RSS Feed for Kết quả tìm kiếm từ khóa: Năng lượng sơ cấp | Trang 2 Thứ sáu 17/05/2024 08:40
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
giai phap cong nghe thu giu va luu tru carbon dioxide

Giải pháp công nghệ thu giữ và lưu trữ Carbon dioxide

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), tỷ trọng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch trong hỗn hợp năng lượng toàn cầu năm 2013 là 81%. Để giữ cho nhiệt độ toàn cầu tăng dưới 2 độ C, cần phải giảm tỷ lệ này xuống 40% mức sử dụng năng lượng sơ cấp vào năm 2050 và để đạt được tỷ lệ này thì sẽ phải thực hiện giải pháp thu giữ và lưu trữ Carbon dioxide (CCS) cho 95% các nhà máy nhiệt điện than, 40% nhiệt điện khí. Công nghệ CCS có thể loại trừ phát ra khí quyển tới hơn 90% CO2 từ các nhà máy nhiệt điện than, khí và không chỉ giới hạn trong sản xuất điện, mà còn được áp dụng cho các ngành công nghiệp khác như: Chế biến khí tự nhiên, sản xuất phân bón, khí hydro, sắt thép, xi măng… là các ngành đóng góp khoảng 25% lượng khí thải CO2 toàn cầu.
phat thai co2 tu tieu dung nang luong nhin va suy ngam tu moi goc do ky cuoi

Phát thải CO2 từ tiêu dùng năng lượng: Nhìn và suy ngẫm từ mọi góc độ [Kỳ cuối]

Xét trên mọi phương diện, quy mô tiêu dùng năng lượng sơ cấp, quy mô phát thải CO2, kể cả tính theo bình quân đầu người, thì Việt Nam còn rất thấp so với bình quân của thế giới và quá thấp so với nhiều nước trong khu vực, cũng như mức phát thải cho phép. Do đó, nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam thời gian tới tiếp tục tăng cao, kéo theo mức phát thải khí nhà kính tăng lên là xu thế tất yếu. 
phat thai co2 tu tieu dung nang luong nhin va suy ngam tu moi goc do ky 2

Phát thải CO2 từ tiêu dùng năng lượng: Nhìn và suy ngẫm từ mọi góc độ [Kỳ 2]

Phát thải CO2 từ tiêu dùng năng lượng, xét theo khối nước, thì khối OECD đa phần là các nước có xu hướng giảm phát thải, song năm 2018 một số nước phát thải vẫn cao như: Mỹ, Hàn Quốc, Ba Lan, Úc... nên mức phát thải của toàn khối tăng lên. Còn khối các nước ngoài OECD, do nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế, xã hội ngày càng tăng, kéo theo mức phát thải CO2 tăng lên. Với EU, mức phát thải có giảm, do cơ cấu tiêu dùng năng lượng sơ cấp chuyển dịch theo hướng sạch hơn...  
phat thai co2 tu tieu dung nang luong nhin va suy ngam tu moi goc do ky 1

Phát thải CO2 từ tiêu dùng năng lượng: Nhìn và suy ngẫm từ mọi góc độ [Kỳ 1]

Năng lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của loài người. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao. Tuy nhiên, đi đôi với lợi ích to lớn, quá trình khai thác, chế biến và sử dụng năng lượng cũng gây ra ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường, nhất là phát thải khí nhà kính (CO2) - thủ phạm chính gây biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay. Trong chuyên đề này, Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ giới thiệu bức tranh toàn cảnh về tình hình phát thải khí nhà kính từ tiêu dùng năng lượng năm 2018 trên phạm vi toàm cầu, nhóm nước và từng nước dưới các góc độ: quy mô, tăng trưởng, tỉ phần, bình quân đầu người và bình quân trên 1 đơn vị năng lượng tiêu thụ. Qua đó suy ngẫm cho nhiệm vụ của toàn thế giới, của từng khối nước, từng nước và của Việt Nam trong cuộc chiến giảm thiểu khí nhà kính nói chung, khí nhà kính từ tiêu dùng năng lượng nói riêng nhằm góp phần bảo vệ Trái Đất xanh của chúng ta.  
than dien than tang truong trong su phan hoa theo xu the tat yeu ky 1

