RSS Feed for Kết quả tìm kiếm từ khóa: Dầu khí toàn cầu | Trang 1 Thứ bảy 04/05/2024 22:26
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
thi truong dau khi toan cau trong ngan han phan tich cua nguoi trong cuoc

Thị trường dầu khí toàn cầu trong ngắn hạn: Phân tích của ‘người trong cuộc’

Thị trường dầu - khí trên toàn cầu thời gian tới có thể sẽ chịu áp lực mới khi nguồn cung tăng, thị trường chuyển từ thâm hụt sang cân bằng và vẫn còn những lo ngại về sự phục hồi trong tăng trưởng nhu cầu dầu do đại dịch Covid-19 tác động đến các quốc gia tiêu thụ dầu lớn. Do vậy, dự báo giả định cho rằng: Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, nhưng nếu có bất kỳ phát triển nào của xã hội bị sai lệch đều có thể khiến thị trường năng lượng đi chệch hướng... Tổng hợp dưới đây của chuyên gia Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ cho chúng ta thấy bức tranh toàn cảnh về thị trường dầu - khí toàn cầu thời gian qua, cũng như những nhận định (dựa trên các dữ liệu khoa học) năm 2021 và trong trung hạn.
boi canh toan cau va van de dat ra voi nganh dau khi viet nam ky cuoi

Bối cảnh toàn cầu và vấn đề đặt ra với ngành Dầu khí Việt Nam [Kỳ cuối]

Bối cảnh cạnh tranh quốc tế hiện nay mang lại cơ hội cho ngành dầu khí trong thu hút nhà đầu tư chiến lược, hấp thu công nghệ hiện đại và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Song bối cảnh này cũng đặt ra thách thức cho ngành Dầu khí Việt Nam trong việc đổi mới mô hình quản trị công ty, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
boi canh toan cau va van de dat ra voi nganh dau khi viet nam ky 1

Bối cảnh toàn cầu và vấn đề đặt ra với ngành Dầu khí Việt Nam [Kỳ 1]

Bối cảnh cạnh tranh toàn cầu đang tồn tại nhiều xu hướng trái ngược nhau. Điều này một mặt mang lại cơ hội, cũng đồng thời tạo ra thách thức cho việc phát triển, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh của ngành Dầu khí Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh ngành đang đẩy mạnh hội nhập toàn cầu. Bài viết nhằm làm rõ những mâu thuẫn trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu hiện nay và những vấn đề, khuyến nghị chính sách cho sự phát triển của ngành Dầu khí Quốc gia. Bài viết gồm ba phần: [1] Bối cảnh cạnh tranh toàn cầu hiện nay; [2] Thực trạng phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam và những cơ hội, thách thức đặt ra từ bối cảnh cạnh tranh toàn cầu; [3] khuyến nghị giải pháp.
de pvn tiep tuc phat trien va van la tru cot cua nen kinh te

Để PVN tiếp tục phát triển và vẫn là trụ cột của nền kinh tế

Trong giai đoạn hiện nay được cho là đặc biệt khó khăn đối với ngành công nghiệp dầu khí toàn cầu. Nhiều quốc gia trong và ngoài OPEC đã, đang nỗ lực phối hợp cắt giảm sản lượng, sẵn sàng chấp nhận hy sinh lợi ích cục bộ để chung sức đẩy giá dầu lên, tái cân bằng thị trường. Là một quốc gia có sản lượng dầu thô xuất khẩu không lớn, nhưng Việt Nam cũng bị tác động không nhỏ từ "cơn sóng gió" này... Vậy, đâu là giải pháp để Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vượt qua những khó khăn, thách thức, tiếp tục phát triển bền vững, đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc dân và hội nhập thành công? Về vấn đề này, ông Hồ Tế (nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính, kiêm Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Dầu mỏ - Khí đốt Việt Nam) và ông Trần Ngọc Cảnh (nguyên Tổng giám đốc - PVN) đã có những chia sẻ tâm huyết dưới đây...
buc tranh dau khi toan cau trong boi canh hien nay 3

