RSS Feed for Giải pháp thực hiện Quy hoạch phát triển ngành Than đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 28/03/2024 20:28
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Giải pháp thực hiện Quy hoạch phát triển ngành Than đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế

 - Phản biện, kiến nghị PGS.TS. Nguyễn Cảnh Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - Vinacomin

Theo Quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 đã được phê duyệt theo Quyết định số 60/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ:

1. Nhu cầu than của nền kinh tế được dự báo như sau (triệu tấn):

TT

Hộ tiêu thụ

2015

2020

2025

2030

I

P/a Cơ sở

 

 

 

 

1

Tổng cộng

56,2

112,3

145,5

220,3

2

Nhiệt điện

33,6

82,8

112,7

181,3

II

P/a Cao

 

 

 

 

1

Tổng cộng

60,7

120,3

177,5

270,1

2

Nhiệt điện

38,0

90,7

144,7

231,1

2. Sản lượng than thương phẩm dự kiến đến năm 2030 (triệu tấn):

TT

P/a sản lượng

2015

2020

2025

2030

I

P/a không có than Đồng bằng SH

57,4

62,3

68,1

65,6

II

P/a có than Đồng bằng SH

57,4

62,8

70,0

75,7

 

- Đồng bằng SH

0

0,5

1,9

10,1

3. Khả năng cân đối cung cầu than:

Nhu cầu than dự kiến sẽ thiếu và phải nhập khẩu như sau (triệu tấn):

TT

Hộ tiêu thụ

2015

2020

2025

2030

I

Đáp ứng nhu cầu P/a Cao

 

 

 

 

1

Than cho SX điện (có than ĐBSH)

30,3

30,2

35,0

35,5

 

- Thiếu và phải nhập khẩu

-7,7

-60,6

-109,7

-195,6

2

Than cho SX điện (không có than ĐBSH)

30,3

29,7

33,1

25,4

 

- Thiếu và phải nhập khẩu

-7,7

-61,1

-111,6

-205,7

II

Đáp ứng nhu cầu P/a Cơ sở

 

 

 

 

1

Than cho SX điện (có than ĐBSH)

30,3

30,2

35,0

35,5

 

- Thiếu và phải nhập khẩu

-3,3

-52,7

-77,7

-145,8

2

Than cho SX điện (không có than ĐBSH)

30,3

29,7

33,1

25,4

 

- Thiếu và phải nhập khẩu

-3,3

-53,2

-79,6

-155,9

3

Than cho luyện kim (chỉ có P/a cơ sở)

2,1

3,0

4,2

5,8

 

- Thiếu

-0,9

-1,3

-1,7

-2,4

Qua số liệu nêu trên cho thấy:

a. Than cho nhu cầu sản xuất điện thiếu trầm trọng, trong đó:

- P/a Cơ sở thiếu như sau (triệu tấn): Năm 2015: 3,3; 2020: 52,7; 2025: 77,7 và 2030: 145,8.

Trong trường hợp không có than ĐBSH sẽ thiếu là (triệu tấn): Năm 2015: 3,3; 2020: 53,2; 2025: 79,6 và 2030: 155,9.

- P/a Cao thiếu như sau (triệu tấn): Năm 2015: 7,7; 2020: 60,6; 2025: 109,7 và 2030: 195,6.

Trong trường hợp không có than ĐBSH sẽ thiếu là (triệu tấn): Năm 2015: 7,7; 2020: 61,1; 2025: 111,6 và 2030: 205,7.

b. Giải pháp mà Quy hoạch đề ra để đáp ứng là nhập khẩu than từ nước ngoài.

4. Dự kiến sản lượng than nguyên khai khai thác từ các vùng như sau:

TT

Vùng than

Sản lượng theo năm khai thác (ĐVT: 1000 tấn)

2012

2013

2014

2015

2020

2025

2030

 

Tổng toàn ngành

52610

55383

60585

64545

71920

80320

87350

I

Bể than Đông Bắc

48260

50783

55685

59345

64620

69920

66650

A

Các mỏ Vinacomin quản lý

48060

50483

55385

59045

59820

59120

53650

 

Trong đó: - Lộ Thiên

23430

23340

23335

22200

14900

13350

8150

 

