KfW cam kết hỗ trợ EVN trong các dự án không có bảo lãnh Chính phủ
07:16 | 27/07/2023
Những thách thức trong cân đối tài chính - dòng tiền và cung ứng điện của EVN Năm 2022, với khoản lỗ hơn 26.200 tỷ đồng đã làm cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có nguy cơ không còn tiền để tiếp tục hoạt động. Sang đầu năm 2023, do ảnh thời tiết khô hạn, thủy điện vận hành cầm chừng ở mực nước chết, thậm chí thấp hơn mực nước chết, dẫn đến việc không thể huy động được nguồn điện giá rẻ nhất. Để đáp ứng nhu cầu phụ tải, EVN phải huy động điện than, điện khí và dầu (nguồn điện có chi phí đắt đỏ), do vậy, giá thành sản xuất điện năng càng chênh lệch cao hơn so với giá bán ra... Góc nhìn của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam. |
Phát triển nguồn điện trong điều chỉnh Quy hoạch điện VII, bài học cho Quy hoạch điện VIII Kiểm điểm giai đoạn trên 10 năm phát triển nguồn điện ở Việt Nam vừa qua đã cho thấy: Chậm trễ (thậm chí không thể triển khai đầu tư) nhiều nguồn điện truyền thống do bế tắc về vốn đầu tư, nhiên liệu, quy định pháp luật, công tác điều hành, năng lực của một số chủ đầu tư... Bài viết dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích nguyên nhân cản trở tiến độ phát triển nguồn điện trong điều chỉnh Quy hoạch điện VII và gợi ý một số giải pháp thúc đẩy các dự án nguồn điện trong Quy hoạch điện VIII. |
Chồng chéo, bất cập của chính sách đang trói buộc kế hoạch phát triển truyền tải điện quốc gia Qua quá trình thực hiện đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải theo Quy hoạch điện VII (điều chỉnh) đã cho thấy những trở ngại (từ bước quy hoạch, đến chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành). Các trở ngại bao gồm cả cơ chế, chính sách, trình tự thủ tục và nội tại chủ đầu tư, nhà thầu dự án... Dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam đánh giá một số nội dung về chính sách đã, đang gây ảnh hưởng đến tiến độ phát triển truyền tải điện ở nước ta và giải pháp khắc phục. |
Hệ thống điện ‘bị bỏ quên’ ở Nam Phi và bài học cho Việt Nam Như chúng ta đều biết, hồi đầu tháng 2/2023, Tổng thống Nam Phi tuyên bố tình trạng “thảm họa quốc gia” vì thiếu điện. Trong khi đó, hệ thống điện của quốc gia này đã từng khá mạnh, có quy mô tương đương với hệ thống điện của Việt Nam hiện nay. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích quá trình phát triển hệ thống điện Nam Phi để tìm nguyên nhân và rút ra bài học cho chúng ta. |
Tại Hà Nội, ông Nguyễn Xuân Nam - Phó Tổng giám đốc EVN vừa làm việc với ông Frank Bohnet - Giám đốc khu vực Đông Á - Đông Nam Á (Ngân hàng Tái thiết Đức - KfW) về tiến độ triển khai dự án Nhà máy Thủy điện Trị An mở rộng dự kiến vay KfW theo hình thức vay trực tiếp không có bảo lãnh của Chính phủ và công tác thu xếp vốn cho các khoản vay mới.
Phó Tổng giám đốc EVN làm việc với Giám đốc khu vực Đông Á - Đông Nam Á (Ngân hàng Tái thiết Đức - KfW). |
Nhà máy Thủy điện Trị An mở rộng là dự án đầu tiên mà KfW cho EVN vay trực tiếp không có bảo lãnh của Chính phủ.
Từ năm 2022 đến nay, sau nhiều lần trao đổi giữa EVN và KfW, đến nay hai bên cơ bản đã thống nhất hầu hết các điều kiện vay cơ bản, quan trọng nhất cho Hiệp định vay dự án Nhà máy Thủy điện Trị An mở rộng.
Tại cuộc họp, hai bên đã làm rõ thêm những vấn đề xung quanh Hiệp định vay, hướng tới mục tiêu ký kết Hiệp định vay dự án Nhà máy Thủy điện Trị An mở rộng vào tháng 11/2023 - nhân dịp kỳ họp đàm phán cấp Chính phủ về hợp tác phát triển Việt Nam - Đức với sự chứng kiến của lãnh đạo các bộ, ngành Việt Nam và Bộ trưởng, Quốc Vụ khanh Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Đức (BMZ).
Phát biểu tại cuộc họp, ông Nguyễn Xuân Nam đánh giá cao sự hỗ trợ, giúp đỡ tích cực của KfW, cũng như Chính phủ CHLB Đức đối với EVN thông qua các khoản vay ưu đãi ODA để đầu tư, xây dựng, cải tạo các dự án phân phối, truyền tải, nhà máy điện gió tại Việt Nam, góp phần đảm bảo ổn định hệ thống điện, cung cấp nguồn năng lượng hiệu quả, bền vững.
EVN mong muốn hai bên cùng nỗ lực triển khai, hài hòa thủ tục của các bên để có thể ký hiệp định vay của dự án Nhà máy Thủy điện Trị An mở rộng trong đầu tháng 11/2023.
Bên cạnh đó, EVN đang chuẩn bị một số khoản vay ODA mới dự kiến sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Đức gồm:
1/ Dự án năng lượng xanh - kết nối các dự án năng lượng tái tạo tại các tỉnh khu vực miền Nam.
2/ Dự án năng lượng tái tạo - nâng cao hạ tầng lưới điện khu vực miền Trung.
3/ Dự án lưới điện khu vực thành thị giai đoạn 2.
EVN mong muốn KfW tiếp tục hỗ trợ thu xếp các khoản vay cho các dự án ODA mới này.
Về phía KfW, ông Frank Bohnet - Giám đốc khu vực Đông Á - Đông Nam Á khẳng định: EVN là một trong những đối tác quan trọng nhất của KfW tại Việt Nam. KfW cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với EVN để tiếp tục triển khai các dự án ưu tiên của các bên trong thời gian tới (các dự án ODA về lưới truyền tải, phân phối) và các dự án vay trực tiếp không có bảo lãnh của Chính phủ (Thủy điệnTrị An mở rộng, Thủy điện Tích năng Bác Ái).
Từ năm 2009 đến nay, KfW đã cam kết nguồn vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay trực tiếp không có bảo lãnh của Chính phủ cho EVN với tổng số vốn khoảng 1,5 tỉ EUR. Trong đó, 5 dự án ODA đã hoàn thành (với tổng số vốn 427 triệu EUR), 4 dự án ODA đang thực hiện (với số vốn khoảng 464,5 triệu EUR), 5 dự án ODA mới đang chuẩn bị và 3 dự án mới thực hiện theo hình thức vay trực tiếp không có bảo lãnh của Chính phủ (với số vốn khoảng 800 triệu EUR)./.
BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM