RSS Feed for Nâng cao sức cạnh tranh là giải pháp vượt khó của Vinacomin | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ tư 15/01/2025 13:47
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Nâng cao sức cạnh tranh là giải pháp vượt khó của Vinacomin

 - Tăng năng suất lao động, tiết giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường là những giải pháp cốt lõi đang được các đơn vị sản xuất than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) tập trung thực hiện để vượt qua khó khăn của ngành tại thời điểm này.

>> Quý III, sản lượng than tiêu thụ đạt thấp
>> Cần có biện pháp tháo gỡ để giảm tồn kho cho ngành Than

Tăng năng suất lao động, tiết giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường là những giải pháp cốt lõi đang được các đơn vị sản xuất than tập trung thực hiện...

Tại Công ty than Vàng Danh, nhờ thực hiện nghiêm túc nguyên tắc trong điều hành sản xuất “Chủ động - linh hoạt - quyết liệt”, mà công tác tổ chức sản xuất trong khai thác, đào lò luôn nhịp nhàng, hiệu quả. Lãnh đạo Công ty cũng thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo quản đốc các phân xưởng phải giải quyết các vướng mắc trong quá trình sản xuất một cách nhanh nhất để kịp thời tháo gỡ khó khăn, với phương châm tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho sản xuất.

Công ty cũng chú trọng tổ chức sản xuất ở từng vị trí, từng gương lò, từng đơn vị một cách hợp lý, khoa học theo hướng tăng tỷ lệ lao động trực tiếp, giảm lao động gián tiếp và phụ trợ; quản lý tốt lao động hiện có, quản lý hiệu quả ngày, giờ công, tận dụng tối đa thời giờ làm việc để tăng năng suất lao động, nâng cao sản lượng. Từng tổ đội, phân xưởng của Công ty cũng quan tâm đến việc đào tạo được các cặp thợ, nhóm thợ, đội thợ đa năng sẵn sàng đảm nhận giải quyết các công việc tại các vị trí khó khăn, các công trình trọng điểm nhằm đẩy mạnh sản xuất tăng năng suất lao động.

Giải pháp khuyến khích bằng tiền lương, thưởng cho đội ngũ thợ lò cũng được đơn vị xem đây là “đòn bẩy” để thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Cụ thể, đối với bộ máy quản lý, phòng ban, các đơn vị không làm ra sản phẩm, Công ty giao khoán tiền lương cho từng phòng ban, phân xưởng trên cơ sở định biên lao động từng đơn vị, nếu tiết kiệm đuợc lao động thì đuợc hưởng nguyên tổng tiền lương khoán. Đối với các đơn vị sản xuất chính làm ra sản phẩm, Công ty xây dựng hệ thống định mức lao động phù hợp với điều kiện thực tế để các đơn vị phát huy hết khả năng đạt năng suất lao động cao nhất. Thêm đó, hàng tháng, quý, căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất, Công ty sẽ ban hành các cơ chế khuyến khích tiền lương đối với các đơn vị sản xuất trực tiếp khối hầm lò và vận tải hầm lò, khi hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch.

Trong khi đó, tại Công ty than Đèo Nai, do giá thành sản phẩm đang cao hơn giá bán, nên theo yêu cầu của Vinacomin, Công ty phải giảm tiếp đơn giá bán than xuống khiến doanh thu những tháng đầu năm cũng bị ảnh hưởng. Trong khi đó, những lợi thế của Công ty như: than cục, đất đá lẫn than, nguồn than tốt... không còn; giá cả các mặt hàng nhiên liệu, vật tư đều tăng. Sản lượng giảm quá nhanh trong khi lao động không giảm đang tạo ra áp lực rất lớn đối với Công ty không chỉ trong năm nay mà còn những năm tiếp theo.

Đứng trước những khó khăn trên, Lãnh đạo Công ty đã chỉ đạo công đoàn phối hợp với chuyên môn tăng cường tuyên truyền để người lao động hiểu những khó khăn thách thức, cùng nhau đoàn kết, thống nhất trong hành động, phấn đấu đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh... Bên cạnh đó, lãnh đạo Công ty giao nhiệm vụ cho các đơn vị cần chủ động tìm các phương án hiệu quả nhất trong sản xuất kinh doanh.

Cùng đó, các đơn vị chức năng tăng cường kiểm soát các chỉ tiêu công nghệ như: chỉ đạo công tác khoan nổ mìn ở các hướng trọng tâm, tăng hệ số phá đá, tăng quy mô nổ mìn, đặc biệt giảm được đất nổ tồn theo kế hoạch; hạn chế lấy than trong tầng, tập trung tiêu thụ than nguyên khai ở các bãi chứa để giảm tồn kho; tính toán rút ngắn cung độ; tạo điều kiện cho đơn vị ngoài thi công nhanh cụm sàng... 

Công ty cũng đang quyết liệt triển khai chương trình tiết giảm chi phí và xây dựng các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo Thông báo số 1189/TB-TĐN, ngày 26/4/2013, về công tác tiết giảm chi phí trong tình hình tiêu thụ khó khăn của Tập đoàn; thực hiện tốt các quy chế như: quy chế khoán, nghiệm thu sản phẩm, quy định thống kê, các quy chế quy định đã ban hành. 

Để đảm bảo công bằng trong bố trí việc làm và thu nhập cho người lao động, Công ty đã chủ động xây dựng, điều chỉnh kế hoạch giao khoán quỹ lương các tháng còn lại của năm 2013 cho các công trường, phân xưởng và phòng ban trong Công ty. Đồng thời, rà soát cân đối chất lượng lao động các đơn vị, bố trí đủ lao động cho các đơn vị đảm bảo sản xuất. Trong phân phối tiền lương, tiền thưởng đều công khai dân chủ có sự giám sát của công đoàn.

Theo Công ty than Đèo Nai, những giải pháp trên nhằm đẩy mạnh các phong trào thi đua lao động sản xuất, tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí... Đó sẽ là nguồn sức mạnh giúp Than Đèo Nai vượt qua giai đoạn khó khăn chung của ngành, hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm, an sinh cho hơn 3.000 cán bộ công nhân của đơn vị.

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Ý định khó đoán của Trung Quốc và dấu hỏi về sách Mỹ
Vinashin trở về với 'vạch xuất phát'
Những siêu dự án quân sự bí mật của Trung Quốc
Châu Á "phiên bản" 2013 và châu Á thời khủng hoảng
Trung Quốc thay đổi học thuyết phiên bản "made in China"
Sau cuộc 'tán tỉnh chính trị' Campuchia ngả về Trung Quốc
Nga quyết định cải tổ không quân nhằm tránh thảm họa

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động