RSS Feed for Nhận diện những thách thức trong chuyển đổi số tại EVNNPT | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ tư 25/12/2024 20:34
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Nhận diện những thách thức trong chuyển đổi số tại EVNNPT

 - Tiếp theo kỳ trước, đề cập đến “Xu hướng, mục tiêu và những nội dung chuyển đổi số của EVNNPT”, trong kỳ này, chuyên gia Thường trực Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ nêu bật thêm một số kết quả đạt được và phân tích, nhận diện khó khăn thách thức trong quá trình chuyển đổi số của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT).
Công nghệ tiên tiến và giải pháp số hóa trong vận hành lưới điện truyền tải Việt Nam Công nghệ tiên tiến và giải pháp số hóa trong vận hành lưới điện truyền tải Việt Nam

Tiếp theo bài viết về ‘Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải’, trong đó đã nêu 3 giải pháp công nghệ, dưới đây, chuyên gia Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam tiếp tục giới thiệu, phân tích các công nghệ tiên tiến, công nghệ số đang và sẽ được sử dụng trong vận hành lưới điện truyền tải của Việt Nam.

Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải ở Việt Nam Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải ở Việt Nam

Trong những năm qua, do sự phát triển kinh tế và nhu cầu phụ tải điện tăng nhanh liên tục, việc đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật về điện áp, sự cố, tổn thất, năng suất lao động đặt ra nhiều yêu cầu đổi mới về công tác quản lý vận hành lưới điện truyền tải. Đứng trước các đòi hỏi, yêu cầu về đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy, liên tục và ngày càng nâng cao chất lượng điện, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã, đang nghiên cứu và ứng dụng nhiều công nghệ mới trong công tác quản lý vận hành đường dây truyền tải điện. Dưới đây chuyên gia Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích một số giải pháp công nghệ tiên tiến đang được áp dụng trên các đường dây truyền tải điện của Việt Nam.

Tình trạng vận hành đường dây truyền tải điện Việt Nam hiện nay Tình trạng vận hành đường dây truyền tải điện Việt Nam hiện nay

Hệ thống điện Việt Nam với các cấp điện áp 500 kV, 220 kV (lưới truyền tải) và 110 kV, 35 kV, 22 kV (lưới phân phối) đã được đầu tư xây dựng đủ mạnh cho liên kết tỉnh, liên kết vùng và kể cả liên kết với các nước láng giềng. Lưới điện 220 kV đã trải rộng đến toàn bộ 63 tỉnh, thành phố, đảm bảo truyền tải cung cấp điện cho phát triển kinh tế của các tỉnh, thành, các địa phương trong toàn quốc. Khối lượng đường dây truyền tải lớn và trải rộng khắp các vùng địa lý đã, đang đặt ra những khó khăn, thử thách trong quản lý, vận hành an toàn, tin cậy cho hệ thống điện quốc gia.

Làm chủ công nghệ điều khiển tích hợp trạm biến áp: Thách thức và giải pháp Làm chủ công nghệ điều khiển tích hợp trạm biến áp: Thách thức và giải pháp

Hệ thống truyền tải điện giữ vai trò là “xương sống” trong hệ thống điện quốc gia, trong đó, hệ thống điều khiển trạm biến áp (TBA) được ví như là trái tim. Toàn bộ các nhà máy điện truyền thống, có công suất lớn đều được phát điện lên hệ thống điện quốc gia trực tiếp thông qua lưới điện truyền tải; phần lớn các nhà máy điện năng lượng tái tạo đưa vào vận hành trong 2 năm qua đều trực tiếp, hoặc gián tiếp truyền tải công suất lên hệ thống quốc gia thông qua lưới điện truyền tải. Nhận thức được vấn đề quan trọng đó, đứng trước những vẫn đề khó khăn về quản lý, vận hành hệ thống điều khiển tích hợp TBA Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã xây dựng Chiến lược và các chỉ đạo xuyên suốt.

