RSS Feed for Hội thảo cơ chế, chính sách đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển bền vững | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 14/12/2024 20:42
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Hội thảo cơ chế, chính sách đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển bền vững

 - Tại Hà Nội, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) cùng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tổ chức Hội thảo “Cơ chế, chính sách đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển bền vững”.
Dự án khí, điện Lô B - Ô Môn và Nhơn Trạch 3-4 - Góc nhìn độc lập về các vướng mắc hiện nay Dự án khí, điện Lô B - Ô Môn và Nhơn Trạch 3-4 - Góc nhìn độc lập về các vướng mắc hiện nay

Trước những vướng mắc trong Chuỗi khí, điện Lô B - Ô Môn, cũng như dự án điện LNG Nhơn Trạch 3 và 4 chưa được tháo gỡ một cách triệt để, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tiếp tục kiến nghị giải pháp chính sách tới cấp thẩm quyền. Cùng với kiến nghị của PVN, Tạp chí Năng lượng Việt Nam đóng góp thêm một số ý kiến độc lập dưới đây. Rất mong nhận được sự chia sẻ của bạn đọc.

Equinor rời Hà Nội - Bàn tính khả thi và giải pháp cấp bách cho điện gió ngoài khơi Việt Nam Equinor rời Hà Nội - Bàn tính khả thi và giải pháp cấp bách cho điện gió ngoài khơi Việt Nam

Như chúng ta đã biết, sau Orsted (Đan Mạch), Equinor (Na Uy) đã xác nhận hủy kế hoạch đầu tư điện gió ngoài khơi tại Việt Nam. Thông tin Equinor đóng cửa Văn phòng đại diện tại Hà Nội đã gây ra nhiều suy nghĩ về tính khả thi của điện gió ngoài khơi của chúng ta. Từ sự kiện này, Tạp chí Năng lượng Việt Nam có một vài bình luận, kèm theo giải pháp tháo gỡ các bế tắc trong hoạt động đầu tư điện gió của nước ta hiện nay.

Vì sao Việt Nam cần sớm khởi động lại chương trình điện hạt nhân? Vì sao Việt Nam cần sớm khởi động lại chương trình điện hạt nhân?

Tiếp theo phản biện “Các ‘điều kiện cần’ để Việt Nam bổ sung điện hạt nhân vào Quy hoạch điện VIII”, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Chí Thành - Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam [*]. Nội dung được đề cập nhằm trả lời cho câu hỏi: Vì sao Việt Nam cần sớm khởi động lại chương trình điện hạt nhân? Trân trọng gửi tới các cơ quan hoạch định chính sách, chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc.

Hội thảo cơ chế, chính sách đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển bền vững
Đoàn chủ tịch.

Các tham luận và thảo luận tại hội thảo đã đề cập đến tình hình cung cấp năng lượng nói chung và đặc biệt là điện năng. Các tham luận, ý kiến tập trung vào những thách thức trong việc thực hiện Quy hoạch điện VIII, dẫn tới nguy cơ thiếu nguồn điện cho sự phát triển của đất nước. Nếu không có cơ chế, chính sách đột phá, nhiều dự án điện sẽ bị kéo dài, ảnh hưởng đến sự phát triển năng lượng và suy giảm an ninh năng lượng.

Hội thảo cơ chế, chính sách đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển bền vững
Ông Trịnh Quang Ninh - Phó ban kế hoạch EVN.

EVN đã trình bày tổng quan về nguồn điện trong hệ thống điện Việt Nam. Tính đến cuối năm 2023, tổng công suất nguồn điện toàn hệ thống khoảng 80.555 MW, trong đó nhiệt điện than chiếm tỷ trọng lớn nhất 33,2%, tiếp đến là thủy điện 28,4%, điện từ năng lượng tái tạo (NLTT) 26,9%, điện khí chiếm 8,9%, và các nguồn khác. Điện nhập khẩu chiếm khoảng 1%.

Tuy tổng công suất lắp đặt khá cao so với công suất phụ tải cực đại, nhưng dự phòng nguồn điện giữa các miền không đồng đều, trong đó miền Bắc gần như không có dự phòng (công suất đặt của miền Bắc là 28.614 MW trong khi Pmax là 23.568 MW). Miền Trung và miền Nam có dự phòng nguồn điện khá lớn, bao gồm cả điện NLTT. EVN chủ động huy động thủy điện tối đa vào mùa mưa để giảm chi phí phát điện, mùa khô điện than được huy động cao nhất.

Trong thời gian qua, nhờ việc triển khai các chính sách khuyến khích của Chính phủ, các nguồn điện gió, điện mặt trời đã được đầu tư và phát triển mạnh mẽ từ quy mô công suất khoảng 583 MW (chiếm tỷ trọng ~1,2%) vào năm 2018 đã tăng lên 21.664 MW, chiếm tỷ trọng 27% công suất toàn hệ thống, góp phần bổ sung nguồn cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia, đặc biệt là khu vực miền Nam. Tuy nhiên, các nguồn điện gió, điện mặt trời có tính bất định cao, công suất phát phụ thuộc vào điều kiện thời tiết (bức xạ mặt trời, tốc độ gió) nên khi tỷ trọng NLTT trong hệ thống ở mức cao sẽ gây một số ảnh hưởng đến công tác đảm bảo đủ điện và vận hành hệ thống điện.

