RSS Feed for Than Việt Nam Thứ bảy 27/04/2024 01:04
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Than Hà Lầm đính chính thông tin gây thất thiệt

Than Hà Lầm đính chính thông tin gây thất thiệt

Theo ông Vũ Ngọc Thắng - Phó giám đốc Công ty CP than Hà Lầm, có thông tin cho rằng trong Công ty để xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động do cường độ cao; Công ty gửi lương vào thẻ của người lao động, sau đó người lao động rút ra nộp lại cho tổ trưởng… Về những thông tin này Công ty đã tiến hành xác minh và khẳng định không có sự việc này.
Vận hành thiết bị khai thác lò chợ lớn nhất Việt Nam

Vận hành thiết bị khai thác lò chợ lớn nhất Việt Nam

Chào mừng 80 năm Ngày truyền thống công nhân Vùng mỏ - Truyền thống ngành Than Việt Nam 12/11 (1936-2016), ngày 10/11, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Công ty cổ phần Than Hà Lầm tổ chức khánh thành và gắn biển công trình lắp đặt thiết bị khai thác lò chợ cơ giới hóa đồng bộ 7-2.1 vỉa 7 lớn nhất Việt Nam.
Những dấu mốc lịch sử quan trọng của ngành Than

Những dấu mốc lịch sử quan trọng của ngành Than

Xưa kia trong hầm lò phát động thi đua không biết đến bao nhiêu lần mới có được một lò chợ chống gỗ đạt 10 vạn tấn/năm, tới nay mỏ Hà Lầm đã có lò chợ cơ giới hoá 60 vạn tấn/năm và lắp đặt thiết bị để kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống sẽ có lò chợ 1,2 triệu tấn/năm. Đây rõ ràng là một bước đột phá, một dấu mốc lịch sử rất quan trọng của ngành Than Việt Nam.
Chủ tịch nước gặp mặt đại biểu tiêu biểu ngành Than

Chủ tịch nước gặp mặt đại biểu tiêu biểu ngành Than

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công nhân vùng Mỏ - Truyền thống ngành Than Việt Nam (12/11/1936 - 12/11/2016), chiều 2/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có cuộc gặp mặt, nói chuyện thân mật với Đoàn đại biểu các tập thể, cá nhân tiêu biểu của ngành Than và tỉnh Quảng Ninh.
Ngày xuân bàn  ‘huyệt đạo’ ngành Năng lượng Việt Nam

Ngày xuân bàn ‘huyệt đạo’ ngành Năng lượng Việt Nam

Trong không khí ngày xuân, ngắm đào, quất Nhật Tân, ngẫm nghĩ đôi điều về ngành năng lượng. Tại sao năng lượng Việt Nam phát triển còn kém hiệu quả hơn nhiều nước, ảnh hưởng từ “huyệt đạo” nào? Cũng như trong cơ thể người ta, ngành năng lượng có nhiều “huyệt đạo”, mỗi huyệt có một vai trò của nó, nhưng “huyệt” nào khi “châm kim” ảnh hưởng cả “hệ kinh lạc”? Ngày xuân xin lạm bàn vài “huyệt”, mà người viết nghĩ rằng nó là “huyệt chủ”.
Ý kiến của Chính phủ về phản biện của VEA

Ý kiến của Chính phủ về phản biện của VEA

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số: 8195/VCP-KTN, về việc “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” phản hồi theo kiến nghị của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (Văn bản số 67/VBKN-VEA, ngày 26/9/2014) gửi Thủ tướng Chính phủ và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Trong đó nêu một số phân tích, đánh giá và kiến nghị giải pháp chiến lược về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
Đề xuất giải pháp chiến lược về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Đề xuất giải pháp chiến lược về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Để cụ thể hóa các vấn đề được nêu ra tại Hội thảo khoa học “Tiết kiệm năng lượng - Những vấn đề cấp bách” do Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) phối hợp với Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tổ chức ngày 21/8/2014, tại Hà Nội. Sau khi cùng các chuyên gia, nhà khoa học trong Hội đồng Khoa học Năng lượng - VEA họp bàn, xem xét, phân tích, cân nhắc các ý kiến, ngày 26/9/2014, VEA đã hoàn thành văn bản số 67/VBKN-VEA, về việc "Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả" gửi tới Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBTW Mặt trận Tổ quốc VN.... Tòa soạn Năng lượng Việt Nam/ Nangluongvietnam.vn trân trọng đăng tải nguyên văn nội dung bản kiến nghị tới độc giả...
Ngành Than Việt Nam: Trước thách thức và vận hội mới