Đánh giá hiện trạng điều khiển tích hợp trong trạm biến áp của lưới truyền tải Việt Nam Đánh giá hiện trạng điều khiển tích hợp trong trạm biến áp của lưới truyền tải Việt Nam

Như đã nêu trong kỳ trước, mức độ tiên tiến của hệ thống điều khiển được đánh giá có vai trò quyết định mức độ tự động hoá của trạm biến áp (TBA). Mục tiêu làm chủ và tự thực hiện các công việc trong lĩnh vực tự động hóa TBA là định hướng về công tác tự động hóa trong hệ thống điện quốc gia nói chung và trong lưới điện truyền tải thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) nói riêng để đảm bảo lưới điện truyền tải vận hành an toàn, tin cậy, giảm sự phụ thuộc vào các nhà cấp hàng. Với mục tiêu này, EVNNPT đã từng bước nghiên cứu và làm chủ công nghệ điều khiển tích hợp TBA. Tuy nhiên, với số lượng hệ thống điều khiển đa dạng, công tác quản lý vận hành và làm chủ công nghệ thực sự đối mặt với khó khăn, thách thức rất lớn.

Hệ thống tự động hoá trạm biến áp truyền tải của Việt Nam và giải pháp phát triển Hệ thống tự động hoá trạm biến áp truyền tải của Việt Nam và giải pháp phát triển

Hiện nay, hệ thống điện Việt Nam ngày càng phát triển lớn mạnh, với quy mô hàng chục nghìn MW công suất tiêu thụ, hàng trăm nhà máy điện và hàng nghìn các trạm biến áp ở cấp truyền tải điện 500 kV, 220 kV, 110 kV, việc áp dụng mức độ tự động hóa cao trong tất cả các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối điện là điều bắt buộc vì quy mô của hệ thống đã vượt quá khả năng điều khiển và kiểm soát của con người, nhằm đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy cung cấp điện cho nền kinh tế. Bài viết dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích, đánh giá những bước phát triển hệ thống tự động hoá và kiến nghị những giải pháp để củng cố ứng dụng, phát triển công nghệ tự động hoá trạm biến áp truyền tải, xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Vận hành lưới truyền tải với tích hợp tỷ lệ cao nguồn năng lượng tái tạo Vận hành lưới truyền tải với tích hợp tỷ lệ cao nguồn năng lượng tái tạo

Tăng cường tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo sẽ góp phần cho ngành năng lượng Việt Nam phát triển ‘xanh’ hơn và bền vững, nhưng cũng đang đặt ra hàng loạt khó khăn thách thức với Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia về đầu tư tăng năng lực hạ tầng lưới điện, cũng như vận hành lưới truyền tải, đảm bảo dòng điện an toàn tin cậy cho nền kinh tế. Để làm rõ những vấn đề nêu trên, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có loạt bài phân tích về công tác quản lý, vận hành, đầu tư hạ tầng, cũng như nhận diện một số trở ngại trong chuyển đổi số khi tích hợp năng lượng tái tạo với tỷ lệ cao trong hệ thống điện; đồng thời kiến nghị các giải pháp tới cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành và lời khuyên cho các nhà đầu tư điện gió, mặt trời... Xin chia sẻ cùng bạn đọc.

Chuyển đổi số tại EVNNPT: Tiến trình phát triển và những thách thức Chuyển đổi số tại EVNNPT: Tiến trình phát triển và những thách thức

Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đặt mục tiêu ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số trong công tác giám sát tiến độ và chất lượng dự án, đồng thời đẩy mạnh việc đấu thầu qua mạng, nhật ký điện tử, chữ ký số trong thẩm định các bước của quá trình đầu tư. Mục tiêu năm 2021 quản lý trên phần mềm toàn bộ vật tư trong quá trình đầu tư xây dựng và năm 2022 toàn bộ vật tư được số hóa, quản lý, theo dõi, cập nhật trên phần mềm. Dưới đây, chuyên gia Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ đề cập những nội dung định hướng cơ bản, mục tiêu cụ thể và kế hoạch thực hiện chuyển đổi số trong các lĩnh vực của EVNNPT.

Tiếp theo kỳ trước:

5. Những mục tiêu và nội dung cơ bản trong lĩnh vực xây dựng nền tảng số:

Để đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi số, làm nền tảng chuyển đổi số hiệu quả, EVNNPT đã xây dựng nền tảng số ổn định, linh hoạt, tập trung. Trong năm 2021 hoàn thành nâng cấp mạng và băng thông mạng WAN lõi. Mục tiêu đến hết năm 2022 nâng cấp mạng WAN tại các Công ty Truyền tải điện, liên tục tối ưu hoạt động của trung tâm dữ liệu chính và trung tâm dữ liệu dự phòng, đáp ứng nhu cầu truyền, lưu trữ, xử lý thông tin dữ liệu.

