RSS Feed for Mở bể than Sông Hồng: Tiếp tục có nhiều ý kiến tranh luận | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 24/11/2024 05:47
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Mở bể than Sông Hồng: Tiếp tục có nhiều ý kiến tranh luận

 - Sau khi Tòa soạn NangluongVietnam đưa vấn đề mở bể than Sông Hồng ra tranh luận đã có rất nhiều ý kiến phản biện, góp ý cởi mở, tâm huyết, mang tính xây dựng cao. Cùng trao đổi với các ý kiến đã được đăng tải trên chuyên mục “Tranh luận” của NangluongVietnam, KS. NGUYỄN LÝ TỈNH - Chuyên gia cao cấp năng lượng, Hội đồng Khoa học Năng lượng (Hiệp hội Năng lượng Việt Nam) cho rằng: "Công nghệ khí hóa than ngầm là giảm khí thải, đảm bảo an ninh năng lượng".

Tổng hợp ý kiến phản biện, góp ý của các nhà khoa học, chuyên gia và bạn đọc trên chuyên mục cũng chính là cơ sở để các tổ chức phản biện - xã hội - nghề nghiệp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc lựa chọn phương án khai thác, giải pháp kỹ thuật, cũng như cơ chế chính sách để mở bể than Sông Hồng. Rất mong bạn đọc quan tâm và tham gia tranh luận.  

Ý kiến góp ý, phản biện xin gửi tới: toasoan@nangluongvietnam.vn hoặc comments ở cuối bài viết này.

>> Mở bể than Sông Hồng: 'Thử nghiệm công nghệ, trước khi làm bất cứ việc gì'
>> Khai thác bể than đồng bằng Sông Hồng: Phải thử nghiệm thận trọng và chắc chắn

Khí hóa than ngầm là công nghệ khai thác tối ưu, đáp ứng được các tiêu chuẩn về phát thải vào môi trường, bên cạnh đó công nghệ này còn đáp ứng được các yêu cầu về chi phí thấp nhất và thu giữ cac bon từ việc đốt sơ bộ, áp suất khí cao khi đưa lên mặt đất từ vỉa than ở độ sâu trong lòng đất; năng lượng cần thiết để vận chuyển khí không đáng kể, không có rò rỉ khí metan và các khí khác vào khí quyển.  

Bể than đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) có tiềm năng về than rất lớn, chất lượng than rất tốt và rất phù hợp với công nghệ phát điện tua bin khí chu trình hỗn hợp, kết hợp với khí hóa than trong chu trình, nhà máy nhiệt điện có thể đạt hiệu suất 60% và hơn nữa (công nghệ IGCC).

Việc khai thác thành công bể than ĐBSH sẽ đảm bảo an ninh năng lượng lâu dài cho đất nước.

Khí hóa than ngầm một số nước trên thế giới

Những thử nghiệm độc đáo của ngài Willam Ramsey về khí hóa than ngầm tại vùng than Dutham Coal Field đã tiến hành đầu tiên năm 1912 và kế hoạch khai thác thương mại mới chỉ dừng lại ở một số ứng dụng cụ thể sau đó. Liên Xô cũ đã khai thác khí hóa than ngầm rộng lớn tại mỏ để cung cấp khí cho các nhà máy nhiệt điện, nhà máy amoniac và một số nhà máy sử dụng khí đốt khác. Chương trình khí hóa than ngầm ở Mỹ đã triển khai trước những năm 1990, nhưng sau đó đã triển khai chậm lại do khí thiên nhiên quá rẻ.

Đến năm 2005, châu Âu, Australia đã trở lại quan tâm đến khí hóa than ngầm tại phía Bắc Tây Ban Nha và Queenland, nhiều nghiên cứu khả thi hỗ trợ đã được thực hiện, các nhà cầm quyền đã chấp nhận lợi ích từ khí hóa than ngầm như một công nghệ than sạch trước nguy cơ nóng lên toàn cầu.

Ấn Độ, Trung Quốc và mới đây, Nam Phi đang đứng vào hàng ngũ ngày một đông đảo các nước nhận thức tiềm năng to lớn của khí hóa than ngầm trong phương án an ninh năng lượng quốc gia. Nhiều công trình nghiên cứu triển khai về khí hóa than ngầm đã được nhiều nước đang phát triển áp dụng để phát điện theo các công nghệ IGCC và thu giữ - niêm cất cacbon (CCS), chi phí rất thấp.

Hội nghị khí hóa than ngầm năm 2008 tại London (nước Anh) đã thông báo về kết quả nghiên cứu khả thi (Feasibility Studies) về khí hóa than ngầm tại các mỏ than Gujurat Region của Ấn Độ, Firth of Forth ở Scotland, Majubga coal field ở Nam Phi… trong đó, ở một số mỏ đã đạt đến giai đoạn khoan thăm dò và khai thác khí đốt. Công trình đạt kết quả cao nhất, giá chào trên thị trường chứng khoán của Australia năm 2006 là 22 triệu đôla Úc của Tập đoàn năng lượng Australia nhằm mở rộng mỏ khí hóa than ngầm cung cấp khí cho các NMNĐ chu trình hỗn hợp và các nhà máy khí hóa lỏng.

Một số lượng lớn các tập đoàn dầu khí trên thế giới đang theo dõi sự triển khai các mỏ than với khí hóa than ngầm, trong số đó có thể biết đến các tập đoàn như: Statoij, Tullow oil và cả ngân hàng ABN AMRO Bank… Những tập đoàn trên đã trở thành các thành viên đầu tiên hoặc sáng lập của Hiệp hội khí hóa than ngầm, hội viên của Hiệp hội này đã tăng lên tới con số 32 tổ chức, với các công ty lớn như E.ON - công ty đứng đầu trong hội đồng quản trị của Hiệp hội, Hiệp hội đã trở thành trung tâm của các hội viên ưu tú nhất trong ngành khí hóa than ngầm, thúc đẩy việc triển khai mạnh mẽ công nghệ khí hóa than ngầm như một công nghệ than sạch, đảm bảo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất về bảo vệ môi trường, sinh thái. Hiệp hôi khí hóa than ngầm mở website www.ucgp.com, tổ chức hội nghị và đào tạo, lập cở sở dữ liệu về khí hóa than ngầm cho tất cả các thành viên của Hiệp hội.

Trước kết quả về khí hóa than ngầm, phải thừa nhận rằng mặc dầu có các phương án về những dạng năng lượng tái tạo, hạt nhân và sự hiện diện của các nguồn cung cấp lớn khí thiên nhiên trên toàn thế giới, than vẫn còn là nguồn năng lượng với quy mô lớn cho các nền kinh tế thế giới cho đến tận năm 2050 và sau đó nữa. Đó là ý tưởng mới với những nước như Anh, nơi mà cho đến nay một sự kết hợp “gió cộng với khí đốt” vẫn đang tiếp tục đáp ứng các nhu cầu năng lượng cho đất nước này, tương lai sắp tới chỉ riêng trữ lượng than của châu Âu là 130 tỷ tấn, trữ lượng than của Mỹ là 240 tỷ tấn.

Mỹ đang dự định khai thác than như một phương án bảo hiểm đối với dầu Trung Đông. Ngay cả châu Âu đang lo ngại về sự phụ thuộc này ngày càng gia tăng vào dầu và khí đốt của Nga, nên sẵn sàng xem xét các phương án thay thế như than và hạt nhân để đảm bảo nhu cầu năng lượng lâu dài và bền vững.

Những tính toán về trữ lượng than bổ sung mà khí hóa than ngầm có thể cung cấp dựa trên những ước đoán “bảo thủ” cho các yếu tố hạ thấp trữ lượng than đã khuyến nghị rằng, trữ lượng than toàn thế giới được công bố ngày nay là khoảng 1.000 tỷ tấn sẽ tăng thêm 600 tỷ tấn với khí hóa than ngầm. Sự lý giải về nguyên tắc là việc khai thác năng lượng từ than trong lòng đất ở các vỉa sâu gần bờ biển và trong các mỏ than nâu lớn đã trở nên kinh tế với khí hóa than ngầm.

