RSS Feed for Thủy điện Tây Nguyên cuối mùa khô | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 22/12/2024 22:42
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Thủy điện Tây Nguyên cuối mùa khô

 - Tây Nguyên thuộc lưu vực các sông Ba, Sê San, Sê-rê-pốk và Đồng Nai, nên có tiềm năng thủy điện rất lớn. Thủy điện được xác định là nguồn năng lượng giá thành rẻ và có khả năng tái tạo. Việc phát triển thủy điện sẽ giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch đang ngày càng khan hiếm, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, tạo ra nguồn thu khá lớn cho ngân sách nhà nước.

>> Thuỷ điện Đắk Mi 4 điều tiết xả nước phục vụ sản xuất nông nghiệp
>> Đề nghị giám sát dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A
>> Đập thủy điện: Nhân tố tác động đến biến đổi khí hậu
>> Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia
>> Phát triển năng lượng xanh cho mùa xuân vĩnh hằng
>> Thiết lập 25 điểm quan trắc thủy điện ở Tây Nguyên

NGUYỄN THĂNG

Tuy nhiên, vấn đề cần bàn ở đây là phát triển thủy điện phải được tính toán kỹ lưỡng, so sánh giữa lợi ích kinh tế với những thiệt hại về môi trường sinh thái và những tác động tiêu cực đến đời sống xã hội.

Một trong những tác động đang hiện hữu ở Tây Nguyên - đó là nguồn nước ngầm ở Tây Nguyên bị suy giảm mạnh.

Đối mặt mực nước chết!

 

Thủy điện ở miền Trung - Tây Nguyên đang rất 'khát nước'. Ảnh minh họa

Hiện nay, toàn vùng Tây Nguyên đã quy hoạch 287 dự án thủy điện với tổng công suất 6.991 MW, trong đó 84 công trình (tổng công suất 4.768MW) đã vận hành, 50 công trình đang xây dựng, 87 dự án đang nghiên cứu đầu tư và 66 dự án chưa cho phép đầu tư.

Với số công trình thủy điện đã vận hành, bình quân mỗi năm hệ thống thủy điện ở Tây Nguyên cung cấp khoảng 20% công suất cho hệ thống điện của cả nước, đóng góp vào ngân sách 1.920 tỷ đồng.

Ngoài ra, hệ thống các hồ thủy điện vùng Tây Nguyên có tổng dung tích hữu ích hơn 6 tỷ m3 nước đã góp phần điều tiết lưu lượng nước trên các sông chính, chống hạn trong mùa khô, cắt lũ trong mùa mưa và tạo môi trường cho khai thác du lịch, phát triển nghề nuôi trồng thủy sản.

Trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk có 34 công trình thủy điện triển khai xây dựng, với công suất từ 0,2 đến gần 300 MW và diện tích lưu vực các công trình đều trùng với phần lớn diện tích có rừng nằm trên các địa bàn thuộc các huyện Buôn Đôn, Ma Đ’Rắk, Lắk, Krông Bông, Ea Kar, Ea Súp, Ea H’Leo. Trong đó có 5 công trình thủy điện, với tổng công suất 67,4 MW đã khai thác sử dụng phát điện hoà vào mạng lưới điện quốc gia, với hàng triệu kWh phát điện.

Theo thống kê, chỉ riêng từ năm 2006 trở lại đây, trên đại bàn tỉnh Đăk Lăk đã có gần 1.882 ha rừng, đất rừng được chuyển đổi mục đích qua sử dụng làm các công trình thủy điện. 


 

Thủy điện cũng ảnh hưởng đến hệ thống sông ngòi như làm thay đổi chế độ thủy văn, dòng chảy các lưu vực sông, mất nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất. Hiện tượng này đã xảy ra tại các tỉnh Tây Nguyên trong những năm gần đây khi người dân nơi đây lâm vào tình cảnh “người và cây đều khát nước” khi mạch nước ngầm suy giảm mạnh. Ảnh VietnamPlus

Theo báo cáo của Công ty Thủy điện Buôn Kuôp (Đăk Lăk): Mực nước hồ chứa Thủy điện buôn Tua Srah tính đến cuối tháng 3 chỉ đạt 476,29 m, thấp hơn cùng kỳ năm 2012 là 1,27 m, đang tiệm cận mực nước chết (465 m). Trong khi dung tích hữu ích của hồ theo thiết kế là 522,6 triệu m3, nhưng hiện nay chỉ còn 202 triệu m3. Đây là hồ tích nước đảm đương vai trò điều tiết nước cho hệ thống nhà máy thủy điện bậc thang trên dòng Sê-rê-pôk: Buôn Kuôp, Dray H’linh, Sê-rê-pôk 3, Sê-rê-pôk 4… nên với lượng nước như trên sẽ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất của cả hệ thống thủy điện cùng khai thác trên dòng sông này.

Lưu lượng nước trong những tháng mùa khô năm 2013 cũng sụt giảm nhiều so với cùng kỳ những năm trước. Nếu mức trung bình lưu lượng nước quy về trong tháng 1/2013 đạt 41,05 m3/s (trong khi con số này của năm 2012 là 56 m3/s), thì đến tháng 2 giảm xuống chỉ còn 28,77 m3/s (tháng 2/2012 là  40,17 m3/s). Trong ngày 17/3, lưu lượng nước quy về xuống còn 19,57 m3/s.

Mặc dù vậy, đơn vị này vẫn bảo đảm thời gian phát điện theo đúng quy trình, cam kết bảo đảm nguồn nước xả ra hạ lưu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Cụ thể, trong tháng 1/2013, thời gian vận hành 11,22 giờ/ngày, lưu lương nước xả ra hạ lưu là 44,84 m3/s; tháng 2/2013, thời gian vận hành trung bình 10,48 giờ/ngày, lưu lượng nước xả ra hạ lưu là 42,46 m3/s.