EVNNPT cũng xây dựng khung kiến trúc doanh nghiệp và các mô hình tham chiếu, xây dựng kho dữ liệu truyền tải điện dùng chung trên chuẩn CIM, áp dụng các quy trình quản trị CNTT phù hợp làm nền tảng chuyển đổi số.

Song song với xây dựng nền tảng số, công tác đảm bảo an toàn thông tin (ATTT) cũng được chú trọng, mục tiêu của EVNNPT là hoàn thành triển khai mô hình 4 lớp bảo đảm ATTT trong năm 2021 và liên tục giám sát, rà soát, đánh giá ATTT các hệ thống thông tin theo các cấp độ.

Các mục tiêu cụ thể 2021 - 2025:

- Hoàn thành dự án nâng cao độ ổn định mạng WAN lõi.

- Nâng cấp băng thông mạng WAN lõi EVNNPT đạt băng thông 100 Mbps.

- Nâng cấp mạng WAN tại các PTC đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số về hiệu năng và bảo mật.

- Tối ưu hóa tài nguyên và đảm bảo hoạt động tối ưu giữa trung tâm chính (DC) tại Hà Nội và trung tâm dự phòng (DR) tại TP. HCM. Việc chuyển lên đám mây (private cloud) của EVN theo định hướng và lộ trình chung của EVN.

- Hoàn thành dự án ATTT của EVNNPT, kết nối chia sẻ sự kiện ATTT với Trung tâm giám sát ATTT của EVN.

- Hoàn thành xây dựng chuẩn CSDL hệ thống truyền tải điện và kho dữ liệu dựa trên mô hình CIM.

- Áp dụng quy trình quản lý CNTT cho phép đo lường, số hóa hiệu quả hoạt động, chất lượng dịch vụ CNTT cho các lĩnh vực chuyên môn.

- Hoàn thành triển khai mô hình 4 lớp đảm bảo an toàn thông tin bao gồm: Lực lượng tại chỗ; giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp; kiểm tra, đánh giá độc lập; kết nối, chia sẻ thông tin.

- Đảm bảo 100% hệ thống thông tin tự động hóa TBA được lập cấp độ; giám sát ATTT tập trung; phù hợp ISO/IEC/TCVN 27001.

- Xây dựng khung kiến trúc doanh nghiệp EVNNPT và các mô hình tham chiếu: Mô hình ứng dụng, cơ sở dữ liệu để kết nối các hệ thống với nhau (đây là sản phẩm của dự án Hỗ trợ kỹ thuật của USTDA hiệu chỉnh lộ trình CNTT EVNNPT (IT Roadmap 2.0).

6. Một số kết quả bước đầu thực hiện kế hoạch nội dung chuyển đổi số:

Trong 2 năm gần đây, EVNNPT đã triển khai công tác số hoá trong một số hoạt động đầu tư xây dựng và quản lý vận hành, tiền đề cho thực hiện chuyển đổi số theo kế hoạch sắp tới. Trong 6 tháng đầu năm 2021, EVNNPT đã tổ chức thực hiện quyết liệt công tác chuyển đổi số:

- Thành lập Ban chỉ đạo Chuyển đổi số và ứng dụng các thành tựu của CMCN 4.0.

- Ban hành quy chế làm việc của Ban chỉ đạo và thành lập 6 Tổ công tác giúp việc cho Ban chỉ đạo.

- Triển khai các hội thảo, khóa đào tạo về chuyển đổi số, triển khai eLearning về nhận thức chuyển đổi số, phát động cuộc thi tìm hiểu về chuyển đổi số và an toàn thông tin trong EVNNPT được toàn thể CBCNV tham gia hưởng ứng.

- Xây dựng các bài giảng eLearning về kỹ năng CNTT cơ bản, an toàn thông tin trong chuyển đổi số.

Nhận diện những thách thức trong chuyển đổi số tại EVNNPT
Thử nghiệm AI trong nhận diện khuôn mặt và đo nhiệt độ không tiếp xúc trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp.

Trong lĩnh vực quản trị nội bộ, việc cập nhật hồ sơ dữ liệu đạt được nhiều kết quả khả quan, đáp ứng yêu cầu. EVNNPT đã triệt để ứng dụng cuộc họp từ xa (thống kê tại EVNNPT tỉ lệ họp từ xa trong 6 tháng đầu năm chiếm trên 45%) góp phần tích cực về giải quyết công việc trong tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát và đang diễn ra phức tạp. Cấp phát hơn 1.400 chữ ký số nội bộ phục vụ ký số trong công tác quản lý vận hành.