Những ưu việt về an toàn cung cấp khí đốt (bằng khí hóa than ngầm) được thừa nhận ở nhiều nước trên thế giới, nhưng những khác biệt chủ yếu là ở trong biến hoán năng lượng của quá trình phát điện. Cả 2 công nghệ tuabin khí chu trình hỗn hợp (GTCC) và khí hóa than trong chu trình tuabin khí chu trình hỗn hợp đều có khả năng đạt hiệu suất cao (60% trở lên, trong khi các nhà máy nhiệt điện đốt than theo công nghệ truyền thống hiện đại nhất với các tổ máy công suất lớn 600MW trở lên chỉ có thể đặt được hiệu suất cao nhất 38%) nhưng công nghệ IGCC có điều kiện thu giữ và niêm cất cacbondioxide từ khí hóa than bởi khí cacbondioxide có nồng độ cao trong quá trình khí hóa than ngầm.

Công nghệ khí hóa than ngầm không đòi hỏi đưa than và tro lên mặt đất, điều này mang lại lợi nhuận lớn cho chủ đầu tư. Mang các giếng khai thác khí hóa than ngầm là tạm thời và ít quan trọng hơn kiểu khai thác than đá kiểm hầm lò. Khí hóa than ngầm tránh được hoàn toàn các nguy cơ tai nạn và các trang bị cho con người ở dưới hầm sâu.

Khí hóa than ngầm với sự thu giữ niêm cất Cacbon (khí CO­2)

Trong một thế giới bị ám ảnh bởi cacbon thì công nghệ khí hóa than ngầm có thể chứng minh rằng cac bon trong nhiên liệu có thể được ngăn ngừa phát thải vào bầu khí quyển. Phần lớn các quá trình khí hóa than ngầm được cung cấp oxy, điều đó có nghĩa là chỉ sinh ra khí CO2và nước sau khi cháy, vì vậy điều kiện tách riêng khí CO2 đơn giản hơn và rẻ hơn.

Hơn nữa, những khí sản phẩm cũng được mở ra để thu giữ CO2 trước quá trình cháy và có thể có ích từ nồng độ và áp lực của khí CO2 trong khí sản phẩm. Khí hóa than ngầm là quá trình khí hóa độc đáo (Xem bảng 1) cũng như khí cac bon monooxide (CO) và Hydragen (H2) được phát hiện trong khí hóa trên bề mặt. Đó là bởi vì những giai đoạn thu khí CO2.

Bảng 1

Những thành phần và tích chất khí tổng hợp (syngas)

Khí hóa than ngầm khi không thu giữ CO2

Chỉ thu giữ CO2

Lần lượt thu giữ CO và CO2

Hình thành mới CH4, thay đổi CO+ thu giữ

CO2

37,9%

5,1%

7,3%

6,1%

CO

16,4%

24,0%

0,0%

0,0%

H2

31.8%

46,4%

68,6%

93,9%

CH4

16,9%

24,7%

24,1%

0,0%

Nhiệt trị MJ/m3

10,9

16,9

16,0

10,1

Tỷ trọng khí

1,04

0,62

0,38

0,20

Phát thải CO2t/MWh

0,9

0,5

0,3

0,1

Những nhiệt độ thấp hơn và những nhiệt độ cao hơn ở các phần của khoang khí hóa than ngầm tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành khí methane (CH4). Phần nhiều khí CO2 từ khí hóa than ngầm được thu giữ với chi phí rẻ hơn so với những ứng dụng khác và khí hóa than ngầm có sự lựa chọn cho việc cung cấp cả hydrogen cũng như hỗn hợp methane/hydrogen tinh khiết. Những hỗn hợp đó có những đặc tính cháy thuận lợi trong các tua bin khí và chi phí cho truyền tải thấp hơn so với chỉ riêng một khí hydrogen.

Lĩnh vực then chốt nghiên cứu trong tương lai là công tác nghiên cứu khí hóa than ngầm với việc thu giữ và niêm cất khí CO2 tại chỗ. Khí hóa than ngầm - CCS tạo ra một khoảng rỗng và một vùng áp lực cao trên chúng. Chính trong những điều kiện đó, những khoảng rỗng đó có thể thích hợp cho việc niêm cất thường xuyên khí CO2, và các bộ phận tiếp nhận niêm cất khả dĩ đó đối với khí CO2 là các vỉa sâu hơn trong khu vực lân cận của quá trình khí hóa than ngầm.

Công nghệ khí hóa than ngầm hiện đại

Khí hóa than ngầm được khai thác nhờ việc xây dựng các giếng thẳng đứng tới vỉa than để trích xuống đó các khí O2 và H2O và bốc dỡ một hỗn hợp khí sản phẩm: CO, H2, CH4, và CO2lên mặt đất. Trong khi nguyên lý khai thác thật đơn giản, việc điều khiển quá trình khí hóa đặt vào trung tâm của sự phát triển khí hóa than ngầm nhiều năm qua.

Phần lớn các loại than có thể khí hóa tại chỗ nhưng việc mở tuyến tiếp cận vỉa than giữa hai lỗ khoan thẳng đứng là cần thiết và những phương pháp kỹ thuật như dự phòng, phóng điện đều đã được áp dụng. Phương pháp mà trước đây Liên Xô đã phê chuẩn và sau đó đã được áp dụng ở Australia cho việc khí hóa than ngầm đến tận ngày nay, quy định về các giếng đào thẳng đứng rộng rãi ở gần nhau để dịch chuyển mặt tiền của các quá trình cháy đi qua miền than.

Sự lựa chọn là khoan định hướng, điều đó cho phép các giếng khoan được xây dựng ở một tầng chính xác trong các vỉa than và liên kết các giếng đó một cách cẩn thận với nhau và kết nối tới mặt đất. Những tập hợp các lỗ khoan tại đáy có đặt các bộ cảm biến để tách biệt những biên của vỉa và thậm chí nhìn trước một số lỗ khoan để đảm bảo tính đồng nhất của chúng, những lỗi và những vùng thuộc cấu trúc không chấp nhận được. Việc khoan định hướng và di chuyển các điểm trích O2 và H2O được sử dụng đầu tiên trong các thử nghiệm cuối cùng ở Mỹ vào cuối những năm 1980 và đã được lựa chọn cho các vỉa than lớn và sâu trong các thử nghiệm ở châu Âu (1988 - 1998).

Công nghệ khí hóa than ngầm mới nhất vẫn áp dụng các giếng khoan thẳng đứng, khoan định hướng và trích (O2 và H2O) di chuyển đến các điểm khác nhau nay đã được khẳng định chắc chắn ở quy mô đầu tiên (4 - 25 MW công suất nhiệt). Điều đó đã được làm rõ tại Hội nghị ở London, nơi nhiều tổ chức xí nghiệp và các viện đã trình những báo cáo nghiên cứu khả thi về các dự án thương mại, tìm kiếm các địa điểm phù hợp và xác định những chương trình triển khai.

Quản lý rủi ro về môi trường và những ấn phẩm quy phạm

Những ảnh hưởng về môi trường của quá trình khí hóa than ngầm là về thị giác, thính giác và bao gồm cả phát thải vào khí quyển và hiệu ứng tới nguồn nước ngầm. Những lợi ích về môi trường vốn có của khí hóa than ngầm là sự đơn giản của nhà máy trên mặt đất, không phải bảo quản kho than và vận chuyển than, có điều kiện khử các thành phần ô nhiễm độc hại như SOx, bụi và kim loại nặng từ khí tổng hợp của sản phẩm.

Giống như bất kỳ quá trình rút chất tinh trong địa chất, những rủi ro về địa chất, địa chất thủy văn của khí hóa than ngầm cần phải hết sức thận trọng trong quá trình quản lý sản xuất. Việc điều hành là phải trên tầm cao về trình độ công nghệ ngay từ các thử nghiệm đầu tiên trong khí hóa than ngầm, phải kiểm soát quá trình sản xuất trong tất cả các điều kiện vận hành trong khoang than ngầm để đảm bảo dòng nước ngầm bên trong nhằm phòng ngừa rò rỉ khí.

Việc lựa chọn địa điểm cũng rất quan trọng để đạt được sự ngăn cách cần thiết từ các “lối mòn” của nước ngầm và cách ly khoang than bằng các hố vỉa than hình thành tự nhiên về mặt địa chất, không thấm nước qua được.

Chỉ thị của châu Âu về nước ngầm, tuy không viết cụ thể về khí hóa than ngầm, nhưng yêu cầu rằng nước ngầm quanh khu vực khai thác (KTN) được công bố là không phù hợp cho các mục đích sử dụng khác như thủy lợi hoặc chăn nuôi và địa chất thủy văn quanh khu vực khai thác đó phải được giám sát và lấy mẫu kiểm tra.

