RSS Feed for Vốn cho năng lượng sạch Việt Nam, từ góc nhìn một công ty luật | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ tư 06/11/2024 06:27
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Vốn cho năng lượng sạch Việt Nam, từ góc nhìn một công ty luật

 - Bà Linh Doan, Cố vấn pháp luật Công ty Watson Farley & Williams - Người đã có kinh nghiệm 20 năm trong lĩnh vực cố vấn luật về điện và cũng là người đã từng đại diện cho chủ đầu tư, bên cho vay đã gợi ý 7 phương thức giúp cho Việt Nam có thể thu hút được đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Chính sách năng lượng tái tạo và 'rủi ro tham nhũng'
"Địa tô" của bức xạ và chính sách giá điện mặt trời ở Việt Nam

Theo bà Linh Doan, trong thời gian qua, Việt Nam đã rất thành công trong việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực năng lượng gió và mặt trời, tuy nhiên không lớn, mới chỉ đạt ở mức 1.000-3.000 MW  điện gió ngoài khơi, những dự án quy mô nhỏ hơn thì có lẽ cũng đủ thanh khoản từ các ngân hàng trong nước và khu vực.

Khi Việt Nam giới thiệu giá điện FIT (Feed-In-Tarrif) cho điện mặt trời, đã được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm, giúp cho Bộ Công Thương tự tin hơn và giúp cho các nhà đầu tư có hứng khởi đầu tư vào năng lượng mặt trời.

Việt Nam, với nhu cầu cần tăng gấp 3 lần lượng điện từ nguồn năng lượng tái tạo đến năm 2030, theo bà Linh Doan, các ngân hàng trong nước hay khu vực khó có thể đáp ứng được tài chính như vậy, đặc biệt là khi điện gió ngoài khơi quy mô lớn từ 1.000 - 3.000 MW.

Bà Linh Doan chia sẻ, từ những góc nhìn của bên cho vay, thì không khác biệt so với việc cung cấp vốn cho 1.000 MW điện truyền thống hay 1.000 MW điện từ năng lượng tái tạo, mấu chốt ở đây để Việt Nam có thể đạt được mục tiêu trong  quy hoạch đến 2030 thì không nên chỉ chú trọng vào các ngân hàng trong nước.

Thực ra, Việt Nam cũng đã rất thành công trong việc thu hút vốn trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là trong các dự án BOT và các dự án thông thường. Lý do là, trước đây, nhờ Chính phủ có bảo lãnh, và những chính sách khác về bảo hộ đầu tư (ví dụ như đảm bảo chuyển đổi ngoại tệ và hợp đồng mua bán điện PPA đã rất phù hợp với luật vay). Tuy nhiên, trong lĩnh vực năng lượng tái tạo vẫn chưa có được PPA và không có được bảo lãnh từ Chính phủ, hoặc bảo lãnh về chuyển đổi ngoại tệ.

Đối với tỷ giá hối đoái, nếu tính từ ngày đưa ra trái phiếu sẽ có 30 ngày và trong 30 ngày đó rủi ro về tỷ giá hối đoái cũng rất cao cho các nhà đầu tư. Đối với những dự án nhỏ thì có thể chịu được, nhưng những với dự án mà quy mô 3.000 MW thì những rủi do ấy khá là lớn.

“Thực ra tôi đã đại diện cho cả chủ đầu tư, chính phủ cả bên cho vay các dự án về năng lượng tái tạo và năng lượng thông thường, không phải Chính phủ Việt Nam không biết, về vấn đề này, biết nhưng áp dụng thế nào, thay đổi ra sao để truyền những kinh nghiệm từ việc huy động vốn cho các dự án điện thông thường vào các dự án điện năng lượng tái tạo” - bà Linh Doan cho biết.

Trên cơ sở đó, bà Linh Doan xác định 7 phương thức giúp cho Việt Nam có thể thu hút được đầu tư nước ngoài, bao gồm:

Thứ nhất, về mặt cạnh tranh: Hiện nay đang có nhu cầu rất lớn đối với đầu tư nước ngoài ở khắp các quốc gia ở châu Á. Chúng tôi cũng gặp rất nhiều các công ty cho vay, ví dụ như ở Hồng Kông và quốc gia khác, họ thường hướng tới Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc, bởi vì họ được hưởng lợi rất nhiều. Tới Việt Nam, họ than phiền rằng không có hợp đồng mua bán điện mà khả thi về mặt tài chính. Vậy, làm thế nào để thu hút cạnh tranh với Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc? Có thể bằng cách cải thiện một chút hợp đồng mua bán điện, để thị trường điện năng lượng tái tạo hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ hai: Tôi nghĩ rằng cần phải có những cam kết chính trị rất rõ ràng. Đầu tư vào  năng lượng tái tạo là để kinh doanh. Không phải là Việt Nam phải chịu sức ép của WB để thực hiện, mà thực sự nó mang lại lợi ích cho Việt Nam, giúp cho tỷ trọng năng lượng cân bằng hơn, do vậy cũng cần phải có quy hoạch về năng lượng tái tạo bài bản.

Vì dụ: Thông tư 16 sẽ hết hạn vào tháng 6/2019, và có rất nhiều dự thảo mà Bộ Công Thương đã đưa ra, xem xét biểu giá điện mới sau 30/6 sẽ như thế nào? Tôi nghĩ rằng Bộ Công Thương phải đưa ra thông tư này sớm để giúp cho ổn định tâm lý cho các nhà đầu tư, để họ yên tâm đầu tư dài hạn.

Thứ ba: Là phải giảm được tình trạng quan liêu, giấy tờ, bởi tôi nghĩ rằng đối với một số nhà đầu tư, đặc biêt là dự án năng lượng tái tạo thì quy trình duyệt phức tạp hơn, liên quan đến rất nhiều cơ quan, từ bộ, ngành, địa phương rồi Chính phủ, tất cả các dự án phải được chấp thuận về mặt nguyên tắc của Chính phủ.

Thứ tư: Liên quan đến nghẽn mạng lưới, đây thực sự là rủi ro và là vấn đề lớn nhất về tính khả thi đối với dự án. Tôi đánh giá rất cao Bộ Công Thương đã cố gắng giải quyết vấn đề này và EVN cũng phải có nhiệm vụ  ưu tiên cho nguồn điện từ năng lượng mặt trời, tuy nhiên quy định này cũng phải áp dụng cho cả điện gió. Tôi cũng thấy được trong Thông tư số 02, thể hiện được Chính phủ cũng rất quyết tâm, muốn EVN cùng các chủ đầu tư bắt tay nhau và phải cùng có trách nhiệm.

Thứ năm: Chúng ta phải đưa ra những biểu giá, cơ chế. Chính phủ đã đưa ra các vấn đề này để thúc đẩy các nhà đầu tư, tuy nhiên, các mục tiêu, hạn thời gian cũng phải phù hợp và khả thi, ít nhất phải 5 năm.

Thứ sáu: Rủi ro ổn định về mặt Chính phủ. Việt Nam cho đến nay đã thể hiện được niềm tin, Chính phủ đã đưa ra những quy định mà có hiệu lực khởi đầu giống như ở Đài Loan, tôi nghĩ đây là một điểm tích cực mà chính phủ Việt Nam đã thực hiện cho các nhà đầu tư.

Thứ bảy: Là đánh giá về tín dụng của EVN, hay cũng tương tự, của Chính phủ Việt Nam nói chung.

MAI THẮNG (LƯỢC GHI) 

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động