RSS Feed for Kịch bản bền vững cho ngành Điện Việt Nam | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 28/03/2024 16:42
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Kịch bản bền vững cho ngành Điện Việt Nam

 - Chiều ngày 10-9, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên và Liên minh Năng lượng bền vững đã tham vấn ý kiến chuyên gia và các đối tác về các giả thiết, phương pháp luận và các kết quả ban đầu của Kịch bản bền vững cho ngành Điện Việt Nam.

Sử dụng năng lượng TK&HQ: Nhiều rào cản được tháo gỡ

Tổ chức Quốc tế về Bảo Tồn Thiên Nhiên (WWF) đang thực hiện một nghiên cứu về “Kịch bản bền vững cho ngành điện Việt Nam tính tới năm 2050”, với Liên minh Năng lượng Bền vững Việt Nam (VSEA) là đối tác chính.

Theo ông Stuart Thorncraft, 10 năm qua, nhu cầu về năng lượng của Việt Nam tăng rất lớn. Ảnh: Hải Vân

Thông qua Kịch bản bền vững cho ngành Điện Việt Nam, nhóm nghiên cứu chia sẻ thông tin về hiện trạng năng lượng trên thế giới và đưa ra một kịch bản mang tính kỹ thuật, với năng lượng tái tạo là nguồn điện chủ chốt. 

Theo ông Stuart Thorncraft - chuyên gia hệ thống năng lượng thông minh: Kịch bản đã xem xét xu hướng gia tăng nhu cầu sử dụng điện, đây là phần quan trọng đối với sự phát triển của ngành năng lượng và nền kinh tế Việt Nam.

Trong 10 năm qua, nhu cầu về năng lượng của Việt Nam tăng rất lớn, tới 12,7%. Các khách hàng sử dụng điện tăng lên, nhưng chủ yếu đến từ sinh hoạt.

Trong cơ cấu nguồn điện của Việt Nam, điện khí chiếm khoảng 30%, nhiệt điện chiếm 26%, thủy điện chiếm 38% và các nguồn năng lượng mới và tái tạo chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, chỉ 5,3%.

Từ thực trạng sử dụng năng lượng điện của Việt Nam, ông Stuart Thorncraft cho hay, Kịch bản hướng đến việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo cho Việt Nam. Đây là nét mới, bởi lâu nay, Việt Nam vẫn "nghiên cứu một mình". Việc các tổ chức quốc tế chủ động nghiên cứu Kịch bản, qua đó góp ý các vấn đề liên quan đến chính sách phát triển bền vững, sẽ rất hữu ích cho Việt Nam, đặc biệt là sự tăng trưởng của ngành Điện. 

Ông Phan Thanh Tùng - Chuyên gia độc lập về năng lượng mới và tái tạo nhận xét, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một Kịch bản rất lạc quan đối với một nước đang phát triển như Việt Nam.

Tuy nhiên, dưới góc nhìn kinh tế, ông Tùng đặt vấn đề: Để đạt được bức tranh 50% năng lượng tái tạo như nêu trong Kịch bản, Việt Nam cần một nguồn tài chính như thế nào ?

Theo ông Tùng, Kịch bản nên có thêm mốc thời gian, chẳng hạn từ 2020 đến 2030 như Quy hoạch điện VII của Việt Nam. Kịch bản cũng nên làm rõ hơn chi phí cấu thành giá từng loại năng lượng tái tạo. Ví dụ, khi đạt công suất 200 MW, hay 1.000 MW thì đến năm 2020 sẽ mua điện với giá nào và năm 2030 mua giá nào?

Với kinh nghiệm từng làm việc tại Tổ chức Hợp tác phát triển của Đức, ông Tùng tham vấn, các nhà hoạch địch chính sách rất cần những thông tin liên quan đến tài chính, ngay cả khi đây là một Kịch bản về kỹ thuật rất đẹp. 

Nhóm nghiên cứu nên tính toán kỹ về tài chính, đây là vấn đề quan trọng. “Điều này, giúp các nhà hoạch định chính sách nhìn rõ hơn hướng phát triển của năng lượng Việt Nam”, ông Tùng nói.

Một điểm nữa, theo ông Phan Thanh Tùng, Kịch bản nên có thêm phần điện gió ở miền Nam. Các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu là những tỉnh được định hướng phát triển điện gió của Việt Nam. Hiện điện gió ở Bạc Liêu đã đưa vào khai thác.

Miền Nam của Việt Nam không có tiềm năng về địa nhiệt. Nhưng ở miền Bắc, Kịch bản có thể đưa thêm phần điạ nhiệt, với các tỉnh Yên Bái hay Sơn La là những địa phương giàu tiềm năng, theo ông Tùng.

Ông Jeah Philippe Denruyter - Trưởng nhóm nghiên cứu Kịch bản của WWF cho rằng, chúng ta cũng có thể xác định mức giá mỗi một loại điện gió, điện mặt trời, điện địa nhiệt… theo từng năm một.

Trong hội thảo lần này, ông Jeah Philippe Denruyter nói muốn trao đổi nhiều hơn về kịch bản kỹ thuật, sau đó mới tiếp tục thảo luận về kịch bản kinh tế trong Kịch bản bền vững cho ngành Điện Việt Nam.

HẢI VÂN

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động