Phải đặt những công tác kiểm soát nghiêm ngặt đối với các phụ phẩm của quá trình cháy sản sinh ra ở dưới ngầm và những mẫu kiểm tra sẽ phải thể hiện sự tương tác chặt chẽ giữa việc kiểm soát quá trình cháy và mức độ di chuyển của các chất ô nhiễm. Sự rủi ro về chất ô nhiễm và chất lượng khí sản phẩm đòi hỏi phải liên kết trong những mẫu dự đoán trước để đánh giá sự rằng buộc về môi trường và kinh tế của những địa điểm đặt KTN hiện tại.

Việc chẩn y vận hành một nhà máy khí hóa than ngầm ở châu Âu sẽ được tiến hành phù hợp với Cơ quan môi trường Liên hiệp Anh, tại Hội nghị về khí hóa than ngầm với sự phòng ngừa ô nghiễm và cho phép kiểm soát do những cơ quan có thẩm quyền về môi trường ở khu vực ban hành.

Kết luận

Khí hóa than ngầm cho đến nay vẫn được xem là công nghệ khai thác than phi truyền thống, cần phải được thử nghiệm, nghiên cứu ứng dụng lâu dài đối với dạng năng lượng sạch này. Thế giới đã hiểu rằng, công nghệ khai thác đang được ứng dựng rộng rãi trong công nghiệp dầu và khí đốt sẽ hỗ trợ cho khí hóa than ngầm và những rũi ro liên quan đến khí hóa than ngầm có thể kiểm soát được và có nhiều lý do rất quan trọng để tiến hành bước nhảy vọt từ những thử nghiệm ban đầu thành công đến những dự án thương mại.

Nguồn khí sạch này sẽ được sử dụng rộng rãi, cũng như sử dụng tại các khu vực khai thác một cách an toàn, tin cậy với ảnh hưởng tiêu cực thấp nhất đến môi trường.

Khí hóa than ngầm cũng sẽ đảm bảo áp dụng các phương pháp mới về thu giữ và niêm cất khí CO2 an toàn, rẻ. Công nghệ khí hóa than ngầm đang chứng tỏ rằng những người khởi xướng đầu tiên công nghệ khí hóa than ngầm đang nắm chắc trong tay một cơ hội khai thác than thương mại sâu trong lòng đất một cách hiệu quả, an toàn và sạch.

Để sớm khai thác bể than đồng bằng sông Hồng, cần phải bắt tay ngay vào việc thử nghiệm công nghệ khí hóa than ngầm ở quy mô nhỏ để xác minh các thông số công nghệ ban đầu. Nhưng điều quan trọng trước tiên có thể là phải đi học tập các nước đi trước ta như: Nga, Australia, Tây Ban Nha và gần đây là Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi… Phương châm của ta tốt nhất là “đi tắt, đón đầu” học tập của các nước có kinh nghiệm, thuê chuyên gia, mua công nghệ hiện đại để khai thác hiệu quả nhất bể than sông Hồng.

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã thành lập Công ty Năng lượng Sông Hồng (SHE) từ năm 2009. Đó là bước đi quan trọng đầu tiên.

SHE đã có các đề án thăm dò than tại 2 khu vực Khoái Châu, Phủ Cừ - Tiền Hải. Riêng tại khu vực Khoái Châu đã có đề án thăm dò than với gần 100 lỗ khoan đã thi công, có trữ lượng được Hội đồng trữ lượng quốc gia phê duyệt từ cấp 333 trở lên là 1,6 tỷ tấn. Tại khu vực Phủ Cừ - Tiền Hải trên cở sở 55 lỗ khoan thăm dò dầu khí, SHE đã tính toán xác định lại tài nguyên dự báo (cấp 334a) và tài nguyên phỏng đoán (cấp 334b) của khu vực này là khoảng 84 tỷ tấn than, chất lượng than tốt.

Tóm lại, để khai thác bể than ĐBSH cần sớm tiến hành công nghệ khí hóa than ngầm đầu tiên với quy mô nhỏ nhằm xác định các thông số công nghệ cần thiết và giải quyết hàng loạt vấn đề liên quan đến công nghệ khai thác và khí hóa than ngầm với chất lượng sản phẩm (khí nhiên liệu) tốt nhất, giảm thiểu những tác dụng xấu đến không khí và nguồn nước ngầm.

Tác giả bài viết đã tham khảo các tài liệu: Tài liệu của tác giả Michael Green Chủ tịch Hiệp hội khí hóa than ngầm; Tạp chí Energy World (April 2007); Công nghệ KTN ở ĐBSH: T.S Nguyễn Thành Sơn - Giám đốc Công ty Năng lượng Sông Hồng (SHE)

Trước đó đã có nhiều ý kiến tranh luận:

TS. Trương Đức Dư - Phó Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - Vinacomin:

“Ngay từ những năm 60 - 70 của thể kỷ trước, trong quá trình tìm kiếm thăm dò dầu khí, các nhà địa chất nước ta cùng với các chuyên gia Liên Xô đã phát hiện có than trong trầm tích Neogen của miền võng châu thổ Sông Hồng, với dự báo trữ lượng tiềm năng có thể lên tới hàng chục tỷ tấn.

Kể từ đó, một số phương án tìm kiếm khảo sát than dưới đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) đã được tiến hành. Gần đây nhất, trong giai đoạn 1998 - 2002, Tổng công ty Than Việt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Viêt Nam) đã phối hợp với các chuyên gia của Tổ chức Phát triển Năng lượng mới Nhật Bản (NEDO) tiến hành phương án khảo sát các khu vực Hưng Yên, Thái Bình và một phần Hà Nội. Dự án đã lựa chọn huyện Khoái Châu - Hưng Yên để tìm kiếm tỉ mỉ và thăm dò sơ bộ.

Song, cho đến nay việc thăm dò than vùng ĐBSH chủ yếu còn ở mức “tìm kiếm”, số liệu về trữ lượng than cũng chưa có con số chính xác.

Trong cuộc Hội thảo của Hội Khoa học Công nghệ Mỏ Việt Nam mới đây ở Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), có sự tham gia của một số chuyên gia địa chất ngành dầu khí, con số về trữ lượng than được đưa ra là 210 tỷ tấn. Tuy nhiên, trữ lượng địa chất và trữ lượng có khả năng khai thác là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia khai thác, trữ lượng khả khai ở vùng than ĐBSH chỉ khoảng 30 - 40 tỷ tấn.

Có thể nói, từ khi phát hiện ra có than dưới ĐBSH, vấn đề làm thế nào khai thác được nguồn tài nguyên này để phục vụ cho lợi ích của đất nước luôn thường trực trong giới chuyên gia ngành than nói riêng và ngành năng lượng nói chung.

Tuy nhiên, với điều kiện địa chất thủy văn, địa chất công trình rất phức tạp, lại nằm dưới vùng đồng bằng trù phú, dân cư đông đúc, có truyền thống văn hóa lâu đời, việc khai thác và phát triển bể than ĐBSH nhất thiết phải có những bước đi thận trọng và chắc chắn, để thế hệ tương lai không phải nhận lấy những ảnh hưởng tiêu cực từ việc làm của chúng ta hôm nay.

Năm 2008, nhiệm vụ lập một đề án phát triển bể than ĐBSH được đã được thực hiện bởi Công ty Năng lượng Sông Hồng (thuộc Vinacomin). Khi đề án được đưa ra, đã có sự trao đổi và tranh luận từ các bộ, ban, ngành liên quan. Điều đó đã mở ra cho các nhà hoạch định chính sách rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết trước khi đi đến quyết định việc khai thác.

Nhìn một cách tổng quan, việc thăm dò, đánh giá tỉ mỉ bể than ĐBSH là rất cần thiết. Trước tiên, việc làm đó cho phép nâng cấp trữ lượng tài nguyên than và làm tiền đề cho các nghiên cứu lựa chọn các công nghệ khai thác phù hợp.

Bên cạnh đó, theo các báo cáo thăm dò hiện có, điều kiện địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình ở khu vực bể than ĐBSH được đánh giá là rất phức tạp. Có báo cáo cho rằng, nếu khai thác hầm lò, lượng nước bình quân chảy vào khu vực khai thác có thể lên tới 20.000 m3/giờ. Với một lượng nước khổng lồ như thế chảy vào thì việc khai thác dường như là không thể và đã có những hoài nghi với tài liệu có số liệu này.

