Thống nhất phương án chống hạn vùng hạ du sông Vu Gia - Thu Bồn
07:56 | 01/04/2013
>> Đà Nẵng đề nghị thủy điện ĐăkMi 4 điều tiết nước cho hạ lưu
>> Quảng Nam yêu cầu kiểm định an toàn các đập thủy điện
|
Ảnh: Thế Phong |
Theo ông Huỳnh Vạn Thắng, Phó Giám đốc Sở NNPTNT TP Đà Nẵng, khảo sát thực tế cho thấy lượng mưa từ đầu năm 2013 đến nay đổ xuống lưu vực sống Vu Gia rất nhỏ, lưu lượng nước đổ về hạ du con sông này cũng rất thấp. Bên cạnh đó, việc thủy điện Đắk Mi 4 hầu như không xả nước về hạ du trong thời gian qua cũng khiến vùng hạ du thiếu nước.
Trước tình hình này, ngành Nông nghiệp TP Đà Nẵng đề nghị các Bộ ngành chỉ đạo thủy điện Đắk Mi 4 xả nước về lại sông Vu Gia với lưu lượng 25m3/s để chống hạn ở vùng hạ du.
Tại cuộc họp, đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết đến thời điểm này mực nước ở các hồ thủy điện khu vực miên Trung là rất thấp, trong đó có các hồ thủy điện Sông Tranh 2, A Vương, Đắk Mi 4. Do vậy từ đầu năm 2013, Tập đoàn đã có chỉ đạo các nhà máy thủy điện khai thác hạn chế, cầm chừng để đảm bảo phục vụ tưới tiêu cho các địa phương.
Theo đại điện hai nhà máy thủy điện nằm ở thượng lưu sông Vu Gia - Thu Bồn là A Vương và Đắk Mi 4, thời tiết bất lợi nhiều tháng qua và dự báo sẽ còn kéo dài đến tháng 9/2013 khiến mực nước tự nhiên đổ về các hồ thấp nhất từ trước tới nay.
Lượng nước hiện nay tại đập thủy điện A Vương là 49 triệu m3. Nếu nước đổ về hồ chứa theo tần suất hiện nay thì đến cuối tháng 8/2013 tổng lượng nước tại đập thủy điện A Vương chỉ đạt khoảng 200 triệu m3.
Còn đối với thủy điện Đắk Mi 4, lưu lượng nước đổ về hồ những tháng đầu năm 2013 chỉ đạt trung bình khoảng 15m3/s và dung tích hữu ích hồ khoảng 58 triệu m3/158 triệu m3, mực nước của hồ chỉ còn cao hơn mực nước chết khoảng 10m. Từ tháng 5/2012 đến nay, nhà máy hoạt động cầm chừng theo yêu cầu sử dụng nước sản xuất nông nghiệp tại Quảng Nam.
Đại diện nhà máy thủy điện A Vương và Đắk Mi 4, cho biết với khối lượng nước hiện có nếu phát điện hết công suất thì chưa đầy 1 tuần là hồ cạn kiệt. Do vậy đối với khó khăn của Đà Nẵng và Quảng Nam, đại điện EVN, Công ty thủy điện A Vương và Đắk Mi 4 đề xuất, tới đây sẽ xả nước các hồ thủy điện theo hướng tập trung để phục vụ tưới tiêu vụ hè thu.
Cụ thể, thủy điện A Vương sẽ xả với lưu lượng 39m3/s, còn Đắk Mi 4 xả 50m3/s trong vài ngày để phục vụ sản xuất, sinh hoạt.
Tại cuộc họp, các bên đã thống nhất một số phương án ưu tiên nước sinh hoạt, thủy lợi và thủy điện, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên theo chỉ đạo của Chính phủ.
Tổng cục Thủy lợi đề nghị tận dụng tối đa nguồn nước hiện có, các địa phương tiếp tục chỉ đạo nạo vét, khơi thông luồng lạch phụ vụ dẫn nước tới ruộng. Các hồ thủy điện thống nhất với địa phương xả nước phụ vụ hè thu một đợn 15 ngày tư 15-30/5, thủy điện A Vương xả với lưu lượng 39m3/s và Đắk Mi 4 là 50m3/s, và sẽ có sự điều chỉnh phù hợp nhu cầu từng thời điểm. Thứ 3 là các bên phải căn cứ vào nguồn nước sẵn có của mình để tiều tiết cho phù hợp, vì vậy ngành nông nghiệp hai địa phương phải có phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với điều kiện nước khó khăn hiện nay.
Đối với việc điều tiết nước ở sông Quảng Huế, hai địa phương cần nghiên cứu giải pháp chặn cửa vào sông Quảng Huế, để tập trung lượng nước có được từ sông Vu Gia về sông Ái Nghĩa (nhánh chia nước về Đà Nẵng), phục vụ cho cấp nước sản xuất, sinh hoạt và đảm bảo công tác đẩy mặn cho các nhà máy nước của TP Đà Nẵng.
Về lâu dài, Bộ NNPTNT đang nghiên cứu giải pháp tổng thể đối với vấn đề hạn hán ở khu vực miền Trung.
CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM
Trung Quốc đừng dại thử lòng yêu nước của dân tộc Việt!
Liệu sẽ có trục Bắc Kinh - Mạc Tư Khoa?
Kết cục cay đắng của trùm tài phiệt Nga Berezovsky
Biển Đông: Trung Quốc chôn bom nổ chậm, quốc tế lo ngại
Kỷ nguyên Tập - Lý chính thức bắt đầu
Triều Tiên: 'Cuộc chiến tranh lần 2 là không tránh khỏi'
Nga chuẩn bị bàn giao tàu ngầm cho Việt Nam
Người Nga và kịch bản Trung Quốc tấn công Nga
Thế Phong - Hương Thơm (Chinhphu)