Trong lĩnh vực quản lý vận hành lưới điện truyền tải, EVNNPT đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng thư viện tài liệu kỹ thuật, ứng dụng AI trong công tác kiểm tra đường dây đạt được những kết quả ban đầu, hoàn thiện xây dựng quy chế sửa chữa bảo dưỡng tích hợp phương pháp CBM.

Nhận diện những thách thức trong chuyển đổi số tại EVNNPT
Kiểm tra đường dây 500 kV bằng thiết bị bay UAV.

Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, EVNNPT đã thí điểm ứng dụng 3D-BIM tại dự án Trạm biến áp 220 kV Duy Xuyên, TBA 220 kV Krông Ana, xây dựng đưa vào vận hành trạm biến áp kỹ thuật số đầu tiên trên lưới 220 kV (Trạm 220 kV Thủy Nguyên) trong tháng 12/2020, hoàn thành công đoạn khảo sát nghiệp vụ xây dựng yêu cầu đối với các báo cáo và chỉ tiêu tổng hợp. EVNNPT đã tiến hành rà soát bộ mã vật tư, tiến đến thống nhất sử dụng 1 mã vật tư, chỉ đạo các ban, đơn vị tổ chức thực hiện.

Nhận diện những thách thức trong chuyển đổi số tại EVNNPT
Thiết kế BIM - mô hình 3D Trạm biến áp 220 kV Krongna và đấu nối.

7. Nhận diện những thách thức trong quá trình thực hiện chuyển đổi số các lĩnh vực hoạt động của EVNNPT:

Xác định những khó khăn:

Theo đánh giá của các nhà chuyên gia tư vấn, chuyển đổi số là một quá trình hoàn thiện bao gồm nhiều bước khác nhau, vì vậy sẽ tốn kém rất nhiều chi phí, nếu không được lên kế hoạch cụ thể có thể dẫn đến thiệt hại và ngưng trệ cho toàn doanh nghiệp. Để một dự án chuyển đổi số thành công, cần đến sự kết hợp của nhiều yếu tố quan trọng như khả năng chi tiêu, năng lực của đội ngũ, văn hóa doanh nghiệp hay cơ sở hạ tầng thông tin. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu, doanh nghiệp cần phải xác định được chính xác những điểm khó khăn cụ thể sẽ cản trở chiến lược số hóa của mình. Các khó khăn trong triển khai chuyển đổi số ở các doanh nghiệp Việt Nam bao gồm:

Thứ nhất: Khó khăn lớn nhất của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam khi triển khai các công nghệ mới là không gắn kết được lợi ích của chuyển đổi số với mục tiêu sản xuất, kinh doanh.

Thứ hai: Nhận thức về chuyển đổi số mới chỉ tập trung về công nghệ, nhưng thực tế việc chuyển đổi phải bắt đầu từ mô hình kinh doanh và tư duy lãnh đạo. Vai trò của công nghệ thông tin chưa đi cùng các nhà quản lý về chiến lược kinh doanh của một tổ chức.

Thứ ba: Việc thuyết phục từng phòng ban trong doanh nghiệp chấp nhận thay đổi thói quen và hợp tác là quá trình không hề dễ dàng với các nhà quản lý công nghệ. Rào cản lớn nhất đối với chuyển đổi số: 24% đến từ văn hóa và 27% đến từ sự thiếu hợp tác.

Thứ tư: Một dự án chuyển đổi số cần từ 2 đến 5 năm thực hiện chuyển đổi, độ phức tạp lớn, đồng thời đi kèm những rủi ro cao, khó đánh giá được tính khả thi cũng như khả năng thu hồi vốn trong tương lai. Do đó nhiều doanh nghiệp không dám mạnh dạn đầu tư cho chuyển đổi số mà mới chỉ tập trung vào cho công tác quản trị.

Thứ năm: Quá trình thực hiện chuyển đổi số đi đến thành công phải gắn kết và đồng thuận giữa bộ phận công nghệ và các bộ phận nghiệp vụ trong doanh nghiệp.