Qua đó thấy rằng, để tiến hành khai thác được than tại bể than ĐBSH, bắt buộc phải có những đánh giá tỉ mỉ về điều kiện địa chất, từ đó mới đề xuất xem xét công nghệ khai thác.

Mặt khác, việc thăm dò tỉ mỉ than toàn bộ diện tích vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng đòi hỏi phải có một kế hoạch dài hơi và tốn kém. Do đó, việc nghiên cứu lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp cũng cần phải tiến hành song song, thậm chí tiến hành trước, để đánh giá tính khả thi của việc khai thác than tại bể than ĐBSH. Trong trường hợp chưa lựa chọn được phương án khai thác phù hợp, thì tính cấp thiết của việc thăm dò tỉ mỉ nói trên cũng không còn ý nghĩa.

Vì vậy, để giải quyết vấn đề này, bên cạnh một kế hoạch thăm dò toàn vùng ĐBSH mang tính dài hơi (nếu có), việc cần thiết phải làm ngay là cần có một đơn vị được cấp vốn và đứng ra tiến hành thăm dò tỉ mỉ một khu vực được lựa chọn, có số liệu đáng tin cậy nhất. Sau đó, lập báo cáo trình lên Hội đồng trữ lượng quốc gia xem xét và phê duyệt. Khi báo cáo đó được phê duyệt, nó sẽ trở thành tài liệu để cung cấp cho đơn vị tư vấn, nghiên cứu đề xuất công nghệ khai thác và tiến hành lập một dự án khai thác thử nghiệm.

Trên cơ sở kết quả của dự án khai thác thử nghiệm, mới có kết luận về công nghệ khai thác phù hợp, công suất mỏ và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật khác. Từ đó, mới có cơ sở tính toán mở rộng ra các khu vực khác, đồng thời tính toán quy hoạch được một cách bài bản sản lượng khai thác lâu dài của bể than ĐBSH trong Quy hoạch năng lượng quốc gia.

Trong điều kiện các thông tin về địa chất mỏ còn rất hạn chế, các nhà khoa học Việt Nam và những người có kinh nghiệm về khai thác mỏ đang đề xuất xem xét 2 phương án công nghệ khai thác là: khai thác hầm lò; và khí hóa than ngầm. Cho đến thời điểm này, cả hai phương án khai thác trên vẫn đang được tranh luận, vì điều kiện đầu vào của các vỉa than tại đây vẫn chưa rõ ràng nên chưa thể lựa chọn phương án nào là tối ưu cho việc khai thác than ở đây.

Với phương án thứ nhất, chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm trong khai thác than tại vùng than Quảng Ninh, tuy nhiên khi áp dụng phương án này cần xem xét đến các đặc điểm riêng của bể than ĐBSH như: điều kiện địa chất kỹ thuật mỏ hết sức phức tạp, độ sâu khai thác lớn.

Với phương án thứ hai, bản chất của công nghệ là khoan các lỗ khoan xuống lòng đất, tạo các điều kiện đốt cháy vỉa than trong lòng đất ở môi trường yếm khí, kết quả là sản sinh ra khí tổng hợp và được thu hồi qua các lỗ khoan. Khí tổng hợp là sản phẩm của quá trình này có mang theo nhiệt năng, phù hợp để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện, hoặc nhà máy sản xuất phân đạm, hóa chất, cũng có thể được làm giàu để thay thế khí tự nhiên, hoặc hóa lỏng để chế tạo benzin.

Phương án thứ hai được đánh giá là có nhiều ưu điểm. Một trong số đó là khả năng giải phóng người lao động khỏi các công việc nặng nhọc dưới lòng đất. Nhược điểm lớn nhất của phương án này là sự phụ thuộc rất lớn vào điều kiện địa chất của từng khu vực khai thác. Do đó, trên thế giới đã có một số nước thành công với công nghệ khai thác này, nhưng cũng có nhiều thử nghiệm thất bại hoặc không đem lại hiệu quả.

Bên cạnh đó, với công nghệ khí hóa than ngầm, chúng ta hoàn toàn chưa có kinh nghiệm.

Trong cả hai phương án, cần xem xét ảnh hưởng sụt lún, biến dạng bề mặt, hoặc thay đổi chế độ nước mặt, nước ngầm, gây tác động có hại đến môi trường xung quanh và đời sống xã hội của người dân vùng ĐBSH.

Vì vậy, cả hai phương án nói trên cần được xem xét lựa chọn một cách thận trọng. Việc tiến hành thử nghiệm phương án không chỉ cần làm rõ được tính khả thi của công nghệ, mà còn đánh giá được các nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

Việc khai thác bể than ĐBSH vừa đáp ứng được yêu cầu về an ninh năng lượng quốc gia, lại phải bảo đảm không gây sụt lún cả vùng ĐBSH làm ảnh hưởng tới môi trường và an ninh lương thực… Vấn đề này đang rất cần sự vào cuộc của Nhà nước để xây dựng một dự án thử nghiệm, tháo gỡ khó khăn và đẩy nhanh tiến độ thăm dò, thử nghiệm khai thác ở bể than ĐBSH.”

Bạn đọc Tường Duy Hùng: “Điều tra, đánh giá tổng thể là việc làm không cần thiết và gây lãng phí”

Tôi đồng ý với quan điểm đối với bể than đồng bằng Sông Hồng “Thử nghiệm công nghệ, trước khi làm bất cứ điều gì”. Chính phủ nên tạo cơ chế đặc thù, khuyến khích và đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

Theo tôi, việc điều tra đánh giá tổng thể như chúng ta đang làm hiện nay là việc làm không cần thiết, gây lãng phí cho ngân sách nhà nước vì: Hiện tại Việt Nam chưa có công nghệ phù hợp để khai thác, các công nghê đang áp dụng tại bể than Quảng Ninh không thể áp dụng cho bể than Sông Hồng được.

Nếu như chúng ta không hợp tác và liên doanh với nước ngoài, không biết đến bao giờ Việt Nam mới có công nghệ để khai thác. Chúng ta không biết thử nghiệm công nghệ có thành công hay không, chỉ sau khi thử nghiệm có kết quả mới biết được khai thác có hiệu quả hay không.

Đất nước ta còn nghèo, với 1.320 tỷ rất lớn. Đối với các hộ dân nghèo, các gia đình chính sách và người có công với cách mạng họ không tưởng tượng được 1.320 tỷ nó to đến mức nào. Chúng ta nên cân nhắc cẩn thận đối với dự án lớn như vậy.

Tôi không đồng ý với quan điểm của bạn Phan Quang Huy (comments dưới đây), bởi "khoan thăm dò" là một phần việc trong "điều tra đánh giá tổng thể" rồi.

Bạn đọc Phan Quang Huy (Q.1, TP.HCM): Chính phủ đã quyết rồi mà!

Theo tôi được biết thì dự kiến trong quý III này, Chính phủ sẽ xem xét phê duyệt quy hoạch thăm dò khai thác bể than đồng bằng sông Hồng. Còn gần đây nhất,  trong Văn bản chỉ đạo “Vinacomin tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính”, Chính phủ đã “Đồng ý về chủ trương thăm dò than ở những khu vực đã có đủ điều kiện tại Đồng bằng sông Hồng”. Tôi có cảm nhận hình như TS Nguyễn Thành Sơn và các chuyên gia, đọc giả đang tranh luận trên NangluongVietnam.vn chưa nắm được chủ trương này?

Bạn đọc Duy Hưng ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên: Bạn đã đọc cả bài báo chưa mà bình luận?

Ban Phan Quang Huy thân mến! Tôi đã học ngành địa chất. Theo tôi hiểu thì thăm dò là một phần trong quy hoạch điều tra đánh giá tổng thể bạn ạ! Vấn đề quan trọng cốt lõi là tiết kiệm thời gian và ngân sách Nhà nước. Không nên khoan thăm dò cả một vùng rộng lớn như bể than đồng bằng Sông Hồng tốn kém đến 1.320 tỷ, sau khi thử nghiệm công nghệ không thành công thì 1.320 tỷ sẽ mất không.

