RSS Feed for Ngành Than hành động ứng phó với biến đổi khí hậu | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 27/12/2024 07:09
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Ngành Than hành động ứng phó với biến đổi khí hậu

 - Thực hiện Quyết định 158/2008/QĐ-TTg ngày 2/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời căn cứ vào kế hoạch hành động của Bộ Công Thương, trong thời gian qua, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã xây dựng chương trình, kế hoạch hành động nhằm ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu trong bối cảnh và tình hình mới.

 

>> Vinacomin gắn sản xuất hài hoà với môi trường và xã hội
>> Hiện trạng và quy hoạch phát triển nguồn than
>> Tạo bước phát triển đột phá cho Vinacomin
>> Bãi bỏ quy định cấm vận chuyển khoáng sản ra khỏi địa phương
>> Nhìn lại công tác chỉ đạo của Chính phủ về ngành Than năm 2012

 

Vinacomin có địa bàn sản xuất kinh doanh, khai thác khoáng sản trải dài trên toàn đất nước, tập trung ở vùng núi cao, ven biển và đồng bằng, thêm vào đó, một số vùng nguyên liệu và sản xuất phân bố trên các vùng có địa hình cao (sườn núi, núi) nên rất dễ bị tác động bởi trượt lở đất đá, lũ quét do mưa to, dài ngày. 

Còn tại các vùng sản xuất ven biển như than vùng đồng bằng Bắc bộ, sắt tại Hà Tĩnh, titan tại ven biển miền Trung Trung bộ rất dễ bị tác động bởi nước lũ, nước biển dâng. Thêm vào đó, một số mỏ than hầm lò có vị trí gần bờ biển cũng dễ bị đe dọa bởi triều cường kết hợp với mưa to. 

 

Đập chắn bãi thải Ngã Hai - Quang Hanh được xây dựng nhằm chống sạt lở khi mưa lớn.

Đập chắn bãi thải Ngã Hai - Quang Hanh được xây dựng nhằm chống sạt lở khi mưa lớn.

Theo kịch bản quốc gia về biến đổi khí hậu: "nước biển dâng, đến năm 2050 mực nước biển cao thêm 30cm, nhiệt độ môi trường tăng 2 - 30 C, tổng lượng mưa trung bình năm tăng 5% nhưng lượng mưa lại giảm về mùa khô".

Như vậy tại kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu của mình Vinacomin đã đặt ra các tình huống sẽ có khả năng xảy ra tại các vùng sản xuất của Tập đoàn như: Tại vùng biển Quảng Ninh, có khả năng các mỏ bị ngập do nước biển dâng vì các mỏ đều có cốt cao hơn mặt nước biển hàng mét trở lên nhưng các mỏ, nhất là các mỏ lộ thiên phải đề phòng ngập moong khai thác do mưa to, lượng mưa lớn.

Đến năm 2050, hầu hết các mỏ lộ thiên ở vùng than Quảng Ninh đã đi vào kết thúc và đóng cửa mỏ, các mỏ hầm lò đến giai đoạn này đều là các mỏ khai thác ở mức sâu dưới 300m, được thiết kế mới hoặc cải tạo, mở rộng với kỹ thuật tiên tiến nên khả năng tránh nước mặt tràn vào mỏ không có gì khó khăn. Tại tất cả các cảng than, định hướng của Tập đoàn là đến năm 2020 sẽ chấm dứt các kho than hàng hóa lộ thiên trên bề mặt cảng mà toàn bộ than được chứa trong silo và vận chuyển từ mỏ ra bằng băng tải, do vậy không có nguy cơ đe dọa ngập các kho than trên bến bãi do nước biển dâng hoặc mưa to dài ngày.

Tuy nhiên, mực nước biển dâng cao 30 cm sẽ ảnh hưởng đến các cảng rót than trong những ngày có bão, sóng lớn, nhất là khu vực chuyển tải than Hòn Nét. Cảng Cửa Ông phải có phương án an toàn cho các công trình trên bề mặt cảng để phòng chống sóng lớn. Vì nước biển dâng, ăn sâu vào đất liền nên phương thức vận chuyển than ra cảng cần được thay thế hoàn toàn bằng băng tải.

Đối với vùng than đồng bằng sông Hồng; theo Quy hoạch phát triển ngành Than đến 2015, tầm nhìn đến 2025, vùng than đồng bằng sông Hồng mới phát triển 3 mỏ mới tại vùng Khoái Châu, Hưng Yên. Đến năm 2050, sẽ phải tiếp tục mở rộng, phát triển các mỏ tiến về phía Thái Bình, ra gần biển hơn. Với lượng mưa tăng thêm 5%, các mỏ than vùng than đồng bằng sông Hồng đặc biệt phải chú trọng giải pháp bơm thoát nước mỏ đối với mỏ khai thác bằng phương pháp hầm lò truyền thống.

Trong khi đó, đối với vùng nguyên liệu và sản xuất khoáng sản ven biển; khu vực nguyên liệu sắt Thạch Khê, thiếc Quỳ Hợp, titan ven biển miền Trung Trung bộ đều bị đe dọa bởi nước biển dâng, đặc biệt vùng khoáng sản titan lộ trên mặt cát tại Phan Rang, Phan Thiết sẽ bị ngập trong nước biển. Các mỏ khoáng sản này đều khai thác trên nền cát nên khả năng tích tụ nước trong mỏ càng tăng lên khi mùa mưa đến.