               - Hầm Lò

24880

27143

32050

36845

44920

45770

45500

B

Các mỏ mới

200

300

300

300

4800

10800

13000

II

Vùng Nội Địa

2600

2750

2950

3150

3250

2850

2950

 

Trong đó:  - Lộ thiên

2450

2450

2450

2550

2650

2250

2350

 

                - Hầm lò

150

300

500

600

600

600

600

III

Các mỏ ngoài Vinacomin

1750

1850

1950

2050

3550

5550

6750

IV

Bể than đồng bằng SH

 

 

 

 

500

2000

11000

      5. Nhu cầu vốn đầu tư (tỉ đ):

Nhu cầu đầu tư

 2012 - 2015

2016-2020

2021-2025

2026-2030

2012-2030

1. Đầu tư mới

191.810

87.173

74.938

212.317

566.138

2. Đầu tư duy trì

16.771

21.983

47.171

38.812

124.737

Tổng vốn đầu tư

208.581

109.156

122.109

251.129

690.875

- B/q năm

52.145

21.831

24.422

50.226

36.362

  + Đầu tư mới

47.952

17.435

14.988

42.463

29.797

  + Đầu tư duy trì

4.193

4.397

9.434

7.762

6.56

 

Kiến nghị một số giải pháp để thực hiện Quy hoạch:

1. Nhà nước cần có cơ chế chính sách hợp lý để tạo vốn đầu tư

Như đã nêu trên nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2012 - 2030 bình quân năm là 36.362 tỉ đồng, trong đó đầu tư mới là 29.797 tỉ đồng và đầu tư duy trì 6.565 tỉ đồng.

Nguồn vốn chủ sở hữu gồm có: vốn khấu hao cơ bản và quỹ đầu tư phát triển được trích lập từ lợi nhuận sau thuế. Nguồn vốn khấu hao cơ bản chỉ đủ đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư duy trì sản xuất.

Như vậy, vốn đầu tư mới phải được đáp ứng từ quỹ đầu tư phát triển của chủ sở hữu và vốn huy động từ bên ngoài.

Theo quy định của Luật Khoáng sản, vốn của chủ sở hữu tối thiểu phải bằng 30% tổng mức đầu tư đối với hoạt động khai thác và 50% đối với công tác thăm dò. Với nhu cầu vốn đầu tư mới là 29.797 tỉ đồng/năm thì mỗi năm vốn chủ sở hữu phải có ít nhất khoảng 9 ngàn tỉ đồng.

Để có được mức vốn đó lợi nhuận sau thuế, hàng năm phải đạt khoảng 15 ngàn tỉ đồng (tạm tính quỹ đầu tư phát triển bằng 60% lợi nhuận sau thuế) và lợi nhuận trước thuế khoảng 20 ngàn tỉ đồng.

Để có được mức lợi nhuận đó đối với ngành Than là cực kỳ khó khăn vì:

a. Giá than trong nước thấp

Theo quy định của Pháp lệnh giá, giá than được vận hành theo cơ chế thị trường, đặc biệt Chính phủ đã cho phép thị trường hoá giá than trong nước từ cuối năm 2009 với mức giá thấp hơn giá xuất khẩu tối đa 10%, riêng giá than cho điện đảm bảo đến năm 2010 theo cơ chế thị trường (thông báo số 244/TB-VPCP ngày 11 tháng 8 năm 2009).

Tuy nhiên, trên thực tế lộ trình này chưa thực hiện được, nhất là giá than cho điện. Hiện nay, giá than cho điện chỉ bằng 55% giá thành và bằng gần 30% giá than xuất khẩu, trong khi: (1) sản lượng than cho sản xuất điện ngày càng tăng cao, tức là càng bán than cho điện thì càng lỗ nặng, (2) nhiều loại thuế, phí đánh vào than ngày càng tăng như sẽ nêu cụ thể dưới đây và (3) sản lượng than xuất khẩu là nguồn cứu cánh lâu nay để bù lỗ cho than tiêu thụ trong nước ngày càng giảm xuống, sau năm 2015 chỉ còn khoảng 3-4 triệu tấn/năm.