Theo TS Nguyễn Thành Sơn và các bạn đọc phải thử nghiệm công nghệ trước khi khoan thăm dò bạn ạ! Bởi khoan thăm dò đánh giá trữ lượng, đánh giá điều kiện địa chất thủy văn và địa chất công trình cũng chỉ phục vụ thử nghiệm mà thôi.

Tôi không biết bạn đã đọc cả bài báo chưa, hay chỉ đọc mỗi tiêu đề mà đã bình luận rồi? Xin cảm ơn bạn!

Chuyên gia cao cấp năng lượng Tô Quốc Trụ: "Cần có chính sách ưu đãi đặc biệt, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để đưa bể than khai thác sơm hơn"

Chính phủ đề ra các chính sách khuyến khích và ưu đãi đặc biệt để ngành Than đẩy mạnh tiến độ đầu tư, hợp tác quốc tế triển khai nhanh công tác thăm dò, đưa bể than Đồng bằng sông Hồng vào khai thác sử dụng sớm hơn quy định tại Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 (số 60/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ).

Sản phẩm khai thác được đến đâu phải áp dụng ngay các công nghệ phát điện tiên tiến nhất, đảm bảo bảo vệ môi trường như: Chu trình tích hợp quá trình khí hóa than với phát điện IGCC, công nghệ khí hóa than đa mục tiêu EAGLE, chu trình tích hợp khí hóa than trên mặt đất kết hợp phát điện IGFC, quy trình tích hợp hiệu suất cao giữa khí hóa than với phát điện A - IGCC/A-IGFC, công nghệ đốt than hiệu suất cao Hyper - coal…

Bạn đọc Hải Nam: ‘Hướng đi mới và rất có triển vọng cho ngành Than’

Theo quyết định 60, ngày 09/01/2012 về việc quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2020, có xét triển vọng đến 2030 của Thủ tướng Chính phủ đã ghi rõ trong phần II.1.b là "Lựa chọn một số diện tích chứa than có triển vọng, có điều kiện địa chất - mỏ thích hợp để tiến hành thăm dò trong kỳ kế hoạch 2012 - 2015, phục vụ việc đầu tư khai thác thử nghiệm vào cuối kỳ kế hoạch. " Đây là hướng mở cho phát triển ngành Than ở khu vực đồng bằng sông Hồng.

Tôi rất đồng tình với ý kiến của ông Giám đốc Nguyễn Thành Sơn là tiến hành thăm dò, đánh giá, thử nghiệm trong một quy mô vừa phải, sau đó nếu kết quả tốt sẽ tiến hành thăm dò đánh giá tổng thể, còn nếu kết quả xấu thì sẽ dừng việc thử nghiệm và lúc đó việc đánh giá tổng thể cũng chẳng còn ý nghĩa gì.

Như vậy vừa tiết kiệm ngân sách, vừa đánh giá được khả năng khai thác bể than khu vực đồng bằng sông Hồng!

Bạn đọc Hà Phương, (Khoái Châu, Hưng Yên): Có hướng đi rồi lại phụ thuộc vào người lái tàu có định hướng đúng

Dự án điều tra đánh giá tổng thể tiêu tốn đến 1.320 tỷ VNĐ, tôi có cảm nhận như một 'canh bạc' lớn vậy, nếu thử nghiệm công nghệ thành công thì được cả, nếu không thành công thì mất tất.

Vinalines mua ụ nổi No83M về đắp chiếu có thể thanh lý sắt vụn được, chứ thử nghiệm không thành công thì điều tra đánh giá tổng thể chỉ là giấy lộn, giấy lộn thì chỉ mang đốt không có giá trị gì cả.

Một dự án lớn như bể than Sông Hồng chúng ta nên cân nhắc cẩn thận cho từng bước đi.

Để tiết kiệm cho ngân sách nhà nước và giảm thiểu rủi ro theo tôi, chúng ta điều tra đánh giá một diện tích nhỏ đủ dùng cho dự án thử nghiệm công nghệ, sau khi thử nghiệm công nghệ thành công thì ta mở rộng ra cả vùng.

Bạn đọc Tường Duy Phú: Cá nhân tôi đọc và đồng tình với ý kiến "Việc đầu tiên cần làm là thử nghiệm công nghệ (chứ không phải là “điều tra đánh giá tổng thể” như chúng ta đang làm hiện nay).

Tại sao lại có chuyện đầu tư 1320 tỷ ra để làm đánh giá tổng thể, sau này thử nghiệm thành công hay không không cần biết.

Theo tôi là do tiền của ngân sách nhà nước. Nếu tiền của mấy đồng chí tham mưu cho Chính phủ có lẽ không bao giờ là như vậy.

Bạn đọc Duy Hưng ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên: Tôi được sinh ra lớn lên trên quê hương Khoái Châu, huyện của chúng tôi là huyện thuần nông của tỉnh Hưng Yên. Nếu dự án thử nghiệm được thực hiện sớm thì tốt biết mấy, người dân Khoái Châu sẽ được được hưởng nhiều dịch vụ đi kèm từ dự án. 

Huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên nói riêng, Việt Nam nói chung sẽ được tiếp cận một công nghệ hoàn toàn mới, công nghệ khí hóa than dưới lòng đất và chúng ta sẽ tiết kiệm được ngân sách của nhà nước. Cá nhân tôi đọc và đồng tình với ý kiến: Mở bể than Sông Hồng: 'Thử nghiệm công nghệ, trước khi làm bất cứ việc gì'.

Việc đầu tiên cần làm là thử nghiệm công nghệ không phải là “điều tra đánh giá tổng thể” một cách máy móc như chúng ta đang làm. Việc điều tra đánh giá tổng thể cũng chỉ phục vụ cho các dự án thử nghiệm sau đó mà thôi.

Nếu thử nghiệm không thành công thì điều tra đánh giá tổng thể vô ích. Sao chúng ta không điều tra đánh giá một diện tích nhỏ đủ để thử nghiệm công nghệ, thay cho đánh giá cả bể than cho tốn kém. Sau khi thử nghiệm công nghệ thành công thì điều tra đánh giá cả vùng cũng đã muộn đâu?

Bạn đọc Hoàng Linh cho rằng: ‘Rằng hay thì thật là hay’

Tôi thấy chúng ta nên tranh luận thật sâu về vấn đề này mới mong tìm ra được nguyên nhân cốt lõi của vấn đề.

Không phải tự nhiên mà đề án “điều tra đánh giá tổng thể” tiêu đến 1.320 tỷ đồng lại được phê duyệt. Dứt khoát phải có lý do của nó. Lý do ấy là ở chỗ nào?

Hôm vừa rồi, ngồi với Nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn, bàn về câu chuyện trong nhân gian bây giờ, 1.000 tỷ đồng nó to bằng ngần nào, chúng tôi mới thấy là khủng khiếp. Chỉ cần gửi tiết kiệm, một tháng có ngót 10 tỷ đồng, sẽ xây được khoảng 300 căn nhà cho người nghèo. Còn nếu Hội Nhà văn của anh ấy mà có mỗi tháng 10 tỷ đồng thì có thể đưa nền văn học nước nhà lên một tầng cao mới, tạo nên một dấu ấn lịch sử.

Tôi vừa mới viết một bài báo có tựa đề: Vì sao Phú Quốc bị “băm nát”? Xin nêu ra đây một căn bệnh để bạn đọc có thể liên tưởng đến một điều gì bổ ích chăng:

Theo quy hoạch đã được phê duyệt, đến năm 2030, huyện đảo Phú Quốc sẽ trở thành khu kinh tế - hành chính đặc biệt, trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp và là trung tâm tài chính tầm cỡ khu vực và quốc tế. Vậy mà những năm gần đây, ngày càng nhiều lời cảnh báo về một Phú Quốc đang bị “băm nát”.

Mới đây, Thanh tra Chính phủ đã có báo cáo kết luận thanh tra công tác quy hoạch, quản lý sử dụng đất đai và quản lý đầu tư xây dựng ở Kiên Giang, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong việc cấp phép đầu tư các dự án tại huyện đảo Phú Quốc. Trong số 95 dự án bị Thanh tra Chính phủ đề nghị thu hồi, có tới 59 dự án có chức năng du lịch (trong đó 37 dự án là du lịch sinh thái).

Một câu hỏi đặt ra: Tại sao một vùng đất từng được coi là “thiên đường du lịch” trong tương lai, được quy hoạch cẩn thận từ cấp cao nhất của Nhà nước mà lại bị “băm” nát be nát bét như vậy?