Một vấn đề đặt ra nữa là, tại sao một số nỗ lực chuyển đổi số thành công và những nỗ lực khác lại thất bại? Nguyên nhân chính không phải là do công nghệ, hay thiếu sáng tạo, mà là do thiếu định hướng. Cụ thể: (i) Định hướng trong việc xác định mục tiêu đúng cho quá trình chuyển đổi; (ii) Định hướng trong việc thực hiện các quy trình đúng nhằm tạo ra sự chuyển đổi.

Đối với EVNNPT, người viết cho rằng:

Một trong các khó khăn lớn nhất, đó là, lưới điện truyền tải được quy định là độc quyền nhà nước (độc quyền tự nhiên), mô hình kinh doanh đã được gần như mặc định, điều này có thể tạo ra sức ì tư duy trong đổi mới về mô hình tổ chức vận hành và tư duy quản lý lãnh đạo. Tuy nhiên, lưới điện truyền tải đang lớn mạnh không ngừng, công nghệ hiện có những biến đổi rõ rệt, yêu cầu đầu tư của xã hội cũng đang chuyển biến đa dạng. Vì vậy, EVNNPT cần làm rõ để ban lãnh đạo, các cấp tham mưu và đội ngũ công nhân kỹ thuật thấy rõ lợi ích việc chuyển đổi số gắn chặt với mục tiêu sản lượng, lợi nhuận, tin cậy vận hành, cũng như phát triển trong đầu tư xây dựng hệ thống truyền tải điện.

Thứ hai, đó là, lưới điện truyền tải có tính hệ thống cao, là một lĩnh vực có tính truyền thống, từng khâu được được điều hành với tính chuyên môn chuyên ngành cao. Các thói quen đã được ăn sâu cả phần quy trình chuyên môn kỹ thuật và phần nghiệp vụ. Vì vậy, việc đổi mới quy trình, đổi mới hợp tác giữa các khâu, các bộ phận cũng là một trở ngại không nhỏ trong quá trình chuyển đổi số.

Nhận diện những thách thức trong quá trình Chuyển đổi số:

Theo các chuyên gia tư vấn, chuyển đổi số là một quá trình đa dạng, không có con đường mẫu chung cho tất cả. Chuyển đổi số mới chỉ bắt đầu, chưa có tiền lệ, vì vậy, người đứng đầu tổ chức phải có tầm nhìn xa hơn về tương lai, từng cá nhân tổ chức cần xác định lộ trình riêng thích hợp cho mình.

Thông thường quá trình chuyển đổi số cần thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động. Xác định trạng thái hiện tại và trạng thái cần đến để định rõ mục tiêu, gồm cả xác định mô hình hoạt động, kinh doanh mới trên môi trường số, xây dựng kế hoạch hành động các giai đoạn hợp lý, nội dung cụ thể.

Bước 2: Xác định công nghệ chủ yếu trong lĩnh vực hoạt động cũng như các nền tảng cần có hỗ trợ chuyển đổi. Với doanh nghiệp có nhiều lĩnh vực hoạt động, cần xác định thứ tự các lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi, xác định thứ tự các nội dung chuyển đổi. Từ đó xây dựng năng lực số, đào tạo nhân lực số, xây dựng thói quen, hình thành văn hóa đổi mới với mô hình hoạt động mới và thực hiện chuyển đổi.

Đối với EVNNPT, có thể thấy:

Với tham vọng chuyển đổi số một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực, EVNNPT cần xác định rõ các thách thức trong quá trình chuyển đổi số để đảm bảo mục tiêu không chỉ là nhằm đột phá trong tăng năng suất lao động mà còn thúc đẩy tối ưu tăng sản luợng truyền tải, đảm bảo tin cậy vận hành lưới điện và tối ưu chi phí đầu tư xây dựng. Ngoài ra, hướng tới mục tiêu bứt phá trong năng lực quản trị để đáp ứng yêu cầu phát triển không ngừng của hệ thống điện và kỳ vọng của xã hội.