Than, điện than tăng trưởng trong sự phân hóa theo xu thế tất yếu [Kỳ 1]

Xét trên phạm vi toàn cầu năm 2018, than và nhiệt điện than không những không giảm mà vẫn tiếp tục tăng mạnh, giữ vai trò chính trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng sơ cấp và điện năng của nhân loại, đặc biệt nhiệt điện than vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 38%, vượt xa điện khí đứng thứ hai là 23,2%. Từ xu thế của thế giới, kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy, việc phát triển than, nhiệt điện than của Việt Nam là cần thiết. Tuy nhiên, việc phát triển than, nhiệt điện than thời gian tới phải theo cách khôn ngoan trên cơ sở áp dụng công nghệ sạch và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
vai tro cua dau khi trong co cau nang luong the gioi

Vai trò của dầu khí trong cơ cấu năng lượng thế giới

Bài viết dưới đây bàn về vai trò của dầu khí trong cơ cấu năng lượng (xét trên phạm vi thế giới), trên cơ sở trả lời câu hỏi: Tỉ trọng của dầu khí trong cơ cấu năng lượng sơ cấp và cuối cùng ở thời điểm hiện nay, cũng như các xu hướng thay đổi có thể xảy ra trong hai thập kỷ tới? Những yếu tố nào thay đổi làm ảnh hưởng mạnh nhất đến việc tiêu thụ và cung cấp dầu khí trên thị trường nhiên - nguyên liệu thế giới? (Các số liệu dự báo năng lượng sử dụng chủ yếu dựa theo nghiên cứu mới nhất của BP: “BP Energy Outlook, edition 2019” công bố giữa tháng 6/2019).
tap chi nang luong viet nam tuoi trang ram

Tạp chí Năng lượng Việt Nam tuổi 'Trăng Rằm'

Chặng đường 15 năm Tạp chí Năng lượng Việt Nam đi vào hoạt động và trưởng thành cũng là thời kỳ ngành Năng lượng Việt Nam phát triển khá nhanh trong tất cả các khâu từ thăm dò, khai thác, sản xuất, chế biến, truyền tải, phân phối, xuất - nhập khẩu năng lượng. Đồng thời cũng là thời kỳ nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng, nhu cầu năng lượng tăng cao, đã dẫn tới việc khai thác ngày càng cạn kiệt các nguồn năng lượng sơ cấp truyền thống (thủy năng, than, dầu khí), biến nước ta từ xuất khẩu tịnh thành nhập khẩu tịnh năng lượng, an ninh năng lượng quốc gia tiềm ẩn nhiều thách thức.
de mua xuan tuan hoan theo quy luat cua tu nhien

Để mùa xuân tuần hoàn theo quy luật của tự nhiên

Ai cũng biết, quy luật tuần hoàn tạo hóa, mỗi năm có bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông. Mùa Xuân là mùa đẹp nhất trong năm, không khí ấm áp, hoa lá khoe sắc, muôn loài tìm bạn tình mà sinh sôi nẩy nở vĩnh hằng. Từ khi con người thoát khỏi thế giới động vật, xây dựng và phát triển xã hội loài người một cách thần kỳ, tuy nhiên đã thể hiện không ít những mâu thuẫn giữa con người với tự nhiên và cả con người với nhau!  
phan doi viet nam phat trien nhiet dien than la mot sai lam ky 2

Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 2]

Trong bức tranh năng lượng toàn cầu do IEA công bố, Việt Nam gần như không có cơ hội để có tên trên bản đồ về bất cứ lĩnh vực năng lượng nào của thế giới. Nhưng, trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ là một trong 10 nước nhập khẩu năng lượng lọt vào "top ten" nhập khẩu năng lượng của thế giới. Đây là nguy cơ hiện hữu về an ninh năng lượng quốc gia của Việt Nam không thể không tính sớm.
phan doi viet nam phat trien nhiet dien than la mot sai lam ky 1

Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 1]