Cách đây ít lâu, Tổ chức Du lịch thế giới đã công bố kết quả điều tra về đánh giá của du khách quốc tế đối với hoạt động du lịch ở Phú Quốc, chỉ có 5% xếp loại tốt, 34% xếp loại khá, 31% cho là bình thường và đến 20% đánh giá kém. Về tính hấp dẫn của các điểm tham quan, có đến 41% cho là bình thường, yếu kém 23%; chỉ có 21% xếp loại khá và loại tốt 7%.

Quy hoạch thì bị “băm nát”, chất lượng dịch vụ thì thấp kém mà từ nay đến năm 2030 chỉ còn chưa đầy 18 năm nữa, quả là vấn đề đáng lo ngại.

Đã có nhiều bài học cho thấy rằng, nhiều mục tiêu quốc gia rất dễ bị “tư duy cấp huyện” phá vỡ. Thử hỏi trong những người ký cấp phép đầu tư các dự án tại huyện đảo Phú Quốc kia, có bao nhiêu người hiểu được kỹ càng thế nào là “khu kinh tế - hành chính đặc biệt, trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp và là trung tâm tài chính tầm cỡ khu vực và quốc tế”? Cần những bước đi như thế nào và khai thác các nguồn lực nào để thực hiện được mục tiêu đó?

Ở Phú Quốc hiện nay, vấn nạn “tư duy cấp huyện” không chỉ dẫn đến những sai phạm trong cấp phép đầu tư khiến các dự án “treo” giăng khắp nơi mà còn khiến nhiều nguồn lực bị kìm hãm phát triển. Nhà đầu tư thì phàn nàn rằng, chính sách “tiền hậu bất nhất”, thay đổi liên tục khiến họ e ngại. Người dân thì khốn khổ, sống thấp thỏm trong các dự án “treo”. Diện tích rừng phòng hộ do quản lý lỏng lẻo nên bị sụt giảm nghiêm trọng…

Chợt liên tưởng đến chuyện "một khúc cá hồi quý giá" được đưa cho bà chủ quán "cơm bụi”. Dù cố gắng đến mấy thì bà chủ quán nọ cũng chỉ có thể đem rán, nấu canh chua, thậm chí kho mặn như bao loại cá khác. Có ai đó khuyên rằng, cá ấy nên ăn sống và chấm với mù tạt thì bà lại mắng: “Điên à?”

Chẳng thể trách bà ta mà chỉ có thể trách người đưa cá cho bà ta mà thôi.

Vậy trong chuyện "Mở bể than Sông Hồng" này có xuất hiện một bà chủ quán "cơm bụi” không nhỉ?

Bạn đọc Minh Vân: “Tư duy cấp huyện không chỉ ở cấp huyện”

Việc “Mở bể than Sông Hồng” và chuyện đảo Phú Quốc đang bị “băm nát” quả có liên quan đến nhau. Bể than Sông Hồng là tài nguyên quốc gia, tiềm năng du lịch của đảo Phú Quốc cũng là tài nguyên quốc gia. Để lãng phí tài nguyên đó là có tội với quốc gia.

Căn bệnh “tư duy cấp huyện” thường biểu hiện khi thực hiện những dự án tầm cỡ quốc gia và quốc tế, nhưng việc thực hiện lại bởi những con người kiến thức, đức hy sinh hạn chế; luôn luôn sẵn lòng tham, sự đố kỵ và tính bảo thủ nặng nề. Cái bệnh ấy không chỉ nằm ở “cấp huyện”. Câu chuyện làm thất thoát hàng chục nghìn tỷ đồng ở các Tập đoàn Vinashin, Vinalines… tít ở trên Trung ương là những bài học có thể đo đếm được.

Những người “đầu bếp” ở đấy đã coi tiền bạc của dân của nước như lá tre, lá mít ở quê của họ. Cũng như bà chủ quán cơm “bụi” coi khúc cá hồi quý giá như những con tôm, con tép mà thôi.

Việc khai thác bể than Sông Hồng chỉ có thể đem lại lợi ích cho quốc gia một khi nó được nằm trong tay những người có đủ tri thức để chinh phục nó, có đủ bản lĩnh để quyết định số phận của nó, có đủ đức hy sinh để tránh những cám dỗ khi tiếp cận nó. Chúng ta có thể tìm ra được những con người như vậy không?

Bạn đọc Phan Nguyễn Ninh Hà cho rằng: Việc khai thác bể than sông Hồng là "việc ích nước, lợi nhà". Song qua các vụ việc như ở các Tập đoàn Vinashin, Vinalines… mong "bề trên" hãy cẩn trọng.

Việc thất thoát tài chính rồi dần dần cũng "oằn lưng" ra làm mà trả nợ được còn sinh mạng con người thì không gì bù đắp nổi. Xin "bề trên" lưu ý một điều rằng "trên bể than là tư liệu sản xuất, là sinh mạng của biết bao người". 

Đừng để người dân phải "dở khóc, dở cười" như mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh).

Bạn đọc Ngô Bảo Châu: Nên làm thử nghiệm trước.

Tốt nhất nên thử nghiệm trước. Chúng ta làm trình tự một cách máy móc, người phương tây chắc chắn họ không làm ngược như vậy. Việc điều tra đánh giá tổng thể cho bể than đồng bằng Sông Hồng ví như Vinalines mua ụ nổi No38M vậy.

Chúng ta cứ mua đi mang về có làm được hay không, không cần biết, tiền do ngân sách nhà nước chi lo gì.

Bạn đọc Phan Nghĩa cho rằng: ‘Vấn đề là ở chỗ con người!’

Tôi rất hoan nghênh Nangluongvietnam.vn đã mở ra cuộc tranh luận này. Nếu như mọi dự án trước khi phê duyệt được đưa lên các diễn đàn để tranh luận, phản biện thì mọi việc sẽ tốt đẹp hơn.

Trở lại với vấn đề "Mở bể than sông Hồng", cũng như xâu chuổi lại các dự án "thất bại" gần đây, theo tôi vấn đề là ở chỗ con người. Chúng ta chưa tìm ra được những con người xứng tầm nhìn để giải quyết vấn đề.

Tôi đồng tình với ý kiến của bạn Hoàn Linh rằng, "vấn nạn “tư duy cấp huyện” không chỉ dẫn đến những sai phạm trong cấp phép đầu tư khiến các dự án “treo” giăng khắp nơi mà còn khiến nhiều nguồn lực bị kìm hãm phát triển".

Chúng ta vẫn thường nhắc đến nước ngoài thế này, nước ngoài thế nọ, nhưng khi nào thì chúng ta mới có được "tư duy" và "phong cách làm việc" như họ.

Việc "thử nghiệm" trước hay "điều tra" trước, theo tôi mỗi dự án có một đặc trưng riêng. Quan trọng là tìm ra được con người có tầm nhìn xa, trong rộng. Hay nói cách khác là trao "khúc cá hồi" vào đúng đầu bếp!

Bạn đọc Duy Hùng: Tôi sinh ra trên quê hương Hưng Yên, mong muốn dự án thử nghiệm sớm được thực hiện. Cảm ơn bạn đọc đã góp ý kiến, mong bạn đọc gửi thêm ý kiến bình luận.

Ý kiến đóng góp càng nhiều sự đồng thuận càng cao. Tôi đồng tình với ý kiến của bạn Hoàng Linh "vấn nạn “tư duy cấp huyện” đang làm chậm phát triển đất nước, Thất thoát tiền của của Nhà nước. Mong sao Chính phủ nhìn nhận và có tư duy đột phá.

Bạn đọc Đỗ Bá Chịnh: Theo tôi tốt nhất nên thử nghiệm trước. Chúng ta bỏ ra 1.320 tỷ mà sau này đời con, đời cháu chúng ta cũng không khai thác được thì phí quá! Nếu thử nghiệm thành công, sau đó ta đi điều tra đánh giá tổng thể vẫn chưa muộn.

Bạn đọc Ngô Ngọc Hùng: Theo tôi chính phủ nên cân nhắc giữa việc thử nghiệm trước, hay điều tra đánh giá tổng thể trước. Nếu chúng ta bỏ ra 1.320 tỷ VNĐ để mua mớ giấy lộn thì đừng làm đánh giá tổng thể làm gì cho mệt người. Nên thử nghiệm trước, nếu thành công thì ta đánh giá tổng thể cũng đã muộn đâu.

