RSS Feed for Phản biện Thứ ba 30/04/2024 20:31
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

2023 - Một năm đầy sóng gió trong công tác vận hành thủy điện ở Việt Nam

2023 - Một năm đầy sóng gió trong công tác vận hành thủy điện ở Việt Nam
Năm 2023 là một năm đặc biệt khó khăn cho việc huy động công suất từ nguồn thủy điện của Việt Nam. Nhiều nhà máy thủy điện phải vận hành trong điều kiện mực nước trong hồ chứa tiệm cận mực nước chết, hoặc bằng với mực nước chết, thậm chí có trường hợp dưới mực nước chết. Vậy nguyên nhân nào đã làm cho các hồ thủy điện thiếu nước? Liệu năm 2024 và những năm tiếp theo, các nhà máy thủy điện cần phải vận hành như thế nào trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, biến đổi khó lường?... Dưới đây là tổng hợp, phân tích và đề xuất giải pháp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Nên tiến hành cải cách thị trường điện Việt Nam như thế nào?

Nên tiến hành cải cách thị trường điện Việt Nam như thế nào?

Để có thêm ý kiến góp ý, tư vấn, phản biện về cải cách thị trường điện Việt Nam, Tạp chí Năng lượng Việt Nam giới thiệu bài viết của tác giả Thái Doãn Hoàng Cầu - Tiến sĩ về hành vi kinh tế trong thị trường điện, đã có trên 25 năm kinh nghiệm nghiên cứu, làm việc trong thị trường điện Úc và là tác giả cuốn sách “Thị trường điện: Các vấn đề cơ bản và chuyên đề kinh tế, thương mại, quản lý” [*]. Rất mong nhận được sự chia sẻ, thảo luận của các chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc.
Niềm hy vọng điện hạt nhân Việt Nam [kỳ 2]: Lò mô-đun nhỏ và lập luận của GS. Darriulat

Niềm hy vọng điện hạt nhân Việt Nam [kỳ 2]: Lò mô-đun nhỏ và lập luận của GS. Darriulat

Như đã giới thiệu, trong kỳ này, Giáo sư Pierre Darriulat - Nhà vật lý hàng đầu quốc tế, cựu Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp sẽ mô tả về những tiến bộ đạt được trong thiết kế các lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR), cùng các lập luận và gợi ý cho tương lai điện hạt nhân Việt Nam. Rất mong nhận được sự chia sẻ, thảo luận của các chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc.
Giá điện Việt Nam ở mức nào là hợp lý?

Giá điện Việt Nam ở mức nào là hợp lý?

Ngày 9/11 vừa qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã thực hiện việc tăng giá điện lần thứ hai trong năm 2023. Sau lần điều chỉnh này, dư luận đặc biệt quan tâm tới câu hỏi: Vậy, giá điện ở mức nào là hợp lý và ở mức nào thì EVN mới có thể cân đối được thu, chi? Để làm rõ thêm nội dung này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có bài viết tổng hợp, phân tích và đề xuất giải pháp dưới đây để bạn đọc tham khảo.
Còn 3 câu hỏi khó trong dự án Nhiệt điện Na Dương 2

Còn 3 câu hỏi khó trong dự án Nhiệt điện Na Dương 2

Suất đầu tư cao, vị trí đặt nhà máy gần moong khai thác và giá thành khai thác than Na Dương cao? Là 3 câu hỏi khó trong dự án Nhiệt điện Na Dương 2 hiện nay được giới chuyên gia phân tích và gợi ý giải pháp dưới đây. Rất mong nhận được sự chia sẻ, trao đổi của các chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc.
Phí dịch vụ công tơ điện - Kinh nghiệm một số nước và giải pháp cho Việt Nam