Trên cơ sở này, người viết cho rằng, cần xác định một số thách thức trong chuyển đổi số như sau:

Một là: Nguồn lực về nhân sự và tài chính khi thực hiện chuyển đổi số toàn diện các lĩnh vực hoạt động là khá lớn, trong khi đó EVNNPT đang phải dồn năng lực để đảm bảo khối lượng lớn cho đầu tư xây dựng, vận hành an toàn lưới truyền tải. Vì vậy, yêu cầu phải xây dựng lộ trình, sắp xếp thứ tự ưu tiên các lĩnh vực, các nội dung chuyển đổi số và tổ chức thí điểm trước khi nhân rộng. Không thực hiện đại trà, chung chung, vì như vậy sẽ thiếu nguồn nhân lực và tài lực, sẽ đuối sức trong quá trình thực hiện, không nhìn nhận được hiệu quả. Dưới đây gợi ý một số nội dung có thể ưu tiên thực hiện gồm:

Lĩnh vực đầu tư xây dựng: Với thế mạnh và tính quy củ của công tác đầu tư xây dựng với khối lượng đầu tư rất lớn (và nhu cầu ngày càng cao theo khối lượng của Quy hoạch điện quốc gia), lĩnh vực đầu tư xây dựng có thể triển khai ngay việc chuyển đổi số trong công tác:

(i) Đấu thầu cạnh tranh qua mạng quốc gia lựa chọn các nhà thầu xây lắp và tư vấn (một phần do công tác này đã có quy định quy trình chuẩn quốc gia), trong đó cần thay đổi quan điểm chỉ lựa chọn hạn chế nhà thầu tư vấn thuộc EVN (một phần các công ty này đang quá tải công việc, có sức ì trong việc sáng tạo đổi mới công cụ thiết kế) mà cần mở rộng các điều kiện để đấu thầu rộng rãi với sự tham gia của các công ty tư vấn tư nhân, công ty cổ phần trong ngành, bởi đây là những đối tượng có thể nhạy biến trong chuyển đổi, áp dụng các công cụ tiên tiến trong khảo sát thiết kế như mô hình BIM, 3 D. Đồng thời thời tạo động lực cho ngay các công ty tư vấn thuộc EVN đổi mới, tiếp cận công cụ thiết kế mới phát huy thế mạnh về kinh nghiệm thiết kế.

(ii) Ứng dụng công nghệ số trong quản lý tiến độ và chất lượng xây dựng dự án như: Nhật ký công trình điện tử, sử dụng công nghệ AI, camera trong giám sát, kiểm tra tiến độ chất lượng chuyển bước thi công…

(iii) Đẩy mạnh công tác quản lý vật tư, thiết bị dự án: Xây dựng CSDL giá các vật tư thiết bị mua sắm cho ĐTXD; ứng dụng số hóa các công tác quản lý mua sắm thiết bị cho dự án, nhằm quản lý tốt chi phí đầu tư tiến tới tối ưu hóa chi phí đầu tư xây dựng.

Trong lĩnh vực quản lý vận hành: Với truyền thống bề dày kinh nghiệm và quy trình chuyên ngành, đây là lĩnh vực có nhiều nội dung ứng dụng công nghệ mới và chuyển đổi số. Trong đó có thể xác định các nội dung thứ tự ưu tiên gồm:

(i) Xây dựng cơ sở dữ liệu, công tác số hóa hồ sơ quản trị, hồ sơ và dữ liệu các phần tử chính trên lưới điện truyền tải, số hóa hồ sơ dữ liệu toàn EVNNPT.

(ii) Đẩy mạnh số hóa quy trình nghiệp vụ, kết hợp giữa chuyển đổi quy trình nghiệp vụ (quy trình, chính sách nhằm hỗ trợ chuyển đổi số) và ứng dụng công nghệ số vào quy trình nghiệp vụ.

(iii) Đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ tiên tiến để thông minh hóa quy trình nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong công tác kiểm tra, phân tích, dự báo, chuẩn đoán, trợ giúp quyết định.

Nhận diện những thách thức trong chuyển đổi số tại EVNNPT
Vệ sinh hotline cách điện thiết bị tại Trạm biến áp 500 kV Pleiku 2 do PTC3 vận hành.

Trong lĩnh vực quản trị, có thể xác định thứ tự ưu tiên gồm:

(i) Xây dựng Quy trình nội bộ: Quy trình nghiệp vụ hiện tại được số hóa và liên thông.

(ii) Triển khai hệ thống Văn phòng số toàn EVNNPT, kể cả văn bản được pháp luật cho phép được số hóa dưới dạng số liệu số và được lưu trữ, ứng dụng các công nghệ mới để khai thác, phân tích thông tin đã được số hóa.

(iii) Triển khai số hoá Báo cáo điều hành: Chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp được xây dựng trên hệ thống BI và kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên hệ thống thông tin báo cáo phục vụ điều hành.

