RSS Feed for than bằng Thứ ba 05/11/2024 01:06
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Nhật ký Năng lượng: Ngành than định vị tương lai

Nhật ký Năng lượng: Ngành than định vị tương lai

Nghiên cứu và đánh giá về quá khứ đã là khó, nhưng nghiên cứu và định vị cho tương lai còn khó hơn gấp nhiều lần. Than là một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế đất nước. Nhiều nhà khoa học tâm huyết đã dành cả cuộc đời mình cho lĩnh vực này. Cho đến nay, mặc dù Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 60/QĐ-TTg ngày 9 tháng 1 năm 2012, nhưng để biến bản Quy hoạch đó thành hiện thực là cả một đoạn đường dài.
Kết quả ứng dụng công nghệ tuyển than trong môi trường khí tại một số mỏ than

Kết quả ứng dụng công nghệ tuyển than trong môi trường khí tại một số mỏ than

Hiện nay, ở Việt Nam, công nghệ tuyển than trong môi trường khí được áp dụng ở Công ty than Khánh Hoà, thuộc Công ty Công nghiệp Mỏ Việt Bắc - Thái Nguyên, Công ty than Hòn Gai và khu vực Tràng Khê - Công ty than Uông Bí. Các dây chuyền công nghệ đều sử dụng thiết bị tuyển than trong môi trường khí (bàn đãi khí).
Ứng dụng khoa học công nghệ trong chế biến và sử dụng than

Ứng dụng khoa học công nghệ trong chế biến và sử dụng than

Báo cáo trình bày hiệu quả việc áp dụng xoáy lốc môi trường nặng để tuyển than 10-40 mm tại xí nghiệp Tuyển than Vàng Danh và thiết bị lọc chân không để thu hồi than bùn tại Công ty Tuyển than Cửa Ông.
Ngành Than hành động ứng phó với biến đổi khí hậu

Ngành Than hành động ứng phó với biến đổi khí hậu

Thực hiện Quyết định 158/2008/QĐ-TTg ngày 2/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời căn cứ vào kế hoạch hành động của Bộ Công Thương, trong thời gian qua, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã xây dựng chương trình, kế hoạch hành động nhằm ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu trong bối cảnh và tình hình mới.
Thiết bị phân tích độ tro than bằng kỹ thuật PGNAA

Thiết bị phân tích độ tro than bằng kỹ thuật PGNAA

Trong thời gian từ năm 2001 đến 2006, IAEA đã chủ trì thực hiện các dự án Hợp tác Vùng châu Á - Thái Bình Dương (RAS/8/089, RAS/8/094, RAS/8/099) về “Lợi ích của việc ứng dụng các phương pháp phân tích kỹ thuật hạt nhân trong kỹ nghệ khai khoáng đối với việc thăm dò và khai thác khoáng sản” nhằm mục đích giới thiệu, trình diễn và chuyển giao các kỹ thuật phân tích hạt nhân hiện đại trong các lĩnh vực khai thác than và mỏ kim loại. Việt Nam và Trung Quốc là hai nước được chọn xây dựng Phòng thí nghiệm Vùng để mở các khóa tập huấn và hội thảo quốc tế phục vụ cho mục đích trên. Dự án đã phối hợp tốt với các đơn vị trong ngành Than: tổ chức nhiều hội thảo quốc tế và quốc gia; trình diễn thiết bị trên hiện trường và đưa nhiều cán bộ ngành than đi tập huấn ở nước ngoài. Năm 2008, thông qua dự án RAS/8/107, IAEA đã chuyển giao kỹ thuật, cung cấp vật tư kỹ thuật chủ yếu cho Việt Nam và giao trách nhiệm hoàn thiện phần thiết bị.
Phát triển nhiệt điện chạy than: Than ở đâu, cơ chế nào?

Phát triển nhiệt điện chạy than: Than ở đâu, cơ chế nào?

Theo các quy hoạch năng lượng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho thấy, đầu tư toàn ngành Điện giai đoạn 2011 - 2020, bình quân khoảng gần 5 tỷ USD/năm, giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 7,5 tỷ USD mỗi năm, tổng 2 giai đoạn là 125 tỷ USD (nguồn điện chiếm khoảng 65% lượng vốn đầu tư). Còn theo Quy hoạch ngành Than, đến 2015 chúng ta còn thiếu 4 triệu tấn, 2020 thiếu 42 triệu tấn, 2025 thiếu 57 triệu tấn, 2030 thiếu 110 triệu tấn, với tổng nguồn vốn đầu tư chỉ khoảng trên dưới một tỷ USD/năm... Đây là tình huống thách thức lớn, đe doạ an ninh năng lượng quốc gia. NangluongVietnam.vn trân trọng giới thiệu bài viết của PGS, TS Bùi Huy Phùng (Chủ tịch Hội đồng Khoa học Năng lượng - VESC) xung quanh vấn đề này.
Công nghệ khí hóa than ngầm

Công nghệ khí hóa than ngầm

Công nghệ khí hóa than ngầm (UCG) đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm, áp dụng để khai thác các khoáng sản than trong các điều kiện tương tự bể than ĐBSH. Không thể khai thác bằng các công nghệ truyền thống như lộ thiên và hầm lò. Việc phát triển và đưa vào áp dụng thực tế công nghệ khí hóa than sẽ cho phép nâng tổng trữ lượng than của thế giới từ 909 tỷ tấn lên tới 6.000 tỷ tấn. Như vậy, các công nghệ truyền thống như lộ thiên và hầm lò chỉ cho phép chúng ta khai thác được khoảng 15% trữ lượng than trong tương lai.
Mở bể than Sông Hồng: Tiếp tục có nhiều ý kiến tranh luận

Mở bể than Sông Hồng: Tiếp tục có nhiều ý kiến tranh luận 6

Sau khi Tòa soạn NangluongVietnam đưa vấn đề mở bể than Sông Hồng ra tranh luận đã có rất nhiều ý kiến phản biện, góp ý cởi mở, tâm huyết, mang tính xây dựng cao. Cùng trao đổi với các ý kiến đã được đăng tải trên chuyên mục “Tranh luận” của NangluongVietnam, KS. NGUYỄN LÝ TỈNH - Chuyên gia cao cấp năng lượng, Hội đồng Khoa học Năng lượng (Hiệp hội Năng lượng Việt Nam) cho rằng: "Công nghệ khí hóa than ngầm là giảm khí thải, đảm bảo an ninh năng lượng".
'Thần than' đồng bằng Sông Hồng có kịp 'chuyến tàu' công nghiệp hóa?