Vì vậy, đối với các mỏ khoáng sản này, cần nghiên cứu sớm giải pháp ổn định bờ mỏ trong điều kiện khai thác trong cát, đồng thời nghiên cứu và lựa chọn giống cây trồng để giúp ổn định taluy và phục hồi môi trường bền vững các vùng khai thác sắt, titan kết hợp chống bão, chắn cát và phát triển kinh tế khu vực. 

Còn với vùng nguyên liệu và khai thác bôxit Tây Nguyên; theo kịch bản biến đổi khí hậu (BĐKH) quốc gia, nhiệt độ khu vực Tây Nguyên tăng chậm hơn so với các khu vực khác (1,010C đến năm 2050). Song Tây Nguyên sẽ phải đối đầu với vấn đề mưa lớn và các hệ lụy của nó trong những năm tới đây. Vùng nguyên liệu và sản xuất bôxit sẽ phải chuẩn bị giải pháp cho các vấn đề như: giải quyết việc làm trong mùa mưa kéo dài ở Tây Nguyên; các giải pháp đề phòng lũ, lũ quét gây sạt lở taluy, bãi thải, đặc biệt là an toàn cho hồ bùn đỏ; giải pháp vận chuyển quặng hàng hóa xuống cảng trong mùa mưa khi tuyến đường sắt chưa đi vào hoạt động.

Kế hoạch ứng phó của Vinacomin

Đối với các mỏ, cần tăng cường hệ thống bơm thoát nước mỏ tại các mỏ (lộ thiên và hầm lò) bằng bơm có công suất lớn và sức đẩy cao. Đồng thời Tập đoàn cũng chủ động qui hoạch lại các cảng than theo hướng bỏ bớt các cảng than nhỏ, lẻ mà tập trung xây dựng một số cảng lớn, tập trung và hiện đại. Cho đến năm 2020, toàn bộ các cảng không chứa than trên bề mặt cảng mà xây dựng các silo chứa kín, trừ kho than của Công ty Tuyển than Cửa Ông. Chấm dứt vận chuyển than bằng ôtô mà thay thế bằng băng tải, kể cả băng tải ống. 

Trong quy hoạch và phát triển cần chấm dứt xây dựng các trạm sàng than tại cảng, thay thế bằng các nhà máy tuyển quy mô và dịch dời sâu vào trong nội địa, gần mỏ, trên các vùng có địa hình cao. Còn đối với các bãi thải thiết kế mới, chấm dứt công nghệ đổ bãi thải cao mà thay thế bằng công nghệ đổ thải phân lớp, phục hồi môi trường và phủ thảm thực vật ngay trong quá trình đổ thải cho các phân tầng dưới trong khi đổ thải phân tầng trên để ngăn chặn nguy cơ trượt lở bãi thải, giảm tác động trực tiếp của dòng nước mặt lên sườn bãi thải. Đối với các bãi thải mới, thiết kế giảm góc dốc sườn bãi thải nếu có thể.

Trong những năm tới đây, Tập đoàn tiếp tục đẩy mạnh chương trình trồng rừng lấy gỗ trụ mỏ và tăng độ che phủ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đồng thời tiếp tục chương trình phủ xanh và trồng rừng trên các bãi thải mỏ đã được cải tạo. Để giảm thiểu phát thải khí CO2 trong các nhà máy nhiệt điện, Tập đoàn đang xem xét hợp tác với nước ngoài áp dụng công nghệ tách khí CO2 để nuôi tảo biển, sản xuất thực phẩm chức năng.

Tại các mỏ than, Tập đoàn cũng đã ứng dụng máy biến tần để giảm thiểu tiêu thụ điện năng. Trong tương lai xa hơn, Tập đoàn có định hướng sử dụng các mặt bằng bãi thải mỏ đã cải tạo tại vùng Quảng Ninh làm các địa điểm sản xuất điện mặt trời hoặc phong điện.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền về BĐKH và nước biển dâng được quan tâm thực hiện ngay từ năm 2010 và trở thành một chủ đề để nâng cao nhận thức cho cán bộ, công nhân, người lao động trong toàn Tập đoàn, nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác BVMT.

Ngoài ra, Kế hoạch BĐKH và đề phòng nước biển dâng sẽ được tích hợp trong các quy hoạch phát triển, kế hoạch sản xuất - kinh doanh dài hạn của Tập đoàn. Kế hoạch phòng chống mưa bão sẽ được quan tâm hơn đồng thời với việc thực hiện các công trình thoát nước mỏ, nạo vét hệ thống mương, suối để đảm bảo tiêu thoát nước trong mùa mưa với lượng mưa lớn hơn, dài ngày hơn và cường độ mạnh hơn.

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Thông điệp đầu năm mới của Thủ tướng Chính phủ
Việt Nam trong cuộc chơi quyền lực Mỹ - Trung
Những bê bối chấn động thế giới năm 2012
Sáu nữ nguyên thủ quốc gia quyền lực nhất hiện nay
Châu Á 2013: Thế 'tứ trụ' đang lung lay
"Tình hình xấu hơn có khi là cơ may cho đất nước"
Năm 2012: Những đợt sóng dồn từ Biển Đông

Nguồn: Vietnam economic news

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động