Do giá bán than trong nước thấp nên hàng năm Vinacomin bù chéo cho các hộ trong nước như sau: năm 2006 bù chéo cho than bán vào các hộ điện, xi măng, giấy và phân bón khoảng 1.200 tỷ đồng, năm 2007 khoảng 1.350 tỷ đồng, năm 2008 khoảng 2.500 tỉ đồng; năm 2009 bù cho riêng ngành điện khoảng 1.400 tỉ đồng; năm 2010 khoảng 3.100 tỷ đồng và năm 2011 bù khoảng 5.000 tỉ đồng. Nếu tính theo mức chênh lệch với giá than xuất khẩu thì năm 2011 bù cho ngành điện khoảng 900 triệu USD.

Điều này ảnh hưởng rất lớn tới khả năng cân đối tài chính, huy động vốn cho đầu tư phát triển của Vinacomin, đồng thời làm cho việc sử dụng năng lượng lãng phí, hiệu quả của các doanh nghiệp bị sai lệch và các quan hệ kinh tế - tài chính trên phạm vi nền kinh tế bị bóp méo.

Nếu tiếp tục kéo dài tình trạng này sẽ gây mất cân đối nghiêm trọng vốn đầu tư tái sản xuất và mở rộng của ngành than, dẫn đến việc đáp ứng nhu cầu than sẽ càng thiếu hụt lớn.

b. Trong khi giá than trong nước bị khống chế thấp thì ngược lại các chính sách thuế, phí đối với ngành than ngày càng tăng cao

Ngoài các khoản thuế như đối với các hoạt động kinh doanh khác (thuế GTGT, thuế TNDN, tiền thuê đất) còn có thuế tài nguyên tăng từ 3% lên 5% đối với than hầm lò và từ 5% lên 7% đối với than lộ thiên; thuế xuất khẩu tăng từ 15% lên 20%; lệ phí cấp giấy phép thăm dò, lệ phí cấp phép khai thác; hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất và chi phí thăm dò; ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường; phí bảo vệ môi trường (BVMT) (tăng từ 6 lên 10 ngàn đồng/tấn than nguyên khai); phí nước thải; bổ sung thêm thuế BVMT (10 - 20 ngàn đồng/tấn) và tiền cấp quyền khai thác.

Ngoài ra, còn phải đóng góp thực hiện các trách nhiệm xã hội khác đối với địa phương và cộng đồng. Những chính sách đó không những gây ảnh hưởng đến cân đối tài chính và quá trình tái sản xuất của ngành than mà còn gián tiếp tác động làm cho tình hình tổn thất tài nguyên tăng lên do phải bỏ lại phần tài nguyên có điều kiện khai thác khó khăn, giá thành cao.

Kiến nghị

Thứ nhất, Sớm thực hiện giá than cho điện theo cơ chế giá thị trường. Đồng thời Nhà nước xem xét điều chỉnh các chính sách thuế, phí đối với tài nguyên khoáng sản theo hướng khuyến khích khai thác tận thu tối đa tài nguyên thay vì tăng cao như hiện nay.

Trong tình hình tiêu thụ than và giá than xuất khẩu giảm sút hiện nay, đề nghị giảm thuế xuất khẩu than từ mức 20% xuống mức hợp lý, trước mắt trong năm 2012 do giá than cho điện còn thấp, sản lượng than cho điện tăng cao đề nghị giảm xuống mức 0%.

Thứ hai, Cho phép duy trì xuất khẩu than hợp lý các chủng loại than mà nhu cầu trong nước chưa sử dụng hết theo kế hoạch được Bộ Công Thương phê duyệt để có ngoại tệ nhập thiết bị công nghệ và vật tư phục vụ sản xuất than.

Thứ ba, Được cấp giấy phép khai thác đối với các dự án mỏ với điều kiện (1) Có vốn chủ sở hữu bằng 15% tổng mức đầu tư của dự án; (2) Vinacomin bảo lãnh cho các công ty con bằng vốn chủ sở hữu của mình đối với các dự án do các công ty con làm chủ đầu tư với giá trị vốn Chủ sở hữu (CSH) của Vinacomin bằng 15% tổng mức đầu tư của dự án. Khi đó nhu cầu vốn CSH để đầu tư thực hiện Quy hoạch phát triển than chỉ còn 4,5 ngàn tỉ đồng/năm, tương ứng với lợi nhuận trước thuế 10 ngàn tỉ đồng/năm.

Thứ tư, Nhà nước bảo lãnh hoặc có chính sách thích hợp hỗ trợ ngành Than vay vốn từ Ngân hàng Đầu tư Phát triển, huy động vốn trên thị trường quốc tế phù hợp với tình hình thực tế của từng dự án, nhất là các dự án khai thác than ĐBSH.