Qua số liệu thống kê về năng lượng thế giới mới nhất do IEA công bố cho thấy: mức tiêu dùng năng lượng của nền kinh tế của Việt Nam còn quá thấp (về năng lượng sơ cấp chỉ bằng 43% của thế giới và 80% của ASEAN, về điện chỉ bằng 50,26% của thế giới và 116% của ASEAN); mức phát thải khí CO2 tính theo đầu người của chúng ta chỉ bằng 41,6% so với mức bình quân của thế giới và 90% so với ASEAN. Điều đó cho thấy, nhu cầu phát triển ngành năng lượng của Việt Nam còn rất cao và "dư địa" về phát thải khí CO2 còn rất lớn... Vì vậy, theo chúng tôi, chủ trương hạn chế phát triển các nhà máy nhiệt điện chạy than ở Việt Nam là không có cơ sở và sẽ là một sai lầm đáng tiếc.
viet nam co the dat 100 nang luong tai tao vao nam 2050 ky 1

Việt Nam có thể đạt 100% năng lượng tái tạo vào năm 2050 (Kỳ 1)

Theo một nghiên cứu của Đại học Stanford (năm 2016) dành cho 139 nước trên thế giới, viễn cảnh 100% năng lượng tái tạo năm 2050 là hoàn toàn khả thi. Còn ở Việt Nam, với sự đóng góp khoảng 15%-20% của thủy điện và tính đến sự giảm đáng kể tiêu thụ nhờ vào việc sử dụng điều độ (-25% đến -30%) và hiệu quả năng lượng (-20%), thì mục tiêu 100% năng lượng tái tạo của chúng ta vào năm 2050 là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, Chính phủ cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, huy động mọi nguồn lực để đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực năng lượng tái tạo (theo một chương trình nhiều năm và một lộ trình rõ ràng). Và chỉ cần nhân khoảng 2 lần mục tiêu (năng lượng tái tạo, năng lượng sơ cấp = 44%) mà Chính phủ đã công bố ngày 25/11/2015 là Việt Nam có thể đạt được mục tiêu đã định...
nhan dinh thach thuc va dinh hinh tuong lai nang luong viet nam

Nhận định thách thức và định hình tương lai năng lượng Việt Nam

Hội đồng Phản biện Tạp chí Năng lượng Việt Nam vừa thực hiện cuộc phỏng vấn với Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng liên quan đến thách thức an ninh năng lượng quốc gia Việt Nam. Cuộc phỏng vấn nhằm giải đáp phần nào những vấn đề dư luận đang quan tâm đến quy hoạch các phân ngành năng lượng (điện, than, dầu khí, năng lượng tái tạo); nhập khẩu năng lượng sơ cấp; đầu “ra” của nhiệt điện than (giá bán điện) và đầu “vào” (giá mua than); phát triển thủy điện, nhiệt điện than, năng lượng tái tạo, thị trường điện và tiết kiệm năng lượng, vv... Đặc biệt là quan điểm, nhìn nhận của Bộ Công Thương trước thách thức nguồn cung năng lượng - khi Việt Nam phải nhập khẩu năng lượng sơ cấp với khối lượng lớn trong tương lai tới.
vi sao viet nam can phat trien nhiet dien than bai 8

Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 8)

Hiện nay than tiêu thụ đang chiếm trên 30% tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp toàn cầu. Tuy nhiên, có nhiều tổ chức, chuyên gia, chủ yếu là quốc tế đưa những nhận định, quan điểm quá khích: "Than là nhơ nhuốc", là nguồn "năng lượng bẩn", "than là nguồn gốc gây chết người"... Thiết nghĩ, chúng ta nên tiến hành nghiên cứu nghiêm túc, đánh giá khách quan để tìm cách sử dụng hợp lý nguồn "vàng đen" quý giá này.  
quy che hoat dong bcd quoc gia ve phat trien dien luc

Quy chế hoạt động BCĐ quốc gia về phát triển điện lực

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng (Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phát triển Điện lực) vừa ký Quyết định ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo này.
to may dhn dau tien cua viet nam van hanh nam 2028

Tổ máy ĐHN đầu tiên của Việt Nam vận hành năm 2028

Việt Nam sẽ phát triển các nhà máy điện hạt nhân nhằm bảo đảm ổn định cung cấp điện trong tương lai khi nguồn năng lượng sơ cấp trong nước bị cạn kiệt.
Trang trước Trang tiếp
Phiên bản di động