(iv) Ứng dụng công nghệ trong quản trị: Ứng dụng CNTT trong quản lý hồ sơ thiết bị; quản lý yêu cầu hồ trợ, quản lý sự cố, tổng hợp báo cáo, thống kế theo quy định. Giám sát chất lượng dịch vụ CNTT; tính toán chỉ số vận hành, chỉ số hiệu quả, tổng hợp báo cáo.

(v) Hoàn thiện thông tin, dữ liệu số kể cả CSDL về tải sản, vật tư, hồ sơ an toàn và hồ sơ liên quan đến người lao động.

Hai là: Lĩnh vực truyền tải điện là lĩnh vực chuyên ngành, được hoạt động trên quy trình vận hành truyền thống, ăn sâu nhận thức người quản lý và công nhân kỹ thuật và có yêu cầu an toàn vận hành rất cao, vì vậy, song song quá trình chuyển đổi số là cần một loạt thay đổi các quy trình vận hành phù hợp, kể cả quy trình liên quan đến an toàn, nghiệp vụ phục vụ chuyên môn khác. Việc này đòi hỏi phải thay đổi cách tiếp cận từ người công nhân đến các cấp tổ, đội, phòng, các cấp đơn vị quản lý doanh nghiệp và cấp quản lý nhà nước liên quan đến ban hành quy trình liên quan quản lý vận hành. Yêu cầu EVNNPT cần xác định phải thay đổi quy trình nào, trên cơ sở đó tổ chức xây dựng, hoặc kiến nghị xây dựng quy trình phù hợp để ban hành, hoặc trình cấp quản lý có thẩm quyền xem xét ban hành. Đây là một thách thức không nhỏ trong quá trình chuyển đổi số.

Ba là: Đối tượng chuyển đổi số là toàn thể thành viên nhân lực EVNNPT. Trong khi đó, có nhiều cấp quản lý, nhiều trình độ kỹ thuật khác nhau tương ứng với các vị trí công việc khác nhau (nhất là công tác kiểm tra, vận hành bảo dưỡng), lực lượng kỹ thuật nhiều tầng lớp, vì vậy, một trong các thách thức của chuyển đổi số là yêu cầu đào tạo, làm quen và nhận thức về chuyển đổi số.

Thay lời kết:

Nhận diện rõ khó khăn, thách thức để xây dựng kế hoạch chuẩn xác rõ ràng của quá trình chuyển đổi số. Việc xác định mục tiêu đúng hướng dài hạn và kế hoạch chuyển đổi số cụ thể là yếu tố tiên quyết để đi đến thành công. Song song với chiến lược và kế hoạch đã hoạch định, hiện nay EVNNPT đã tìm kiếm sự trợ giúp (viện trợ không hoàn lại) của Cơ quan Phát triển và Thương mại Hoa Kỳ (USTDA) để xây dựng đề án Hỗ trợ kỹ thuật Lộ trình Công nghệ thông tin (phiên bản 2.0). Văn kiện dự án này đã được Bộ Công Thương ra Quyết định phê duyệt tháng 1/2021 và đang trong quá trình thực hiện. Đây là dự án tư vấn quan trọng, góp phần xây dựng các định hướng, lộ trình và khung kiến trúc doanh nghiệp cho EVNNPT giai đoạn đến năm 2030.

Với những kết quả bước đầu đạt được, hy vọng EVNNPT đang có những bước đi đúng hướng, thực hiện thành công kế hoạch chuyển đổi số năm 2021 - 2022, góp phần nâng cao chất lượng công việc, bứt phá về năng suất lao động, đáp ứng các mục tiêu, sứ mệnh dài hạn trong các thời kỳ tiếp theo. Đồng thời, xây dựng phát triển thành công hệ thống truyền tải điện hoạt động tin cậy, có chất lượng, đáp ứng yêu cầu cung cấp điện tin cậy cho nền kinh tế số trong tương lai.

Kỳ tới: ‘Nút thắt’ trong đầu tư lưới truyền tải tích hợp nguồn điện tái tạo ở Việt Nam

THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM


Tài liệu tham khảo:

[1] Đề án tổng thể Chuyển đổi số của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam, do EVN ban hành năm 2020.

[2] Kế hoạch Chuyển đổi số trong Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, giai đoạn 2021 - 2025, do EVNNPT ban hành tháng 3/2021.

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động