2. Đẩy nhanh việc cấp phép thăm dò và có biện pháp thúc đẩy tiến độ thực hiện công tác thăm dò

Nhà nước giao cho Vinacomin quản lý tài nguyên, trữ lượng than, bôxít và các khoáng sản khác để tổ chức thăm dò, khai thác theo quy định pháp luật *(1) và Điều lệ của Vinacomin, và “... phải có trách nhiệm đảm bảo cung ứng than cho nền kinh tế quốc dân kể cả nhập khẩu than”.

Để Vinacomin thực hiện được nhiệm vụ nêu trên

Kiến nghị

Thứ nhất, Cấp phép thăm dò và khai thác than ở khu vực Quảng Ninh, Đồng bằng Sông Hồng cho công ty mẹ - VINACOMIN để thực hiện việc tăng cường quản lý, bảo vệ, tổ chức khai thác có hiệu quả, đảm bảo mục tiêu phát triển và thực hiện bảo vệ tốt môi trường.

Thứ hai, Cho phép tiến hành đồng thời việc thăm dò ở những khu vực đã có đủ điều kiện tại Đồng bằng Sông Hồng, để đánh giá tài nguyên, đầu tư thử nghiệm công nghệ khai thác làm cơ sở cho việc đầu tư phát triển than đáp ứng nhu cầu, giảm bớt nhập khẩu.

Thứ ba, Các khoáng sản có trữ lượng lớn đề nghị Nhà nước quản lý thống nhất không gian khoáng sàng mà không chia cắt nhỏ để giao cho các đơn vị thăm dò, khai thác.

Thứ tư, Cho phép Vinacomin chủ trì cùng các nhà đầu tư trong và ngoài nước tổ chức điều tra cơ bản và tổ chức thăm dò trên toàn bộ diện tích chứa than ở Bể than Đông Bắc (phần chưa thăm dò và phần sâu dưới -300m) và Bể than Đồng bằng Sông Hồng (khoảng 3.500km2) áp dụng theo cơ chế thăm dò dầu khí.

3. Cho phép Tập đoàn Vinacomin được áp dụng cơ chế đặc thù trong việc thực hiện đầu tư các dự án khai thác than, nhất là các dự án than hầm lò để đẩy nhanh tiến độ thi công

Vì các mỏ than lộ thiên đã bắt đầu vào thời kỳ giảm dần sản lượng do trữ lượng dần cạn kiệt nên việc tăng sản lượng than theo dự kiến trong Quy hoạch chỉ dựa vào các dự án khai thác than hầm lò. Các dự án này có tính chất đặc thù là chuyên ngành xây dựng hầm lò, phụ thuộc nhiều vào điều kiện địa chất thủy văn, địa chất công trình, khí mỏ, nước mỏ, phải tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu về phòng nổ, an toàn mỏ, thời gian xây dựng dài (từ 3 đến 5 năm, thậm chí hơn), nhu cầu vốn đầu tư lớn.    

Trong khi các quy định hiện hành về thủ tục, trình tự thực hiện đầu tư các dự án khai thác mỏ than chưa phù hợp với tính chất đặc thù của các dự án này nên làm chậm tiến độ thực hiện dự án ảnh hưởng đến việc nâng cao sản lượng than đáp ứng nhu cầu than ngày càng tăng của nền kinh tế.

Kiến nghị

Để tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình khai thác mỏ than hầm lò, đề nghị Chính phủ cho phép Tập đoàn Vinacomin được áp dụng cơ chế đặc thù thực hiện đầu tư các dự án khai thác mỏ than như sau:

a. Về quyết định phê duyệt dự án:

Cho phép Vinacomin (Công ty mẹ) được phép phê duyệt hoặc chấp thuận với chủ đầu tư (Công ty con của Vinacomin) phê duyệt các dự án đầu tư mới, mở rộng nâng công suất các mỏ đang hoạt động sau khi có kết quả  thăm dò bổ sung cho phép xác định được công suất hợp lý khác với công suất dự kiến trong Quy hoạch phát triển than đã được phê duyệt.

b. Về quá trình triển khai thực hiện dự án:

b.1. Cho phép Vinacomin tiếp tục thực hiện cơ chế đặc thù theo nội dung trong Văn bản số 1098/TTg-KTN ngày 03 tháng 7 năm 2009 “Về cơ chế đầu tư, sử dụng các sản phẩm và dịch vụ trong nội bộ TKV (nay là Vinacomin)”, bao gồm:

- Thực hiện cơ chế mua sắm trực tiếp đối với các thiết bị do các công ty con và đơn vị trực thuộc Công ty mẹ tự chế tạo, sản xuất, lắp ráp đã được Chính phủ cho phép tại Văn bản số 4718/VPCP-ĐMDN ngày 28 tháng 8 năm 2006 và Văn bản số 1098/TTg-KTN ngày 03 tháng 7 năm 2009 trên cơ sở đảm bảo chất lượng và giá cạnh tranh.

- Thực hiện chỉ định thầu theo quy định đối với các gói thầu: tư vấn lập dự án và thiết kế các công trình chuyên ngành mỏ than, hệ thống băng tải, hệ thống cảnh báo khí mê tan trong mỏ than hầm lò và dịch vụ kỹ thuật kiểm tra không phá hủy (NDT).

- Vinacomin và các công ty con được trực tiếp hoặc thuê các công ty khác trong Tập đoàn được thực hiện thi công xây lắp các công trình chuyên ngành mỏ trên cơ sở hợp đồng và được ghi trong kế hoạch PHKD của Tập đoàn.

b.2. Bổ sung thêm các nội dung sau đối với các dự án đặc thù:

- Các đơn vị trong Tập đoàn sẽ là nhà thầu, tổng thầu đối với từng gói thầu thiết kế (E), cung cấp thiết bị (P), thi công xây dựng (C), tư vấn thiết kế, cung cấp thiết bị (EP) có sự tham gia của đối tác nước ngoài (là nhà thầu phụ) trong việc thiết kế (E) và xây dựng (C) nhằm mục đích sử dụng năng lực nội bộ của Tập đoàn và các doanh nghiệp trong nước theo cơ chế đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép tại Văn bản số 1098/TTg-KTN ngày 03 tháng 7 năm 2009 và Văn bản số 08/TB-VPCP ngày 16 tháng 01năm 2008 “Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về triển khai thực hiện Quy hoạch điện VI”.

- Trong khi thiết kế kỹ thuật của dự án chưa được duyệt, Vinacomin/chủ đầu tư được phép quyết định và triển khai thi công xây dựng đối với một số hạng mục công trình, công trình thuộc dự án mỏ than trên cơ sở thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình, hạng mục công trình được phê duyệt.

- Riêng đối với các gói thầu cung cấp thiết bị (P), ngoài các danh mục thiết bị đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép tại Văn bản số 1098/TTg-KTN, đề nghị cho phép được thực hiện một số gói thầu cung cấp thiết bị cho dự án theo hình thức chỉ định tổng thầu cung cấp thiết bị (P) là một trong các đơn vị chế tạo cơ khí có năng lực, kinh nghiệm của Tập đoàn.

b.3- Về áp dụng giá hợp đồng:

- Chủ đầu tư được phép quyết định áp dụng đơn giá hợp đồng cung cấp thiết bị (P), xây dựng (C) đã ký, đã thực hiện cho hợp đồng của gói thầu một dự án mới làm cơ sở để đàm phán mà không phải làm các thủ tục chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, đấu thầu và được phép điều chỉnh theo quy định.

4. Xây dựng Chiến lược nhập khẩu than và đầu tư ra nước ngoài để khai thác than đưa về phục vụ trong nước làm cơ sở cho các doanh nghiệp nói chung, các Doanh nghiệp Nhà nước và các Tập đoàn kinh tế Nhà nước nói riêng chủ động thực hiện

Như đã nêu trên mức sản lượng than thiếu hụt phải nhập khẩu là hết sức lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đối với việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Song cho đến nay vẫn chưa có chính sách và giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề này.

Để có sản lượng than trong nước ở mức hiện nay chúng ta đã trải qua gần 60 năm và xây dựng nhiều chiến lược, quy hoạch. Do vậy, việc nhập khẩu than dài hạn với khối lượng hàng chục triệu đến hàng trăm tấn/năm không thể đơn giản chỉ có vài dòng nêu trong Quy hoạch phát triển than là đã có thể thực hiện được và có thể nói là khó khả thi xét trên phương diện nguồn cung than ngày càng hạn chế trong khi nhu cầu than ngày càng tăng với sự cạnh tranh quyết liệt.