Ngành Than Việt Nam: Trước thách thức và vận hội mới 1

“Trong năm 2014, sẽ mở ra cho ngành Than nhiều triển vọng để phát triển một cách ổn định hơn, nhưng chắc chắn còn không ít khó khăn về cơ chế chính sách, giá bán, vấn đề thăm dò, khai thác, thuế, phí… Tuy nhiên, bản tính người dân Việt Nam khi càng khó khăn thì càng “ló cái khôn”, sức bật, sự vươn lên càng mạnh mẽ, nên tôi tin chính trong sự gian khó thì bản thân mỗi doanh nghiệp kể cả quốc doanh và ngoài quốc doanh đều có động lực vươn lên để tồn tại và phát triển”. Nhân dịp năm mới, ông Trần Xuân Hòa - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã có cuộc trao đổi với phóng viên Toàn soạn Năng lượng Việt Nam/ NangluongVietnam.vn về những định hướng của ngành Than Việt Nam trong thời gian tới.
Phản biện về 'Dự báo nhu cầu than của Việt Nam đến năm 2050'

Phản biện về 'Dự báo nhu cầu than của Việt Nam đến năm 2050'

Sau khi Tạp chí Năng lượng Việt Nam/ NangluongVietnam.vn đăng bài viết về "Dự báo nhu cầu than của Việt Nam đến năm 2050" của TS. Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc BQL các dự án Than ĐBSH - Vinacomin, TS Nguyễn Mạnh Hiến, nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) có ý kiến phản biện và nhận xét như sau:
Hiện trạng và quy hoạch phát triển nguồn than

Hiện trạng và quy hoạch phát triển nguồn than

Nguồn than chủ yếu của Việt Nam là than Antraxit thuộc bể than Đông Bắc, nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, một phần thuộc tỉnh Bắc Giang và Hải Dương. Than Antraxit của Bể than Đông Bắc có chất lượng tốt (nhiệt trị 4.600-8.200 kcal/kg). Ngoài ra, vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ đã phát hiện bể than nâu được dự báo có trữ lượng khoảng 210 tỷ tấn. Kết quả thăm dò và khảo sát năm 2010 của ngành than cho thấy, tổng trữ lượng than của Việt Nam ước khoảng 48,7.109 tấn (bao gồm than bể than Đông Bắc, khối nâng Khoái Châu của bể than đồng bằng Sông Hồng và các mỏ khác).
Liệu ngành Than Việt Nam có đạt được các mục tiêu Chính phủ đề ra?

Liệu ngành Than Việt Nam có đạt được các mục tiêu Chính phủ đề ra?

Câu chuyện giá than bán dưới giá thành, hay bất cập của một số chính sách thuế… luôn là vấn đề cấp bách, được cả xã hội đặc biệt quan tâm. Bởi nó liên quan đến sinh mệnh của trên 10 vạn con người ở vùng mỏ, liên quan đến ngân sách trung ương, địa phương, liên quan đến nguồn vốn đầu tư phát triển mỏ mới, nâng cấp các mỏ than hiện có nhằm đảm bảo sản lượng theo quy hoạch ngành Than, đảm bảo nhu cầu than tăng cao cho nền kinh tế trong những năm săp tới.
Phát triển nhiệt điện chạy than Việt Nam và những thách thức

Phát triển nhiệt điện chạy than Việt Nam và những thách thức

Theo các quy hoạch năng lượng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho thấy, đầu tư toàn ngành Điện giai đoạn 2011 - 2020, bình quân khoảng gần 5 tỷ USD/năm, giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 7,5 tỷ USD mỗi năm, tổng 2 giai đoạn là 125 tỷ USD (nguồn điện chiếm khoảng 65% lượng vốn đầu tư). Còn theo Quy hoạch ngành Than, đến 2015 chúng ta còn thiếu 4 triệu tấn, 2020 thiếu 42 triệu tấn, 2025 thiếu 57 triệu tấn, 2030 thiếu 110 triệu tấn, với tổng nguồn vốn đầu tư chỉ khoảng trên dưới một tỷ USD/năm... Đây là tình huống thách thức lớn, đe doạ an ninh năng lượng quốc gia. NangluongVietnam trân trọng giới thiệu bài viết của TS. Bùi Huy Phùng (Chủ tịch Hội đồng Khoa học Năng lượng - Hiệp hội Năng lượng Việt Nam) phản biện, kiến nghị xung quanh vấn đề này.
Sức nóng từ than

Sức nóng từ than

Ngay sau ngày Khu mỏ Hồng Quảng được giải phóng, các mỏ than là những đơn vị công nghiệp được đầu tư cơ khí hóa sớm nhất với sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô cả về thiết bị, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, nhằm tăng nhanh sản lượng, có đủ than cho tiêu dùng trong nuớc và xuất khẩu.
1 2
Phiên bản di động