Phí dịch vụ công tơ điện - Kinh nghiệm một số nước và giải pháp cho Việt Nam

Như chúng ta đều biết, mới đây, một đại biểu Quốc hội khi đi tiếp xúc cử tri đã nhận được khiếu nại về việc: “Nếu không sử dụng điện quá 6 tháng sẽ bị chấm dứt hợp đồng, tháo công tơ. Khi xin cấp điện trở lại sẽ phải qua thủ tục mất thời gian và công sức đi lại...”. Để khách hàng dùng điện không bị tháo công tơ khi tạm ngừng sử dụng điện, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam điểm qua một số biện pháp, cũng như cách giải quyết vấn đề này ở một số nước và đề xuất giải pháp cho Việt Nam.
Mô hình nào cho đầu tư tư nhân vào lưới điện truyền tải ở Việt Nam?

Mô hình nào cho đầu tư tư nhân vào lưới điện truyền tải ở Việt Nam?

Trong bài báo dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật, đánh giá 4 mô hình (kèm theo một số biến thể) của các mô hình đầu tư tư nhân khác nhau vào lưới điện truyền tải đã được triển khai trên thế giới và đề xuất lựa chọn mô hình, lộ trình phát triển cho Việt Nam. Rất mong nhận được sự chia sẻ, thảo luận của các nhà quản lý, chuyên gia và bạn đọc.
Để phát triển điện mặt trời ‘tự sản, tự tiêu’ ở Việt Nam có hiệu quả kinh tế

Để phát triển điện mặt trời ‘tự sản, tự tiêu’ ở Việt Nam có hiệu quả kinh tế

Như chúng ta đều biết, Quy hoạch điện VIII đặt ra mục tiêu đến năm 2030 có 50% tòa nhà công sở, nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở, công sở, doanh nghiệp để tự sử dụng (không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác). Sau khi chính sách được đề xuất, BBT Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã nhận được nhiều ý kiến trao đổi tâm huyết. Dưới đây, chúng tôi tổng hợp các ý kiến nêu trên, cùng một số nhận xét bổ sung để bạn đọc tham khảo.
Chính sách giá điện cho trạm sạc ở Thái Lan - Gợi ý áp dụng cho Việt Nam

Chính sách giá điện cho trạm sạc ở Thái Lan - Gợi ý áp dụng cho Việt Nam

Đại diện Công ty Điện lực Thủ đô (MEA) và Điện lực tỉnh (PEA) của Thái Lan vừa có bài trình bày về kinh nghiệm phát triển trạm sạc, giá bán lẻ điện cho trạm sạc và giá sạc xe điện ở Thái Lan tại hội thảo do Cơ quan Phát triển Quốc tế (USAID), Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tổ chức. Từ nội dung tham luận này, chuyên gia Cục Điều tiết Điện lực (ERAV) có một số phân tích và nhận định liên quan đến chính sách giá điện tại Việt Nam. Trân trọng gửi tới bạn đọc cùng tham khảo.
Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon - Thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam

Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon - Thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam

Sau Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon của EU (CBAM), Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc v.v… cũng sẽ áp dụng cơ chế tương tự để thu thuế khí CO2 đối với hàng nhập khẩu. Việc các nước phát triển thực hiện cơ chế này sẽ tác động rất lớn đến một số doanh nghiệp của Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế. Nhưng đây cũng chính là cơ hội để chúng ta có thể kích hoạt, phát triển thị trường mua bán tín chỉ carbon, cũng như phát triển dự án thu hồi, sử dụng và lưu trữ khí CO2. (Tổng hợp, phân tích của CTV Tạp chí Năng lượng Việt Nam).
Giá điện Việt Nam - Nhìn lại để định hướng lộ trình mới cho tương lai

Giá điện Việt Nam - Nhìn lại để định hướng lộ trình mới cho tương lai

Kết quả sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong 6 tháng đầu năm 2023 tiếp tục báo lỗ hơn 29.000 tỷ đồng, mặc dù giá điện bán lẻ đã được tăng 3% kể từ ngày 4/5/2023. Vậy, nguyên nhân nào mà EVN tiếp tục thua lỗ và tiếp tục đề xuất tăng giá điện? Phân tích, nhận định của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Dự án thu giữ, lưu trữ CO2 Tomakomai (Nhật Bản) và tiềm năng áp dụng tại Việt Nam

Dự án thu giữ, lưu trữ CO2 Tomakomai (Nhật Bản) và tiềm năng áp dụng tại Việt Nam

Bài báo dưới đây của TS. Phùng Quốc Huy - Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng châu Á - Thái Bình Dương (APERC) viết riêng cho Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ giới thiệu chi tiết về quá trình thực hiện dự án trình diễn công nghệ thu giữ, lưu trữ carbon (CCS) Tomakomai (thuộc tỉnh Hokkaido, Nhật Bản) và tiềm năng áp dụng công nghệ này nhằm giảm phát thải CO2 từ các nhà máy nhiệt điện, cũng như các nhà máy công nghiệp nặng tại Việt Nam. Rất mong nhận được sự chia sẻ của bạn đọc.
Chuỗi khí, điện Lô B - Ô Môn: Chính phủ đề nghị nghiên cứu đề xuất của giới chuyên gia

Chuỗi khí, điện Lô B - Ô Môn: Chính phủ đề nghị nghiên cứu đề xuất của giới chuyên gia

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, ngày 13/9/2023, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số: 7027/VPCP-CN gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về việc nghiên cứu, xử lý theo thẩm quyền và quy định trong triển khai Chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn theo đề xuất của Tạp chí Năng lượng Việt Nam gửi Thủ tướng Chính phủ. (Báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền).
Chính sách thu hồi, sử dụng, lưu trữ CO2 - Kinh nghiệm quốc tế, đề xuất cho Việt Nam

Chính sách thu hồi, sử dụng, lưu trữ CO2 - Kinh nghiệm quốc tế, đề xuất cho Việt Nam

Kinh nghiệm từ quốc tế cho thấy: Hình thành thị trường kinh doanh trong thu hồi, sử dụng và lưu trữ khí CO2 vừa tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp vừa đạt được mục tiêu giảm phát khí thải. Do đó, việc tham khảo kinh nghiệm thế giới trong lĩnh vực này là cần thiết để đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền sớm ban hành các quy định pháp lý chi tiết, ưu đãi cụ thể đối với các dự án CCUS (thu hồi, sử dụng và lưu trữ khí CO2) tại Việt Nam. (Bài báo của tác giả Nguyễn Anh Tuấn (*) viết riêng cho Tạp chí Năng lượng Việt Nam).
Chuyển giao dự án điện Ô Môn 3, 4 giữa EVN, PVN - Hiện trạng và thách thức tiếp theo

Chuyển giao dự án điện Ô Môn 3, 4 giữa EVN, PVN - Hiện trạng và thách thức tiếp theo

Sau gần 3 tháng (kể từ khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 24/6/2023), việc chuyển giao chủ đầu tư đối với dự án điện Ô Môn 3 và 4 vẫn chưa xong các thủ tục pháp lý. Sự chậm trễ này sẽ ảnh hưởng lớn tới tiến độ tổng thể Chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn. Bởi khi chưa được chuyển tên chủ đầu tư theo quy định của pháp luật, PVN không có căn cứ để ký kết bất kỳ thỏa thuận thương mại nào trong Chuỗi dự án.
Chuyển dịch năng lượng nhìn từ Quy hoạch điện VIII của Việt Nam

Chuyển dịch năng lượng nhìn từ Quy hoạch điện VIII của Việt Nam

Theo nhìn nhận của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Nhu cầu trong tương lai, nguồn cung cấp nhiên liệu, phát triển nguồn điện và khung pháp lý về năng lượng là các yếu tố chính trong Quy hoạch điện VIII cần xem xét trong quá trình chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam.
|< < 1 2 3 4 >
Phiên bản di động