Theo nhận định của EVN, với tiến độ triển khai các dự án nguồn điện được phê duyệt trong Quy hoạch điện VIII hiện nay, việc cung ứng điện trong các năm tới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thủy điện đã gần hết tiềm năng. Nhiệt điện than không được xây mới (theo cam kết quốc tế). Nhiều dự án điện khí khó đáp ứng tiến độ hoàn thành vào năm 2030. Điện gió ngoài khơi cần cơ chế đặc biệt để có thể bắt đầu triển khai.

EVN đưa ra nhiều kiến nghị về thủ tục, cơ chế, chính sách và quy định pháp luật phù hợp để có thể đạt mục tiêu công suất đề ra trong Quy hoạch điện VIII vào năm 2030.

Tình hình ngành dầu khí có khả quan hơn trong mảng khai thác và chế biến dầu khí, nhưng còn nhiều thách thức do các mỏ dầu khí hiện hữu đang suy giảm, công tác tìm kiếm, thăm dò mỏ mới tại vùng nước sâu, xa bờ khó khăn.

Trong lĩnh vực phát triển nguồn điện, PVN cũng gặp nhiều vướng mắc. Việc chưa đạt được thỏa thuận mua bán điện với EVN ảnh hưởng đến công tác đàm phán hợp đồng mua bán khí (GSA), giải ngân vốn và hiệu quả dự án điện LNG Nhơn Trạch 3 và 4. PVN mong muốn tỷ lệ bao tiêu sản lượng của nhà máy điện ở mức 72 - 80%, đồng thời chuyển ngang giá khí LNG sang giá điện, bao gồm giá LNG nhập khẩu cộng với chi phí tồn trữ, tái hóa và phân phối.

Chuỗi khí điện Lô B - Ô Môn, Cá Voi Xanh bao gồm các dự án thành phần có quan hệ chặt chẽ với nhau (từ thượng nguồn tới hạ nguồn). Việc khai thác khí phải đồng bộ với dự án đầu tư xây dựng các nhà máy điện. Đối với Chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt giá khí, cước phí vận chuyển và cho phép chuyển ngang giá khí từ hợp đồng mua bán khí thượng nguồn sang thanh cái các nhà máy điện. Nhưng dự án Cá Voi Xanh vẫn chưa có các quy định về giá khí để có thể tiến hành.

PVN kiến nghị phải huy động tối đa các nhà máy nhiệt điện khí nhằm tiêu thụ hết lượng khí cấp cho sản xuất điện hàng năm. Việc nhập khẩu LNG nên thống nhất về một đầu mối lớn để giảm chi phí hạ tầng lưu kho, tái khí hóa.

Hội thảo cơ chế, chính sách đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển bền vững
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký VEA.

Hiệp hội Năng lượng Việt Nam trình bày báo cáo nêu các thách thức với phát triển nguồn điện trong Quy hoạch điện VIII. Nhiều dự án điện đã bị chậm từ Quy hoạch điện VII và Quy hoạch VII (điều chỉnh). Riêng ở miền Bắc, một số dự án điện than bị loại bỏ do không triển khai kịp nên vướng cam kết quốc tế, gây thiếu hụt 4.200 MW vào năm 2023.

Thách thức lớn hơn là các nhà máy điện than hiện tại được dự kiến từ năm 2035 sẽ phải chuyển sang dùng sinh khối/amoniac là công nghệ đến nay chưa được kiểm chứng.

Về điện khí, trong mục tiêu tổng 22.400 MW điện LNG vào năm 2030, đến nay mới chỉ có 2 dự án đang triển khai xây dựng ở miền Nam là Nhơn Trạch 3 và 4 (1.500 MW) và Hiệp Phước 1 (1.200 MW).

Đặc điểm quan trọng của các dự án điện LNG là loại hình mới, còn thiếu các quy định pháp lý, có nhiều thách thức về nguồn cung và giá cả nhiên liệu biến động nhanh. Như PVN đã nêu, vướng mắc về sản lượng bao tiêu Qc và giá điện khiến cho các nhà máy điện khí mới không thể khởi công, trong khi đó, lại bị hạn chế là sau năm 2030 loại hình này phải chuyển sang đốt kèm hydrogen/amoniac.

Quy hoạch điện VIII đẩy mạnh phát triển nguồn NLTT, nhất là điện gió, điện mặt trời. Quy mô nguồn điện gió từ khoảng 5.900 MW hiện nay sẽ tăng lên 27.880 MW vào năm 2030 và 130.000 MW (trong đó có 70.000 MW điện gió ngoài khơi) vào năm 2050. Theo đó, công suất điện gió năm 2030 gấp 4,4 lần hiện nay và năm 2050 gấp 26 lần hiện nay, trong khi chưa có dự án điện gió ngoài khơi nào thực sự bắt đầu triển khai.

