Mỹ: Siết chặt biện pháp để giảm khí thải từ nhà máy điện
15:59 | 25/09/2013
>> Rừng già châu Âu đang dần 'bão hòa' với khí CO2
>> Công nghệ thu giữ CO2 không được nhà đầu tư quan tâm
>> Nhật Bản sẽ "chôn" khí CO2 dưới đáy biển
Theo quy định, các nhà máy điện mới phải có biện pháp giảm khí carbon và tiến dần đến chỗ sử dụng công nghệ năng lượng sạch.
Theo đó, các nhà máy điện mới phải có biện pháp giảm khí carbon và tiến dần đến chỗ sử dụng công nghệ năng lượng sạch. Cụ thể, các nhà máy điện chạy bằng khí đốt cỡ lớn nếu được xây dựng, mỗi turbine chỉ được phép thải ra không quá 450kg khí CO2/1MWh. Các nhà máy điện chạy bằng khí đốt cỡ nhỏ nếu được xây mới, mỗi turbine chỉ được phép thải ra 500kg khí CO2/1 MWh.
Bên cạnh đó, các nhà máy điện chạy bằng than đá trong vòng 7 năm tới, thay vì 30 năm như đề nghị trước đây, cũng sẽ phải giảm lượng khí CO2 ở mỗi turbine từ 850 kg/1MWh hiện nay xuống còn 500 kg/1MWh.
Giám đốc EPA, bà Gina McCarthy khẳng định, đây là nỗ lực mới của chính quyền Barack Obama nhằm giảm bớt các khí thải độc hại đối với môi trường và sức khỏe của người dân Mỹ.
Hiện, than đá đóng góp tới 42% sản lượng điện của Mỹ nhưng các nhà máy điện cũng là nguồn thải khí carbon lớn nhất tại Mỹ, chịu 1/3 trách nhiệm thải ra khí gây hiệu ứng nhà kính.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp khai thác than và các nghị sỹ thuộc những bang có ngành công nghiệp than đá cho rằng, với động thái trên chứng tỏ chính quyền Obama đang tìm cách ép ngành công nghiệp than vào những tiêu chuẩn không thể đáp ứng. Trong khi đó, Phòng Thương mại Mỹ, lo ngại các biện pháp mới của EPA sẽ vô hiệu hóa lợi thế từ nguồn tài nguyên than đá khổng lồ giá rẻ của nước Mỹ.
Ngay sau khi EPA công bố các biện pháp kể trên, cổ phiếu của các doanh nghiệp than đá của Mỹ như: Arch Coal Inc, Alpha Natural Resources Inc và Peabody Energy Corp đã lần lượt mất giá 5%, 6,2% và 3,1%.
CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM
Ý định khó đoán của Trung Quốc và dấu hỏi về sách Mỹ
Vinashin trở về với 'vạch xuất phát'
Những siêu dự án quân sự bí mật của Trung Quốc
Châu Á "phiên bản" 2013 và châu Á thời khủng hoảng
Trung Quốc thay đổi học thuyết phiên bản "made in China"
Sau cuộc 'tán tỉnh chính trị' Campuchia ngả về Trung Quốc
Nga quyết định cải tổ không quân nhằm tránh thảm họa