Ngoài những nhà máy thủy điện lớn, Đăk Lăk còn có hệ thống thủy điện vừa và nhỏ (TĐVVN), với sản lượng điện đáp ứng khoảng 1/3 nhu cầu dùng điện của toàn tỉnh. Tuy nhiên, đến giữa khô năm nay, hầu hết các nhà máy này đều không phát hết công suất, hoạt động cầm chừng do thiếu nước.  Địa bàn huyện M’Drak có 3 công trình TĐVVN, với tổng công suất 10,8 MW, nhưng từ đầu năm đến nay chỉ hoạt động cầm chừng do mực nước ở các sông, suối xuống thấp. Dòng suối Ea M’Doal vào thời điểm này nhiều đoạn cạn trơ đáy, trong khi phải gồng mình “cõng” 2 nhà máy thủy điện trên con suối này.

Đó cũng là tình trạng chung của nhiều nhà máy thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn toàn tỉnh, với 9 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ đã đi vào hoạt động, tổng công suất 58 MW, nhưng công suất hầu hết chỉ đạt 40 - 50% so với thiết kế.

Nhiều hệ lụy từ thủy điện

Theo số liệu từ Ban chỉ đạo Tây Nguyên, từ năm 1995 đến nay đã có trên 200 thôn, buôn ở khu vực Tây Nguyên bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi việc xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi. Tổng số diện tích đất của đồng bào bị thu hồi để xây dựng thủy điện là 30.000 ha và khoảng 12.000 hộ gia đình phải di dời hoặc nằm trong khu vực bị ảnh hưởng, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ hoặc một số dân tộc phía Bắc. Tuy nhiên, những hộ đã về khu tái định cư mới đời sống cũng chẳng khá hơn là bao.

Ngoài ra, hiện nay phần lớn các dự án thủy điện trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên vẫn chưa triển khai trồng lại rừng, đất lâm nghiệp chuyển đổi qua mục đích sử dụng làm thủy điện nên gây nhiều tác động xấu về môi trường và xã hội. 

Theo Nghị định 23 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng thì các dự án thủy điện lấy rừng để "đổi" công trình phải trồng lại rừng thay thế. Thực tế, trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk mới chỉ có dự án Thủy điện Sêrêpốk 4 (Buôn Đôn) trồng được 38,6 ha so với 202 ha rừng tự nhiên bị chuyển đổi. Dự án Thủy điện Ea M’Đoan 2 (huyện Ma Đ’Rắk) trồng được 5 ha trong khi diện tích rừng tự nhiên bị chuyển đổi gần 12 ha. Các dự án thủy điện khác, đến nay, các chủ đầu tư vẫn còn không chú ý tới.

Hiện nay, tỉnh Đăk Lăk kiên quyết buộc các chủ đầu tư các dự án thuỷ điện thực hiện nghiêm túc Nghị định 23, những địa bàn không còn đất trồng lại rừng, các chủ đầu tư quy đổi ra tiền theo diện tích tương ứng, chuyển về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh để có kế hoạch trồng lại rừng trên địa bàn. 

Việc xây dựng nhiều công trình thủy điện ồ ạt, một điều dễ nhận thấy nhất là mất rừng do làm thủy điện. Hiện chưa có số liệu chính xác ở Tây Nguyên về diện tích rừng đã mất của các công trình thủy điện và mỗi công trình thủy điện mất bao nhiêu diện tích rừng? Nhưng theo tính toán thì với 1MW thủy điện sản xuất ra, có khoảng 16 ha rừng bị mất.

Đáng lưu ý là khu vực làm thủy điện gắn với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ có đa dạng sinh học cao. Không những mất rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên… thủy điện còn làm mất một diện tích đất canh tác khá lớn gồm đất trồng lúa nước, đất nương rẫy, cây công nghiệp, vườn nhà, đất màu ven sông… Thủy điện cũng làm nảy sinh các vấn đề xã hội như người dân ở khu vực bị ảnh hưởng không có kế sinh nhai sẽ vào rừng làm lâm tặc bất đắc dĩ, tệ nạn cờ bạc rượu chè khi được nhận tiền đền bù đất đai hoa màu mà không biết làm ăn, bản sắc văn hóa bản địa bị mai một…

Mặc khác, thủy điện cũng ảnh hưởng đến hệ thống sông ngòi như làm thay đổi chế độ thủy văn, dòng chảy các lưu vực sông, mất nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất. Hiện tượng này đã xảy ra tại các tỉnh Tây Nguyên trong những năm gần đây khi người dân nơi đây lâm vào tình cảnh “người và cây đều khát nước” khi mạch nước ngầm suy giảm mạnh.

Đành rằng thủy điện mang đến nhiều lợi ích về  kinh tế, nhưng những hệ lụy về môi trường, về an toàn đối với vùng hạ lưu cũng cần có sự đắn đo, suy tính từ các nhà quản lý có thẩm quyền.

Sự đánh đổi nào cũng có giá của nó và có lẽ sự trả giá bao giờ cũng đắt.

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Giấc mộng Trung Hoa
Đòn nghi binh của Trung Quốc ở Biển Đông
Trung Quốc khó vượt qua 'lời nguyền Nhật Bản'
Hàng chục tỷ USD bí mật vào Triều Tiên như thế nào?
Quan hệ Nga-Nhật và chai rượu mùa nho năm 1855
Quân cảng Cam Ranh: Bí mật địa thế chiến lược quân sự
Chiêu 'miệng hố chiến tranh' của Triều Tiên thất bại

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động