RSS Feed for Lộ trình chuyển đổi số trong đầu tư xây dựng của EVNNPT (giai đoạn 2023-2025) | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 25/04/2024 07:47
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Lộ trình chuyển đổi số trong đầu tư xây dựng của EVNNPT (giai đoạn 2023-2025)

 - Ngày 9/5, tại Hà Nội, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Bùi Văn Kiên đã chủ trì cuộc họp rà soát tình hình thực hiện kế hoạch chuyển đổi số trong đầu tư xây dựng của EVNNPT (giai đoạn 2023 - 2025).
Chuyển đổi số tại EVNNPT: Tiến trình phát triển và những thách thức Chuyển đổi số tại EVNNPT: Tiến trình phát triển và những thách thức

Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đặt mục tiêu ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số trong công tác giám sát tiến độ và chất lượng dự án, đồng thời đẩy mạnh việc đấu thầu qua mạng, nhật ký điện tử, chữ ký số trong thẩm định các bước của quá trình đầu tư. Mục tiêu năm 2021 quản lý trên phần mềm toàn bộ vật tư trong quá trình đầu tư xây dựng và năm 2022 toàn bộ vật tư được số hóa, quản lý, theo dõi, cập nhật trên phần mềm. Dưới đây, chuyên gia Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ đề cập những nội dung định hướng cơ bản, mục tiêu cụ thể và kế hoạch thực hiện chuyển đổi số trong các lĩnh vực của EVNNPT.

Lộ trình chuyển đổi số trong đầu tư xây dựng của EVNNPT (giai đoạn 2023-2025)
Ông Bùi Văn Kiên - Phó Tổng giám đốc EVNNPT chủ trì cuộc họp.

Báo cáo tại cuộc họp, ông Nguyễn Hữu Trung - Phó trưởng ban Phụ trách Ban Quản lý đầu tư EVNNPT cho biết: Giai đoạn 2023 - 2025, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giao EVNNPT thực hiện 5 nhiệm vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.

1/ Nhiệm vụ 1, đánh giá chất lượng nhà thầu:

Mục tiêu, các nhà thầu được đánh giá, chấm điểm tự động, EVNNPT có nhiệm vụ phối hợp EVNICT để triển khai đánh giá, chấm điểm tự động trên phầm mềm IMIS.

Năm 2023 và 2024, EVNICT thực hiện xây dựng bài toán và các chỉ tiêu đánh giá tự động nhà thầu dựa trên cơ sở dữ liệu (CSDL) hiện có của nhà thầu đang thi công tại các dự án của EVN; Hoàn thiện năng lực thu thập CSDL về nhà thầu từ IMIS; Hoàn thiện công cụ đánh giá nhà thầu tự động.

Năm 2025, triển khai ứng dụng các công cụ đánh giá nhà thầu tự động trên phần mềm IMIS. Hiện các ban của EVNNPT được giao luôn phối hợp với EVNICT để triển khai phù hợp với kế hoạch chung.

2/ Nhiệm vụ 2, quản lý vật tư thiết bị dự án:

Mục tiêu 100% các vật tư thiết bị mua sắm cho dự án được quản lý trong CSDL giá toàn EVN. 100% các dự án nguồn điện ứng dụng QR Code để quản lý vật tư, thiết bị, từ khâu chế tạo đến khâu lắp đặt.

Tình hình thực hiện, cập nhật các hợp đồng cung cấp vật tư thiết bị của các dự án để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc lập thẩm định phê duyệt dự án, các thông số kỹ thuật theo qui định của EVN và EVNNPT. Thời gian tới, công tác này sẽ tiếp tục cập nhật theo yêu cầu của EVN.

Đối với ứng dụng QR Code, EVNNPT đã có văn bản giao NPMB triển khai thực hiện đánh mã thiết bị của dự án máy biến áp số 2 TBA 220 kV Vĩnh Tường ngay từ giai đoạn xuất xưởng (hiện dự án đang trong giai đoạn đấu thầu). Đã lập đề án đầu tư áp dụng mã hóa trong công tác quản lý vật tư thiết bị, trong đó bao gồm việc xây dựng phần mềm tạo mã QR, hiện nay đang ở giai đoạn trình Kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Dự kiến dự án hoàn thành trong 2023.