Muốn có nguồn than ổn định phải đầu tư mua mỏ ở nước ngoài. Nhưng đây là dạng đầu tư mạo hiểm và nhiều rủi ro, hơn nữa cơ hội mua mỏ than ở các nước có tiềm năng về than như Indonesia, Úc v.v... đã không còn dễ do các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ… đã triển khai đầu tư mua mỏ ở các nước đó từ hàng chục năm nay.

Vì vậy, nếu không có chủ trương và bảo lãnh của Chính phủ thì các tập đoàn kinh tế nhà nước không thể đủ tiềm lực và không dám đầu tư mua mỏ ở nước ngoài.

Kiến nghị

- Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương xây dựng Chiến lược nhập khẩu than và đầu tư ra nước ngoài khai thác than đưa về phục vụ trong nước, đồng thời có các giải pháp về cơ chế chính sách thích đáng tạo điều kiện cho các tập đoàn kinh tế nhà nước đầu tư ra nước ngoài khai thác mỏ, nhất là chính sách bảo lãnh mua quyền khai thác mỏ.

- Nhà nước hỗ trợ về đường lối, chính sách, quan hệ ngoại giao tạo sức mạnh tổng thể khi đàm phán với các đối tác trong việc đầu tư vào các mỏ tại nước sở tại và mua bán than để nhập khẩu về Việt Nam nhằm đảm bảo nguồn cung được ổn định và lâu dài.

5. Ban hành chính sách sử dụng hợp lý tài nguyên than để sự dụng than tiết kiệm, hiệu quả

Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương xây dựng chính sách sử dụng hợp lý tài nguyên than, nhất là về chủng loại và chất lượng phù hợp cho các hộ sử dụng than: điện, xi măng, phân bón… và sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các nhà máy nhiệt điện sử dụng than trong nước ở phía Bắc, các hộ sử dụng than ở phía Nam sử dụng than nhập khẩu. Nghiên cứu chính sách khuyến kích sử dụng năng lượng tái tạo giảm áp lực vào nhiên liệu hóa thạch, hạn chế các nhà máy điện dùng than để có thể chuyển đổi sử dụng dạng năng lượng khác để giảm nhập khẩu than. Có chính sách giảm sử dụng than của các hộ khác để dành than cho điện.

Cụ thể: hạn chế sử dụng vật liệu nung, khuyến khích sử dụng vật liệu không nung trong các dự án xây dựng công trình; khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng khác phục vụ nhu cầu chất đốt sinh hoạt, sấy nông sản thực phẩm… Quy hoạch các làng nghề đang sử dụng than mà hiệu suất thấp và ô nhiễm môi trường, tiến tới hạn chế và không dùng than.

6. Có chế độ chính sách thích đáng cho công nhân khai thác than hầm lò

Đề nghị Nhà nước xem xét một số chế độ ưu đãi cho công nhân hầm lò để thu hút lực lượng lao động này cho nghề khai thác than hầm lò, một nghề lao động nặng nhọc có nhiều rủi ro, bao gồm:

- Tuổi nghỉ hưu của công nhân hầm lò chỉ nên ở 50 tuổi thay vì hiện đang ở 55 tuổi.

- Thực hiện chế độ thâm niên nghề cho công nhân hầm lò như trước kia.

- Thuế thu nhập cá nhân không nên áp áp dụng đối với công nhân lò.

- Có cơ chế ưu đãi hỗ trợ về vốn, cơ chế tạo quỹ đất dùng để xây nhà cho công nhân mỏ, đặc biệt là công nhân hầm lò.

PGS, TS. Nguyễn Cảnh Nam

* (1) Quyết định số 345/2005/QĐ-TTg ngày 26/12/2005 của Thủ Tướng Chính phủ v/v thành lập Tập đoàn Vinacomin.

Đón đọc Phản biện - kiến nghị kỳ tới: "Phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030" của các tác giả: Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, Bùi Huy Phùng - Chủ tịch Hội đồng Khoa học Năng lượng, Tô Quốc Trụ - Giám đốc Trung tâm Tư vấn Năng lượng

 

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động