Hội thảo cơ chế, chính sách đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển bền vững
Ông Nguyễn Thái Sơn - Phó chủ tịch VEA.

Với điện mặt trời (ĐMT), quy mô cũng lên đến 20.591 MW vào năm 2030 và 189.000 MW vào năm 2050. Nhưng từ nay đến năm 2030 chỉ thêm khoảng 1.500 MW các dự án ĐMT mặt đất và 2.600 MW điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu. Các cơ chế khuyến khích phát triển NLTT chưa có định hướng lâu dài, nhiều cơ chế mới còn đang lúng túng.

Nguồn NLTT ở nước ta có tiềm năng rất lớn, và là nguồn năng lượng quan trọng trong quá trình đạt mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050. Tuy nhiên, sau thời điểm hết hạn của cơ chế giá FIT, các nguồn này chưa có cơ chế khuyến khích hợp lý để các nhà đầu tư có cơ sở triển khai. Các dự án chuyển tiếp vẫn đang vướng mắc, cần được giải quyết dứt điểm.

Thị trường điện chậm triển khai; giá bán điện chưa theo kịp biến động của giá cả các yếu tố đầu vào, gây tâm lý không yên tâm với nhà đầu tư nguồn điện mới. Các kiến nghị cho rằng, cơ chế giá bán điện cần được điều chỉnh linh hoạt, minh bạch và nhanh chóng theo các yếu tố đầu vào, là yếu tố cốt lõi quyết định cho phát triển thị trường điện thực sự cạnh tranh, thúc đẩy sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, đồng thời là động lực cho các nhà đầu tư nguồn điện mới.

Hội thảo cơ chế, chính sách đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển bền vững
Ông Ian Hatton - Chủ tịch Enterprize Energy.

Tập đoàn Enterprize Energy đang là chủ đầu tư dự án điện gió ngoài khơi Thăng Long Wind - nằm ngoài khơi cách bờ biển Bình Thuận từ 20 km - 50 km, độ sâu nước biển từ 20 m - 50 m. Công suất giai đoạn đầu dự tính 1.800 MW, tổng công suất 3.400 MW. Dự án đã khảo sát sơ bộ và có đủ dữ liệu để thuyết phục các cơ quan tài chính cấp vốn. Các phương án đưa điện cập bờ, xuất khẩu điện, sản xuất hydro xanh đều đã được tính đến và có thể kết hợp hài hòa nhằm mục tiêu tăng nguồn cung điện và đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.

Về nguồn than của Việt Nam, từ nay đến 2050 (thời điểm đạt Net zero) nhu cầu sẽ tăng cao nhất vào năm 2030 sau đó giảm dần. Việt Nam vẫn phải nhập khẩu hơn một nửa nhu cầu do sản lượng khai thác trong nước bị hạn chế. Các mỏ có điều kiện khai thác ngày càng khó khăn, xuống sâu, đi xa hơn, nên giá thành than tăng cao.

Hội thảo cơ chế, chính sách đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển bền vững
Đại biểu trao đổi tại hội thảo.

Trong phần thảo luận, đã có nhiều ý kiến về mức độ cấp thiết phải giải quyết các khó khăn, cần cơ chế đột phá để các dự án nguồn điện có thể được triển khai.

Hội thảo cơ chế, chính sách đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển bền vững
Ông Phan Minh Tuấn - Trưởng Ban quan hệ quốc tế EVN.

Điện hạt nhân lại một lần nữa được nêu lên như một nguồn điện quan trọng cho đảm bảo an ninh năng lượng và có phát thải CO2 gần bằng không. Chuyên gia cho rằng Việt Nam nên tập trung vào các loại lò đã vận hành thương mại như công nghệ lò nước nhẹ thế hệ III và III+, thay vì xem xét các lò mô đun nhỏ (SMR) mới đang ở giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm.

Hội thảo cơ chế, chính sách đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển bền vững
Toàn cảnh hội thảo.

Trong kết luận hội thảo, Chủ tịch VEA Trần Viết Ngãi nêu: Quy hoạch điện VIII cần bố trí các dự án nhiệt điện khí, LNG, mở rộng thủy điện, thủy điện tích năng, năng lượng tái tạo một cách hợp lý theo vùng, miền. Dự án Thủy điện tích năng Bác Ái ở tỉnh Ninh Thuận cần gấp rút hoàn thành để góp phần hỗ trợ cho các nguồn năng lượng tái tạo. Các nguồn sinh khối cần được tận dụng làm nhiên liệu phát điện.

Hiệp hội mong muốn các bộ, ngành tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ quan tâm, tạo cơ chế, chính sách, giải pháp, vốn cho các phân ngành năng lượng Việt Nam./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động