Bạn đọc Vũ Mạnh Ngân khẳng định, đây là ‘Một hướng đi mang lại nhiều hiệu quả’. Và lưu ý, nên cẩn trọng trong từng bước đi đối với một dự án lớn tầm quốc gia là điều cần làm. Nhưng mỗi một dự án có những đặc thù khác nhau, nên không nhất quyết phải tuần tự theo khuôn phép định sẵn mà cần phải vận dụng những hiện hữu thực tế, môi trường hiện tại, lắng nghe ý kiến từ nhiều phía... để dự án triển khai đảm bảo về tiến độ, đảm bảo về hiệu quả kinh tế, tránh gây lãnh phí tài chính tiền bạc của nhà nước của dân.

Với bể than sông Hồng, Chính phủ nên phê duyệt chủ trương khoang vùng hẹp 10 ~30ha để Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam triển khai thử nghiệm công nghệ khí hóa than ngầm, đi đôi với việc điều tra, đánh giá tổng thể.

Sau khi thử nghiệm nếu thành công thì tiếp tục triển khai hoặc tạm dừng, còn nếu không được thì chấm dứt dự án. Hướng đi này sẽ đem lại nhiều hiệu quả thiết thực.

Bạn đọc Phạm Thị Hồng Hạnh: ‘Ta nên làm thử nghiệm trước sẽ hiệu quả hơn’. Chúng ta nên nhìn nhận dự án một cách khách quan, nếu cái gì có lợi cho dân, cho nước ta lên làm. Nếu làm theo cách trình tự máy móc làm tốn tiền của ngân sách nhà nước thì phải xem xét.

Tôi cho rằng, ta nên thử nghiệm trước, xong thành công thì làm tiếp và mở rộng, không thành công thì dừng lại khỏi phải tốn tiền.

Bạn đọc Trần Thu Huyền: Tại sao nước ta mãi không thoát ra được những tư tưởng và những quy luật cổ hủ nhỉ? Sao không nhìn ra thế giới xem tại sao họ phát triển nhanh như thế? Đừng lãng phí tiền của nhân dân vào những việc không cần thiết.

Cá nhân tôi đọc và đồng tình với ý kiến "Việc đầu tiên cần làm là thử nghiệm công nghệ (chứ không phải là “điều tra đánh giá tổng thể” như chúng ta đang làm hiện nay).

Nếu thử nghiệm công nghệ (khoảng 130 tỷ VNĐ bằng vốn doanh nghiệp) không thành công thì đề án “điều tra, đánh giá tổng thể” than đồng bằng Sông Hồng (có giá trị được phê duyệt lên tới 1.320 tỷ VNĐ từ ngân sách) cũng chỉ là mớ giấy lộn.

Quan điểm của bạn thế nào? Đang tiếp tục tranh luận!

Mở bể than Sông Hồng: Thử nghiệm công nghệ trước? Hay điều tra đánh giá tổng thể trước?

Mở bể than Sông Hồng là một chủ trương lớn của Nhà nước nhằm mở ra ngành công nghiệp hóa than và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong giai đoạn phát triển mới, tuy nhiên đến nay việc lựa chọn phương án khai thác, giải pháp kỹ thuật - công nghệ, cũng như cơ  chế chính sách để thực hiện vẫn còn là một… 'ẩn số'. Nhà báo Nguyễn Hoàng Linh (Ủy viên thường trực Hội đồng phản biện khoa học - Biên tập NangluongVietnam) đã có cuộc phỏng vấn với TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Ban Quản lý các dự án Than đồng bằng Sông Hồng.

- Ông đánh giá như thế nào về nguồn tài nguyên năng lượng nói chung và nguồn than nói riêng (đã được thẩm lượng) của Việt Nam?

Việt Nam thuộc nước nghèo về tài nguyên khoáng sản nói chung, và về tài nguyên năng lượng nói riêng. Nguồn năng lượng hóa thạch (than, dầu, khí, uranium) rất có hạn. Đất nước chúng ta nhỏ và hẹp nên sông ngắn, lưu vực nhỏ, nên tiềm năng về thủy điện không lớn, đã được khai thác gần hết và càng ngày càng tỏ ra không bền vững về mặt sinh thái. Các nguồn năng lượng gió, năng lượng sinh học, năng lượng mặt trời không thể khai thác tập trung quy mô lớn và với giá thành rẻ được.

Riêng về than, gần 20 năm qua trữ lượng ngày càng bị giảm đi do khai thác nhiều hơn thăm dò, bây giờ chỉ còn khoảng 2 tỷ tấn. Bình quân đầu người của Việt Nam về trữ lượng than chỉ hơn 20 tấn, trong khi của thế giới gần 150 tấn.

An ninh năng lượng của Việt Nam đang ở mức báo động, và sẽ ngày càng nguy cấp hơn cả an ninh lương thực.

- Theo các nguồn thông tin không chính thức, bể than Sông Hồng có trữ lượng lớn gấp nhiều lần bể than Quảng Ninh. Theo ông, những con số nào đáng tin cậy?

Nói về “tiềm năng” thì than ở đồng bằng Sông Hồng lớn gấp 20 lần ở Quảng Ninh. Nhưng, nếu nói về “trữ lượng” thì chẳng con số nào (về than đồng bằng hay về than Quảng Ninh) tin cậy cả. “Trữ lượng” phải gắn với công nghệ khai thác. Ở bể than Sông Hồng, tiềm năng than rất lớn, nhưng “trữ lượng” đã được thăm dò rất nhỏ, còn “trữ lượng” có thể khai thác được bằng công nghệ mà Việt Nam hiện có gần như bằng 0 vì chúng ta chưa có công nghệ khai thác phù hợp.

- Ông có thể so sánh một cách đơn giản về chất lượng than của 2 bể than này?

Nói đến “chất lượng” thì phải gắn với mục đích sử dụng. Nếu để xuất khẩu, thì chất lượng than Quảng Ninh tốt hơn than Sông Hồng (khoảng 2 lần), còn nếu để phát điện thì than Sông Hồng tốt hơn than Quảng Ninh (khoảng 5 lần).

- Chúng ta nên khái quát quá trình phát hiện ra bể than Sông Hồng như thế nào?

Người Pháp đã tiên đoán, người Nga đã thăm dò, người Nhật đã khẳng định. Còn Việt Nam hiện đang làm một việc thừa là “điều tra, đánh giá”.

- Tại sao việc phát hiện ra mỏ than này từ giữa những năm 80 của thế kỷ trước, nhưng đến nay, vấn đề này mới được đưa ra để “bàn cãi”?

Việc có rất nhiều than ở Hưng Yên và Thái Bình thì không cần “bàn cãi”. Ai còn nghi ngờ và “bàn cãi” về điều này là không có kiến thức về địa chất. Vấn đề cần được “bàn cãi” là có khai thác được hay không, hay nói cụ thể hơn là liệu có công nghệ nào cho phép chúng ta khai thác có hiệu quả than mà vẫn bảo vệ được đất canh tác lúa và đất thổ cư của bà con nông dân?

Về mặt lý thuyết và thực tế trên thế giới đã chứng minh là có thể lựa chọn được công nghệ phù hợp. Còn lựa chọn như thế nào cho phù thì phải thử nghiệm. Có thử nghiệm thì mới có cái để “bàn cãi”. Thử nghiệm công nghệ là khâu quan trọng đầu tiên cần làm ngay.

- Liệu chúng ta có thể hy sinh bao nhiêu đất trồng lúa ở đồng bằng Sông Hồng cho một triệu tấn than được khai thác?

Không thể khẳng định được con số chính xác nếu không thử nghiệm công nghệ. Còn nếu tính “trên giấy”, thì để có một ngành công nghiệp hóa than ở Hưng Yên và Thái Bình với quy mô (to) như ở Quảng Ninh hiện nay (công suất khoảng 30-45 triệu tấn than/năm) chúng ta phải “hy sinh” mức tối đa tổng số khoảng 1.500ha đất (để xây dựng các mặt bằng sân công nghiệp của các đơn vị khai thác).

Thực ra, diện tích này còn nhỏ hơn diện tích tự nhiên lấn ra biển do bồi lắng của Sông Hồng hàng năm ở vùng Thái Bình - Nam Định.