'Thần than' đồng bằng Sông Hồng có kịp 'chuyến tàu' công nghiệp hóa?

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khoá X đã xác định Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2011-2020 là: Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững để đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững. Để đạt được mục tiêu Chiến lược nêu trên, nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng là hết sức quan trọng. Chính vì vậy các đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia; Quy hoạch ngành Than giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030; Đồng thời các quy hoạch dầu - khí, năng lương tái tạo (NLTT)... đang được xây dựng.
“Thần than” đồng bằng Sông Hồng có nhỡ “chuyến tàu” công nghiệp hóa? (Kỳ 2)

“Thần than” đồng bằng Sông Hồng có nhỡ “chuyến tàu” công nghiệp hóa? (Kỳ 2)

Kỳ 1, tác giả bài viết đã đưa ra dự báo nhu cầu năng lượng Việt Nam trong vài chục năm tới, nhận định tiềm năng và khả năng khai thác các nguồn năng lượng Việt Nam, đặc biệt là những con số về trữ lượng nguồn than đồng bằng Sông Hồng... Tiếp theo là những nhận xét, đánh giá tổng thể về tiềm năng, vấn đề dự báo nhu cầu năng lượng, vấn đề quy hoạch các phân ngành, những bất cập trong cơ chế, chính sách phát triển ngành... và một số kiến nghị mang tính cấp bách hiện nay nhằm giải quyết vấn đề an ninh năng lượng trong những năm sắp tới.
“Thần than” đồng bằng Sông Hồng có nhỡ “chuyến tàu” công nghiệp hóa? (Kỳ 1)

“Thần than” đồng bằng Sông Hồng có nhỡ “chuyến tàu” công nghiệp hóa? (Kỳ 1)

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khoá X đã xác định Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2011-2020 là: Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững để đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững. Để đạt được mục tiêu Chiến lược nêu trên, nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng là hết sức quan trọng. Chính vì vậy các đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia; Quy hoạch ngành Than giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030; Đồng thời các quy hoạch dầu - khí, năng lương tái tạo (NLTT)... đang được xây dựng.
Than Nam Mẫu với mục tiêu mỏ hiện đại - năng suất - an toàn

Than Nam Mẫu với mục tiêu mỏ hiện đại - năng suất - an toàn

Công ty Than Nam Mẫu hiện đang quản lý và khai thác một vùng tài nguyên có trữ lượng lớn. Hiện Công ty đang triển khai nhiều dự án nâng công suất mỏ, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2018, khi đó sản lượng khai thác sẽ đạt từ 4 đến 5 triệu tấn than/năm và là một mỏ than có sản lượng khai thác hầm lò lớn bậc nhất khu vực miền Tây của tỉnh Quảng Ninh.
Nghiên cứu áp dụng công nghệ khai thác cột dài theo phương điều khiển đá vách bằng dải than lưu trong điều kiện vỉa mỏng, dốc

Nghiên cứu áp dụng công nghệ khai thác cột dài theo phương điều khiển đá vách bằng dải than lưu trong điều kiện vỉa mỏng, dốc

Để khai thác các vỉa than mỏng đến dày trung bình, dốc có điều kiện địa chất mỏ thuận lợi, các Công ty khai thác than hầm lò vùng Quảng Ninh đã áp dụng một số sơ đồ công nghệ khai thác sau: sơ đồ công nghệ khai thác lò dọc vỉa phân tầng kết hợp sử dụng máy khoan đường kính lớn (được áp dụng tại mỏ Đồng Vông); sơ đồ công nghệ khai thác chia cột theo hướng dốc áp dụng cơ giới hóa bằng máy bào than kết hợp với dàn chống tự hành 2ANSH (được áp dụng tại mỏ Mạo Khê và Hồng Thái); lò chợ chia bậc chân khay chống cột thủy lực đơn - xà khớp hoặc chống gỗ (được áp dụng tại mỏ Hồng Thái). Kết quả áp dụng đã đạt được một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tốt và đảm bảo an toàn lao động.
Mở bể than Sông Hồng: 'Thử nghiệm công nghệ, trước khi làm bất cứ việc gì'

Mở bể than Sông Hồng: 'Thử nghiệm công nghệ, trước khi làm bất cứ việc gì' 8

Mở bể than Sông Hồng là một chủ trương lớn của Nhà nước nhằm mở ra ngành công nghiệp hóa than và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong giai đoạn phát triển mới, tuy nhiên đến nay việc lựa chọn phương án khai thác, giải pháp kỹ thuật - công nghệ, cũng như cơ chế chính sách để thực hiện vẫn còn là một… 'ẩn số'. Nhà báo Nguyễn Hoàng Linh (Ủy viên thường trực Hội đồng phản biện khoa học - Biên tập NangluongVietnam) đã có cuộc phỏng vấn với TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Ban Quản lý các dự án Than đồng bằng Sông Hồng.
Phiên bản di động