Lộ trình chuyển đổi số trong đầu tư xây dựng của EVNNPT (giai đoạn 2023-2025)
EVNNPT ứng dụng BIM trong thiết kế, thi công Trạm biến áp 220 kV Khu kinh tế Nghi Sơn.

3/ Nhiệm vụ 3, giám sát công trình:

Mục tiêu 100% các dự án trạm 500 kV được giám sát, quản lý bằng hệ thống camera. Ứng dụng công nghệ số như AI, camera thông minh nhận diện hình ảnh và chụp ảnh nhiệt, để giám sát chất lượng thi công của nhà thầu cũng như an toàn lao động trên các công trường như nhà máy điện.

Hiện đã lắp đặt camera giám sát tại 20 dự án. Đối với phần mềm IMIS 2.0 đã tích hợp ứng dụng AI đối với các dự án đường dây. EVNNPT đã có văn bản yêu cầu các đơn vị kiểm tra, rà soát và yêu cầu các nhà thầu cập nhập đầy đủ hình ảnh thi công, hình ảnh nghiệm thu trên phần mềm đầu tư xây dựng (IMIS 2.0) của các công trình đường dây/hạng mục đường dây đang thi công để đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ AI trên phần mềm IMIS 2.0

4/ Nhiệm vụ 4, khảo sát thiết kế:

Mục tiêu mở rộng ứng dụng công nghệ mới trong khâu khảo sát thiết kế cho các dự án lưới 220 kV trở lên.

Các dự án đều áp dụng công nghệ khảo sát mới: Khảo sát không ảnh, khảo sát công trình ngầm bằng radar. Ngày 31/3/2023, EVNNPT đã tổ chức hội thảo “Công tác triển khai thực hiện mô hình thông tin công trình (BIM) trong EVNNPT”. Trong thời gian sắp tới EVNNPT sẽ tiếp tục triển khai: Tổ chức các lớp đào tạo nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng quản lý BIM; Hoàn thiện hạ tầng phần cứng, các phần mềm và lựa chọn nền tảng dùng chung tại EVNNPT; Xây dựng và ban hành các quy trình, quy định về tổ chức triển khai, phối hợp để áp dụng và quản lý hồ sơ dự án theo mô hình BIM; Xây dựng hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu mẫu về thực hiện BIM; Lựa chọn các dự án triển khai thí điểm áp dụng BIM; Nghiên cứu, xây dựng lộ trình để triển khai số hóa các công trình lưới điện hiện hữu trên nền tảng BIM.

5/ Nhiệm vụ 5, hoàn thiện phần mềm đầu tư xây dựng phiên bản 2.0:

Mục tiêu, ứng dụng công nghệ AI để phân tích giá vật tư thiết bị trong khâu thẩm tra/phê duyệt dự toán; Giám sát an toàn lao động, đánh giá việc tuân thủ của nhà thầu; Phân tích hình ảnh để nhận diện hình ảnh trong các bước thi công, mục tiêu là ứng dụng công nghệ này tại 100% các dự án. Mục tiêu này do EVNICT thực hiện, EVNNPT phối hợp triển khai đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Tổng giám đốc EVNNPT - Bùi Văn Kiên đánh giá đánh giá cao các đơn vị đã rất nỗ lực đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong đầu tư xây dựng. Những kết quả đạt được là rất thiết thực để giúp các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ, cùng với đó để phục vụ cho chỉ đạo điều hành chung của EVNNPT cũng như góp phần quan trọng vào mục tiêu của Tập đoàn để đến năm 2025 trở thành doanh nghiệp số.

Phó Tổng giám đốc EVNNPT Bùi Văn Kiên cho biết: Chuyển đổi số là công việc hàng ngày, hàng tuần ở mọi lĩnh vực trong công việc, vì vậy trong thời gian tới các đơn vị cần chủ động sáng tạo để triển khai các nhiệm vụ được giao, đồng thời khuyến khích triển khai các nội dung phù hợp với đơn vị.

Trong thời gian tới, các đơn vị cần tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng BIM và 3D trong đầu tư xây dựng, ứng dụng Al để phục vụ công nghệ khảo sát thiết kế với công nghệ tiên tiến. Các đơn vị cùng trao đổi về kinh nghiệm triển khai hệ thống giám sát camera thông minh, QR Code../.

VŨ TRANG

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động