Bức tranh dầu khí toàn cầu trong bối cảnh hiện nay [3]

Trong gần 3 năm qua, ngành dầu mỏ thế giới trải tình trạng tồi tệ nhất kể từ thập niên 90 của thế kỷ XX. Nếu lịch sử là sự quy hồi, sau mỗi lần giảm giá sâu thường sẽ đến giai đoạn hồi phục, thậm chí bùng nổ. Song, theo giới phân tích, sự phục hồi hiện tại lại không hề chắc chắn, bất chấp Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã gia hạn thỏa thuận lịch sử giảm nguồn cung hồi cuối năm ngoái, thậm chí còn có được sự nhất trí của Nga - nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn ngoài OPEC. Dường như OPEC vẫn đang loay hoay tìm đáp án cho bài toán khó nâng giá dầu.
buc tranh dau khi toan cau trong boi canh hien nay 2

Bức tranh dầu khí toàn cầu trong bối cảnh hiện nay [2]

Năng lượng bền vững trở thành mối quan tâm chính khi ngày càng nhiều quốc gia trên thế giới đối mặt với nguy cơ thiếu hụt năng lượng. Báo cáo "Triển vọng năng lượng quốc tế 2016" của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho thấy, trong vòng 3 thập niên tới, nhu cầu tiêu thụ năng lượng của thế giới - nhất là các quốc gia châu Á sẽ tăng lên đáng kể. Ấn Độ và Trung Quốc sẽ là 2 quốc gia có mức độ tiêu thụ năng lượng lớn nhất.
buc tranh dau khi toan cau trong boi canh hien nay 1

Bức tranh dầu khí toàn cầu trong bối cảnh hiện nay [1]

Năng lượng cho phát triển là bài toán chiến lược đối với các quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh các nguồn năng lượng không thể tái sinh dần cạn kiệt và những đòi hỏi về giảm thiểu tác hại của việc tiêu thụ năng lượng đối với môi trường ngày càng cấp bách, có hiệu suất cao hơn so với năng lượng truyền thống. Năng lượng bền vững được dự báo sẽ trở thành nguồn năng lượng thay thế quan trọng trong tương lai.
cong nghe so lam thay doi tuong lai nganh dau khi

Công nghệ số làm thay đổi tương lai ngành dầu khí

Khủng hoảng giá dầu giảm đã buộc ngành dầu khí trên toàn cầu phải chuyển đổi và hướng tới công nghệ số - hứa hẹn mang lại nhiều ích lợi về chi phí, độ an toàn và hiệu suất. Năng lượng Việt Nam giới thiệu 10 công nghệ của GE đang thay đổi tương lai ngành dầu khí...
chu tich cop28 keu goi nganh dau khi hanh dong bao ve khi hau toan cau

Chủ tịch COP28 kêu gọi ngành dầu khí hành động bảo vệ khí hậu toàn cầu

Với một động lực đúng đắn, công nghệ, tư duy và mô hình đối tác phù hợp, ngành dầu khí có đủ khả năng và nguồn lực để giúp loài người kiểm soát phát thải carbon. Ngành dầu khí cùng các đối tác hướng đến cải thiện hiệu suất năng lượng, tăng cường việc sử dụng những năng lượng “sạch”, nhằm giảm tải lượng khí thải để giảm phát thải carbon trên toàn cầu… Đó là các thông điệp được TS. Sultan Al Jaber - Chủ tịch COP28 UAE đưa ra tại sự kiện năng lượng hàng đầu thế giới - CERAWeek, ngày 6/3 tại Houston, Texas (Mỹ).
ptsc xac lap vi the toan cau ve dich vu ky thuat dau khi

PTSC xác lập vị thế toàn cầu về dịch vụ kỹ thuật dầu khí

Phát biểu tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2014 của Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC), Phó Tổng giám đốc PVN Nguyễn Hùng Dũng khẳng định: “PTSC đang tạo vị thế, thương hiệu và xác lập được vị thế của mình trên bản đồ các nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu ở thế giới. Và đây là tiền đề, là giấy phép thông hành cho PTSC bước vào thị trường dịch vụ trong khu vực cũng như trên thế giới. 
mot so dau hieu cua nganh than toan cau ky 2 dau hieu nao can quan tam

Một số dấu hiệu của ngành than toàn cầu [Kỳ 2]: Dấu hiệu nào cần quan tâm?

