RSS Feed for Thay đổi lớn trong chiến lược phát triển NLTT Việt Nam | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 22/12/2024 18:05
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Thay đổi lớn trong chiến lược phát triển NLTT Việt Nam

 - Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam giai đoạn 2030, tầm nhìn đến 2050, Chính phủ Việt Nam chú trọng phát triển thủy điện, năng lượng gió, mặt trời, sinh khối, khí sinh học, nhiên liệu sinh học.

WWF đề xuất giải pháp năng lượng thay thế cho Việt Nam

Theo nhận xét UNDP, những thay đổi trong Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam là đáng khích lệ, nhưng sản xuất điện vẫn phụ thuộc vào than và than đang là nguyên nhân chủ yếu gây phát thải khí nhà kính. Ảnh Song Anh

Ông Phạm Trọng Thực - Vụ trưởng Vụ Năng lượng Tái tạo - Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) cho rằng, Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo nhằm huy động mọi nguồn lực phát triển nguồn năng lượng này, giúp giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Đến năm 2020 hầu hết các hộ dân có điện, đến năm 2030 được tiếp cận dịch vụ năng lượng hiện đại, bền vững, giá hợp lý.

Giảm phát thải khí nhà kính 5% đến 2020; 25% đến 2030 và 45% vào 2050.

Nhiên liệu nhập khẩu giảm mạnh, giảm 40 triệu tấn than và 3,7 triệu tấn dầu năm 2030; 150 triệu tấn than và 10,5 triệu tấn dầu năm 2050.

Tỷ lệ số hộ sử dụng thiết bị năng lượng mặt trời tăng mạnh, từ 54,3% năm 2015 lên 12% năm 2020; 26% năm 2030 và 50% năm 2050.

Quy mô sử dụng khí sinh học từ 4 triệu m3 năm 2015 lên 8 triệu m3 năm 2020; 60 triệu m3 năm 2030 và 100 triệu m3 năm 2050.

Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng bếp tiên tiến, hiệu suất cao đạt 30% vào năm 2020, 60% năm 2025 và khoảng 100% năm 2030.

Nhiên liệu sinh học đáp ứng 5% nhu cầu ngành giao thông vào năm 2020, tăng lên 13% vào năm 2030 và 25% vào năm 2050.

Tỷ lệ nội địa hóa thiết bị năng lượng tái tạo đạt 30% vào năm 2020; 60% vào năm 2030 và có thể xuất khẩu vào năm 2050.

Trong mục tiêu chung, Việt Nam ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo cho sản xuất điện, tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo đạt khoảng 7% năm 2020, trên 10% năm 2030.

Thực hiện mục tiêu này, Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam  cũng đề ra các giải pháp cụ thể trong từng giai đoạn đến 2020, 2030 và 2050.

Thành lập quỹ phát triển năng lượng tái tạo bền vững, sử dụng các nguồn từ ngân sách nhà nước, phí môi trường đối với nhiên liệu hóa thạch và các nguồn khác.

Chính sách giá điện và bảo đảm đầu tư, trong đó xây dựng giá FIT cho các dạng năng lượng tái tạo nối lưới; các đơn vị điện lực có trách nhiệm mua toàn bộ điện năng sản xuất từ năng lượng tái tạo; Ban hành PPA; Chi phí mua điện từ năng lượng tái tạo được tính vào giá thành bán điện; Dự án năng lượng tái tạo được ưu tiên đấu nối với hệ thống điện quốc gia; Chi phí đấu nối và chi phí khác từ năng lượng tái tạo được tính vào phí truyền tải, phân phối điện.

Dự án phát điện từ nguồn năng lượng tái tạo độc lập được hỗ trợ từ Quỹ phát triển năng lượng bền vững.

Áp dụng quy chế RPS, trong đó các đơn vị phát điện có công suất lớn hơn 1.000 MW (không tính BOT); tỷ lệ điện từ nguồn năng lượng tái tạo bắt buộc đến năm 2020 không thấp hơn 3%; năm 2030 không thấp hơn 10%; năm 2020 không thấp hơn 20%; Các đơn vị phân phối điện có tỷ lệ điện năng mua từ nguồn năng lượng tái tạo không thấp hơn 5% đến năm 2020, 10% đến 2030 và 20% đến 2050.

Hàng năm, Bộ Công Thương quy định mức tỷ lệ tối thiểu của các nguồn năng lượng tái tạo của các đơn vị sản xuất, phân phối.

Về cơ chế thanh toán bù trừ, khách hàng sử dụng điện cuối cùng đang mua điện từ hệ thống điện quốc gia, phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo được áp dụng cơ chế này. Các đơn vị phân phối điện có trách nhiệm ký hợp đồng mua bán điện theo nguyên tắc thanh toán bù trừ với khách hàng sử dụng điện cuối cùng có lắp đặt nguồn điện năng lượng tái tạo; Bộ Công Thương quy định trình tự đấu nối, phương pháp định giá; sản lượng điện từ nguồn năng lượng tái tạo của khách hàng sử dụng cuối cùng được tính vào tỷ lệ RPS của đơn vị phân phối, kinh doanh điện.

Hình thành thị trường và công nghệ năng lượng tái tạo thông qua các hình thức: xây dựng chương trình quốc gia về năng lượng tái tạo; xây dựng và phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo; Hình thành và phát triển thị trường công nghệ năng lượng tái tạo.

Sau cùng, phần giải pháp đề cập đến các chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác về thuế, đất đai, môi trường…

Nhận xét về những nội dung trong Chiến lược, ông Bakhodir Burkhanov, Phó Giám đốc quốc gia UNDP cho rằng, Chiến lược là tín hiệu mạnh mẽ gửi đến các nhà đầu tư rằng Việt Nam cam kết chuyển đổi năng lượng sang các dịch vụ và phát triển điện sạch hơn.

Những thay đổi về chính sách năng lượng của Việt Nam là đáng khích lệ, nhưng sản xuất điện vẫn phụ thuộc vào than và than đang là nguyên nhân chủ yếu gây phát thải khí nhà kính.

Cạnh đó, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị thu hẹp đầu tư do điện than là hiểm họa môi trường đối với quốc gia và toàn cầu trong những thập niên tới.

Chiến lược phản ánh cam kết phát triển ít Carbon và Đóng góp Dự kiến do quốc gia tự quyết định (INDC) của Việt Nam đối với Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC). Chiến lược cũng hỗ trợ thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu mà Việt Nam đã cùng với hơn 175 quốc gia ký kết.

SONG ANH

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động