RSS Feed for Chuyển dịch và tiết kiệm năng lượng Thứ ba 19/11/2024 01:17
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Ký hợp đồng dự án Nhà máy điện sinh khối Hậu Giang

 - Chiều 29/6/2022, tại TP. Hồ Chí Minh, đã diễn ra Lễ ký kết hợp đồng dự án Nhà máy điện sinh khối Hậu Giang giữa Công ty Cổ phần Năng lượng sinh khối Hậu Giang (HBE) và Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng điện 2 (PECC2).
Tập đoàn EREX (Nhật Bản) muốn đầu tư vào điện sinh khối tại Việt Nam Tập đoàn EREX (Nhật Bản) muốn đầu tư vào điện sinh khối tại Việt Nam

Ngày 17/2, tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, ông Honda Hitoshi - Chủ tịch Tập đoàn kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn EREX (Nhật Bản) cho biết mong muốn đầu tư vào điện sinh khối tại Việt Nam.

Tập đoàn Tín Thành: Nhiên liệu phát điện từ đề án phát triển cây cao lương Tập đoàn Tín Thành: Nhiên liệu phát điện từ đề án phát triển cây cao lương

Qua kết quả trồng thử nghiệm và thực nghiệm, cho thấy cây cao lương có khả năng tạo ra một lượng sinh khối lớn trong thời gian ngắn, đảm bảo cho việc thay thế các loại nhiên liệu đốt khác như than, dầu, khí là hoàn toàn khả thi. Bên cạnh đó, cây cũng có những ưu thế nổi trội về hiệu quả kinh tế và khả năng sinh trưởng, hoàn toàn có thể trồng thay thế cho các loại cây trồng kém hiệu quả ở các địa phương hiện nay như cây keo lai, cây mía, cây sắn, cây tiêu, cây điều, cây cao su và kể cả cây lúa.

Phát triển điện sinh khối ở Việt Nam và những thách thức đặt ra Phát triển điện sinh khối ở Việt Nam và những thách thức đặt ra

Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Nam thuộc Cục Đầu tư nước ngoài đã phối hợp Tập đoàn Fujita (Nhật Bản) tổ chức hội thảo Nghiên cứu khả thi của hệ thống cung cấp điện theo vùng carbon thấp ở Việt Nam, nhằm chia sẻ các kết quả nghiên cứu và phương pháp tiếp cận sáng tạo liên quan đến sản phẩm điện sinh khối tại Việt Nam, đặc biệt là từ vỏ trấu.


Dự án Nhà máy điện sinh khối Hậu Giang có quy mô công suất 20 MW do HBE đầu tư, PECC2 với vai trò Tổng thầu EPC. Dự án được xây dựng tại phường Thuận An, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, gồm 2 tổ máy độc lập (2 lò hơi, 2 tua bin, 2 máy phát) và một số hạng mục phụ trợ dùng chung.

Nhà máy sử dụng công nghệ tua bin ngưng hơi truyền thống, sử dụng nhiên liệu sinh khối, có tính chất trung hòa cácbon thân thiện với môi trường (nhiên liệu chính là trấu), được vận chuyển thông qua hệ thống bến cảng nhập nhiên liệu cho phép tàu đến 300 tấn tiếp cận. Dự án được trang bị đầy đủ công nghệ xử lý chất thải tiên tiến, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường theo quy định.

Ký hợp đồng dự án Nhà máy điện sinh khối Hậu Giang
Phối cảnh Nhà máy điện sinh khối Hậu Giang.

Dự án khi đi vào vận hành có thể góp phần giảm phát thải khí nhà kính, tận dụng các phế phẩm nông nghiệp làm nhiên liệu đầu vào sản xuất điện năng phù hợp mô hình kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững.

Về mặt kinh tế và xã hội, dự án góp phần thúc đẩy phát triển mạng lưới thu gom, vận chuyển, sơ chế nhiên liệu sinh khối; thu hút thêm vốn đầu tư phát triển năng lượng tái tạo lẫn trong nước và ngoài nước, đồng thời giúp tăng thêm thu nhập cho người nông dân trong khu vực.

Đây là một sự kiện quan trọng đánh dấu bước khởi đầu cho quá trình xây dựng một dự án nhà máy điện sinh khối sử dụng nhiên liệu trấu lớn nhất tại Việt Nam. Sau khi dự án đi vào vận hành thương mại sẽ góp phần đa dạng hóa nguồn nhiên liệu cung cấp điện, tăng cường an ninh năng lượng tại địa phương nói riêng và trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

HBE cùng với PECC2 tích cực tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ đã cam kết với địa phương, phát điện thương mại vào cuối năm 2024.

Cùng với đó, HBE và PECC2 tiếp tục nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới, hiệu suất cao, tối ưu về chi phí và đảm bảo quá trình vận hành và khai thác của dự án, đáp ứng các quy định tiêu chuẩn về an toàn và bảo vệ môi trường./.

PV TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động