Từ tổng quan trữ lượng, sản lượng khai thác, xuất - nhập khẩu, tiêu thụ than năm 2020 của toàn thế giới, khu vực, nhóm nước và các nước đại diện (trong kỳ trước), dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ phân tích, nhận xét làm rõ từng nội dung, cũng như lưu ý những dấu hiệu cần quan tâm của ngành than trên toàn cầu.
nong do khi thai nha kinh tren toan cau tang ky luc

Nồng độ khí thải nhà kính trên toàn cầu tăng kỷ lục

Theo Báo cáo của Cơ quan đánh giá môi trường Hà Lan và Trung tâm nghiên cứu chung thuộc Ủy ban châu Âu, nồng độ CO2 của Trung Quốc đã tăng vọt vào năm 2011 (tăng 9%, tương đương nước này sản sinh bình quân 7,2 tấn CO2 /người), lần đầu tiên đưa mức phát thải bình quân của nước này bằng mức của châu Âu, trong khi nồng độ khí nhà kính này trên toàn cầu một lần nữa đạt mức cao chưa từng có.
luong khi thai gay hieu ung nha kinh tren toan cau tang ky luc

Lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu tăng kỷ lục

Lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính dioxid carbon (CO2) trên toàn cầu đã tăng 1,4%, lên mức kỷ lục 31,6 tỷ tấn trong năm 2012. Đây là số liệu mà Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) công bố ngày 10/6. Trong đó, Trung Quốc là nước đứng đầu danh sách các nước thải nhiều khí CO2 ra bầu khí quyển nhất.
dien khi hoa va giam phat thai la uu tien toan cau trong nam 2023

Điện khí hoá và giảm phát thải là ưu tiên toàn cầu trong năm 2023

Mới đây, các nhà lãnh đạo trên thế giới đã tham dự Tuần lễ Phát triển Bền vững tại Abu Dhabi, khởi động cho một năm mới với chuỗi các sự kiện hướng tới Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu lần thứ 28 (COP28) do UAE tổ chức vào cuối năm nay. Có thể thấy, tâm điểm của các sự kiện sắp tới có mối liên hệ chặt chẽ với hai ưu tiên chính trong năm 2023: Điện khí hoá và giảm phát thải. Theo đó, các lĩnh vực tư nhân và chính phủ phải hợp tác để đạt được tiến bộ song song trong cả hai mục tiêu: Tăng cường khả năng tiếp cận điện và giảm phát thải trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, công nghiệp.
mot so dau hieu cua nganh than toan cau ky cuoi viet nam can luu y nhung gi

Một số dấu hiệu của ngành than toàn cầu [Kỳ cuối]: Việt Nam cần lưu ý những gì?

Hiện nay, với xu thế phát triển nền kinh tế tuần hoàn - nền kinh tế phi chất thải, ngay các loại chất thải từ sản xuất và sinh hoạt từng bị coi là thứ độc hại, vô dụng, bỏ đi đã được thế giới xác định là nguồn tài nguyên thứ cấp quan trọng, cần phải tái chế, sử dụng triệt để nhằm phục vụ sản xuất và đời sống. Với tư duy đó, không có cớ gì lại coi nguồn tài nguyên than là đồ “bẩn thỉu” phải bỏ đi. Ngược lại, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho rằng: Phải tiếp tục tìm cách tốt nhất để khai thác, chế biến, sử dụng chúng phục vụ cuộc sống con người.
Trang tiếp
Phiên bản di động