RSS Feed for Tình hình sản xuất nhiên liệu hạt nhân tại Mỹ và một số thông tin về nguồn Urani của Việt Nam | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 07/04/2025 18:50
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Tình hình sản xuất nhiên liệu hạt nhân tại Mỹ và một số thông tin về nguồn Urani của Việt Nam

 - Nước Mỹ có công suất điện hạt nhân lớn nhất thế giới, với 96.826 MW, nên cũng là nước tiêu thụ nhiên liệu hạt nhân nhiều nhất thế giới. Sự cạnh tranh về giá cả đã khiến các nhà sản xuất Urani của quốc gia này suy giảm sản xuất đến mức gây nguy cơ mất an toàn nguồn cung. Tạp chí Năng lượng Việt Nam giới thiệu tình hình và sự cố gắng phục hồi sản xuất nhiên liệu hạt nhân của Mỹ và một số thông tin sơ bộ/ban đầu về nguồn quặng chứa Urani của Việt Nam để bạn đọc cùng tham khảo.
Những thuận lợi và khuyết thiếu cần bổ sung cho dự án điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam Những thuận lợi và khuyết thiếu cần bổ sung cho dự án điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam

Như chúng ta đều biết, Chỉ thị đầu tiên của năm 2025 (số 1/CT-TTg, ngày 3/1) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng Công Thương chỉ đạo triển khai, hoàn thành công tác đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong 5 năm. Sau chỉ đạo của Thủ tướng, câu hỏi được dư luận quan tâm là: Trong khoảng thời gian này, chúng ta có thể hoàn thành được không? Để giải đáp phần nào cho nội dung này, bước đầu, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam có một số trao đổi, nhận định, đề xuất dưới đây.

Việt Nam trước cơ hội lớn từ nguồn sức mạnh nguyên tử Việt Nam trước cơ hội lớn từ nguồn sức mạnh nguyên tử

Những quyết định mới nhất của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cuối tháng 11 và Nghị quyết của Quốc hội ngày 30/11/2024 đã đưa đất nước hòa chung vào không khí đặc biệt sôi động, dấu hiệu của một giai đoạn chuyển mình mang tính cách mạng. Trong đó, Nghị quyết về phát triển điện hạt nhân đã được dư luận đông đảo đồng tình.

Mỹ cố gắng phục hồi sản xuất nhiên liệu hạt nhân trong nước:

Năm 2023, các nhà máy điện hạt nhân tại Mỹ sử dụng 32 triệu pound (1 pound = 0,4536kg) Urani tinh chế (U3O8) nhập khẩu trong khi chỉ sử dụng 0,05 triệu pound Urani sản xuất trong nước. Như vậy, quốc gia này phải nhập khẩu chiếm tới 99% lượng U3O8 mà các nhà máy điện hạt nhân sử dụng để chế tạo nhiên liệu hạt nhân.

Mặc dù hiện tại các nhà sản xuất nước ngoài chiếm đa số nguồn cung chu trình nhiên liệu hạt nhân của Mỹ, các chính sách liên bang đang được áp dụng để phát triển chuỗi cung ứng nhiên liệu hạt nhân trong nước.

Cập nhật tình hình hoạt động sản xuất nhiên liệu hạt nhân tại Hoa Kỳ

U3O8, còn gọi là “bánh màu vàng” được chiết xuất từ quặng Urani theo quy trình hóa học. Bột mịn này được đóng vào các thùng thép, sau đó làm giàu và sử xử lý tiếp để tạo ra nhiên liệu hạt nhân.

Năm 2023, Mỹ nhập khẩu U3O8 và các sản phẩm tương đương chủ yếu từ Canada (27%), Australia, Nga, Kazakhstan và Uzbekistan.

Mỹ đang cố gắng phục hồi sản xuất Urani để sử dụng cho các lò phản ứng hạt nhân trong nước. Vào tháng 5/2024, Mỹ cấm nhập khẩu Uranium từ Nga, bắt đầu có hiệu lực từ tháng 8/2024. Bộ Năng lượng Mỹ vừa nhận được 2,7 tỷ USD tài trợ từ phê chuẩn của nghị viện nhằm giúp làm sống lại ngành sản xuất nhiên liệu hạt nhân cho các nhà máy điện hạt nhân thương mại.

Sản xuất U3O8 của Mỹ vào quý 3 năm 2024 đạt 121.296 pound, tăng 24% so với mức 97.709 pound trong quý 2. Có 5 cơ sở sản xuất Urani tinh chế trong nước (3 ở bang Wyoming và 2 ở bang Texas).

Cập nhật tình hình hoạt động sản xuất nhiên liệu hạt nhân tại Hoa Kỳ

Giá Urani (U3O8) nhập khẩu trong năm 2023 nằm trong khoảng từ 51,64 USD/pound (mua giao ngay), hoặc 42,42 USD/pound (giá hợp đồng dài hạn). Năm 2023 có 15% Urani được mua theo hợp đồng giao ngay, còn lại là hợp đồng dài hạn.

Năm 2023, các công ty điện hạt nhân đưa 34 triệu pound U3O8 cho các nhà máy làm giàu Urani ở trong và ngoài nước Mỹ. Các nhà máy làm giàu Urani tại Mỹ nhận được 39% khối lượng, còn 61% được giao cho các nhà máy làm giàu ở nước ngoài. Nga chiếm phần lớn nhất trong số các hợp đồng làm giàu Urani cho Mỹ.

Một số thông tin về nguồn quặng chứa Urani của Việt Nam:

Về trữ lượng tài nguyên quặng chứa Urani của Việt Nam, cho tới nay, cơ quan địa chất mới thăm dò chủ yếu trên bề mặt với việc khoan, địa vật lý; mới chỉ xử lý mẫu công nghệ với khối lượng vài chục tấn quặng, chưa thể tiến hành khai thác. Chúng ta có một số nguồn quặng chứa Urani, nhưng cần được tổ chức mở rộng khảo sát, thăm dò, đánh giá đầy đủ với độ chính xác cao hơn.

Mặt khác, để làm giàu Urani đòi hỏi công nghệ rất cao và cần có sự hỗ trợ, hợp tác tin cậy từ quốc tế. Do đó, trong giai đoạn tới, Việt Nam sẽ mua nhiên liệu hạt nhân của đối tác phối hợp tham gia xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

Nhiên liệu hạt nhân sau khi sử dụng (theo thông lệ quốc tế hiện nay) có thể chuyển giao ngược lại cho phía đối tác cung cấp nhiên liệu đầu vào để tái làm giàu Urani cho lần sử dụng sau./.

ĐÀO NHẬT ĐÌNH - CHUYÊN GIA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM


Nguồn tham khảo: Cục Thông tin Năng lượng Mỹ: https://www.eia.gov/todayinenergy/detail.php?id=64444

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động