quốc để xây dựng hai đập thủy điện trên sông Santa Cruz ở vùng Patagonia, với tổng công suất 1.740 MW và vốn đầu tư ước tính 21 tỷ peso (4,5 tỷ USD).

Với việc xây dựng các nhà máy thủy điện và điện hạt nhân sắp tới, Argentina hy vọng sẽ không còn chịu gánh nặng phải nhập khẩu nhiên liệu.

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Chiến tranh Trung - Nhật còn cách bao xa?
Tài khoản chính phủ Zimbabwe còn 200 USD
Vì sao quân đội Trung Quốc 'hào phóng' với Campuchia?
Ông Nguyễn Bá Thanh bắt đầu điều hành Ban Nội chính TW
Tái cơ cấu nền kinh tế: 'Làm thật, chứ đừng nói... chơi'

Theo: vietnamplus

www.nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động