- Nhiều người lo ngại về việc ô nhiễm môi trường nguồn nước ngầm trong quá trình khai thác. Kinh nghiệm này trên thế giới như thế nào và có thể áp dụng vào việc khai thác bể than Sông Hồng?

Việc canh tác lúa nước và khai thác than sẽ diễn ra ở 2 tầng địa chất rất khác nhau: tầng Đệ tứ (bên trên) và tầng Neogen (nằm sâu cách mặt đất ít nhất 150m). Sự phụ thuộc lẫn nhau về nước ngầm (quan hệ thủy lực) giữa hai tầng địa chất này rất hạn chế. Nước chảy từ cao xuống thấp. Tầng nước ở dưới không thể làm ô nhiễm (nếu có) tầng nước ở trên.

Ngoài ra, công nghệ khai thác than dự kiến chủ yếu là “khí hóa than ngầm” ở độ sâu cách mặt đất ít nhất là 450-1200m. Công nghệ này đôi khi cũng cần có một lượng không đáng kể nước (H2O) để tham gia phản ứng hóa học, nhưng sẽ được bơm từ trên mặt đất xuống dưới dạng hơi nóng. Vì vậy, không nên lo ngại về việc ô nhiễm nguồn nước ngầm ở đồng bằng sông Hồng.

Còn kinh nghiệm thế giới về hạn chế ô nhiễm nước ngầm (nếu có) trong khí hóa than thực ra rất đơn giản, ta cũng có thể làm được, đó là tận dụng áp lực thủy tĩnh của nước. Như trên tôi đã nói, nước chỉ chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp, còn chất gây ô nhiễm chỉ có thể phát tán từ chỗ có áp suất cao ra chỗ có áp suất thấp hơn. Nếu ta duy trì áp suất trong khu vực khí hóa than thấp hơn, hoặc bằng áp suất thủy tĩnh thì chất bẩn (nếu có) trong quá trình khí hóa than sẽ không thể phát tán đi đâu được.

Nhân đây tôi cũng xin lưu ý: hơn 20 năm gần đây, ở đồng bằng Sông Hồng, nước cho canh tác lúa đã và đang ngày càng cạn kiệt chủ yếu là do các nhà máy thủy điện trên thượng lưu và việc khai thác nước ngầm để cấp cho sinh hoạt. Hai yếu tố này có ảnh hưởng xấu đến nguồn nước ngầm ở đồng bằng Sông Hồng nhiều hơn bất kỳ công nghệ khai thác than nào (nếu có).

- Ông có thể phác họa quy trình kỹ thuật khai thác than theo công nghệ hóa khí và những kinh nghiệm của các nước trên thế giới?

Rất hiện đại nhưng rất dễ hiểu. Đó là biến các mỏ than (nằm sâu dưới lòng đất) thành các mỏ khí, sau đó khai thác (đưa lên mặt đất) giống như khai thác khí.

Để biến than (nguyên tố hóa học có ký hiệu là C) thành khí (thường gọi là khí tổng hợp hay khí nhân tạo có thành phần cháy được cũng tương tự khí thiên nhiên, gồm CO, H2, CH4) chúng ta chỉ cần bơm khí trời (có chứa 19-21% ô xy) kèm theo nhiệt độ (có thể là hơi nước có nhiệt độ cao) xuống nơi có than. Các phản ứng hóa học sẽ xẩy ra trong vỉa than, biến than thành khí và chúng ta chỉ cần hút sản phẩm khí lên để dùng như khí thiên nhiên.

Muốn đưa khí trời xuống và hút khí tổng hợp lên, chúng ta phải khoan ít nhất 2 lỗ khoan từ trên mặt đất xuống tới vỉa than, 1 lỗ để bơm khí trời và hơi nước (nếu cần) xuống, còn lỗ kia để hút khí tổng hợp lên để dùng.

Nói nôm na, chúng ta sẽ có một ngành khai thác than hoàn toàn mới, có thể gọi là ngành “hóa than”.

- Tại sao ông hay dùng từ “nếu có”, “nếu cần”?

Bởi vì chúng ta chưa thử nghiệm công nghệ cụ thể nên không thể khẳng định được có cần đến hơi nước nóng hay không?.

- Có ý kiến cho rằng, để tránh rủi ro và tiết kiệm chi phí nên thử nghiệm công nghệ khai thác trước rồi mới điều tra địa chất, hay thăm dò, qui hoạch. Ông đánh giá ý kiến này như thế nào?

Đúng vậy, đấy là ý của các đối tác nước ngoài khuyên chúng ta. Việc đầu tiên cần làm là thử nghiệm công nghệ (chứ không phải là “điều tra đánh giá tổng thể” như chúng ta đang làm hiện nay). Nếu thử nghiệm công nghệ (khoảng 130 tỷ VND bằng vốn doanh nghiệp) không thành công thì đề án “điều tra, đánh giá tổng thể” than đồng bằng Sông Hồng (có giá trị được phê duyệt lên tới 1320 tỷ VND từ ngân sách) cũng chỉ là mớ giấy lộn.

Chúng ta đã nghèo, ít tiền, đang phải “tái” đầu tư công, nhưng có người vẫn muốn lấy tiền thuế của dân để làm việc chưa cần làm.

- Thế nào thì coi là thử nghiệm công nghệ “thành công”?

Việc thử nghiệm được coi là thành công nếu đạt được cả 3 tiêu chí cụ thể như sau: (i) 1kg than thu được ít nhất 2 m3 khí tổng hợp (tính khả thi về kỹ thuật); (ii) Sự lún sụt theo tính toán sẽ không lan tỏa tới độ sâu cách mặt đất 150m, tức là không lên tới tầng Đệ tứ - tầng chứa nước ngầm, đất canh tác, đất thổ cư (tính khả thi về môi trường - sinh thái); và (iii) Giá thành khí (chưa tính thuế tài nguyên) khoảng 2,7-3,5 U$/triệu BTU (tính khả thi về kinh tế).

- Trăm sự cuối cùng lại quay về vấn đề “đầu tiên” là lấy tiền ở đâu và lợi ích kinh tế khi thực hiện dự án. Ông có thể chứng minh điều này đối với: Lợi ích quốc gia, lợi ích địa phương, lợi ích Tập đoàn và lợi ích của người dân…?

Trước hết, lợi ích quốc gia: Để tránh rủi ro cho ngân sách, Luật Khoáng sản đã khuyến khích cả các tổ chức và cá nhân đầu tư cho khâu điều tra đánh giá tổng thể. Chỉ cần thay đổi trình tự làm (thử nghiệm công nghệ, trước khi làm bất cứ việc gì) thì ngân sách sẽ tiết kiệm được 1.320 tỷ VND rồi (nếu thử nghiệm không thành công thì ngân sách khỏi phải chi 1.320 tỷ, còn nếu thử nghiệm thành công thì doanh nghiệp, kể cả các đối tác nước ngoài sẽ sẵn sàng chi tiền để làm thay cho ngân sách).

Lợi ích của địa phương: Có thêm ngành công nghiệp hóa than và công nghiệp năng lượng trên địa bàn (về lý thuyết, chắc chắn ngành hóa than sẽ nộp ngân sách nhiều hơn ngành Than).

Lợi ích của doanh nghiệp: Nếu triển khai qui mô công nghiệp (công suất trên 300MWe), sẽ có 2 kịch bản xẩy ra về dùng khí tổng hợp (thu được từ khí hóa than ngầm): để phát điện và/hoặc để chế biến sâu thành dầu diesel. Lợi ích của doanh nghiệp phụ thuộc vào đây. Nếu để phát điện, giá thành sẽ khoảng 60-65U$/MWh, nếu chế thành diessel, thì giá thành khoảng 56-60U$/thùng. Như vậy, kịch bản nào cũng có lợi.

Nhưng để có lợi nhiều hơn, doanh nghiệp nên chọn kịch bản “diesel”.

Về lợi ích của người dân: chúng tôi sẽ không có nhu cầu thu hồi đất để khai thác than (chỉ dùng rất ít đất để xây văn phòng và nhà ở cho công nhân như tôi nói ở trên) nên người dân ở Hưng Yên và Thái Bình sẽ không có gì để “mất”, ngược lại, sẽ “được” nhiều thứ nhờ các dịch vụ đi kèm giống như ngành khai thác khí đốt trong hơn 30 năm qua đã và đang mang lại cho nông dân Tiền Hải.

Xin cảm ơn ông!

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động