RSS Feed for khuyến khích Thứ năm 12/09/2024 12:21
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Hiệu quả từ đa dạng hình thức tuyên truyền tiết kiệm điện

Hiệu quả từ đa dạng hình thức tuyên truyền tiết kiệm điện

Phụ nữ, học sinh, doanh nghiệp… vừa là đối tượng tiêu thụ điện năng những cũng là lực lượng góp phần tiết kiệm hiệu quả trong sinh hoạt hàng ngày. Nắm bắt được điều này, thời gian qua, bằng nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau, các công ty điện lực đang tập trung công tác tuyên truyền vào các thành phần này để công tác tiết kiệm năng lượng đạt hiệu quả tốt nhất.
Cần có quy định để tăng dần tỷ trọng xăng E5 trên thị trường

Cần có quy định để tăng dần tỷ trọng xăng E5 trên thị trường 1

Theo kế hoạch phối hợp triển khai phân phối xăng E5 tại Quảng Ngãi vừa được Bộ Công Thương, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và UBND tỉnh Quảng Ngãi ký kết, từ ngày 1/6 Quảng Ngãi bắt đầu phân phối xăng E5, và từ ngày 1/9 tới sẽ phân phối 100% xăng E5 trên toàn tỉnh. Để việc sử dụng nhiên liệu sinh học được thực hiện đúng, thậm chí sớm hơn lộ trình, ngoài nỗ lực của PVN trong công tác đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, quảng bá, giới thiệu sản phẩm xăng sinh học… vẫn còn một số vấn đề pháp lý cần bàn đến. Phóng viên Tòa soạn Năng lượng Việt Nam/ Nangluongvietnam.vn đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Sinh Khang - Phó Tổng giám đốc PVN về vấn đề này.
Vai trò tư nhân trong phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Vai trò tư nhân trong phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo, phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo là góp phần giảm tiêu thụ than, dầu, khí, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, sạch môi trường. Tuy nhiên, thời gian qua, đầu tư và kết quả còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng; trong đó, vai trò tư nhân còn rất hạn chế, cần có cơ chế chính sách khuyến khích.
Tài nguyên năng lượng Việt Nam và khả năng đáp ứng nhu cầu nền kinh tế

Tài nguyên năng lượng Việt Nam và khả năng đáp ứng nhu cầu nền kinh tế

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa Đông Nam Á, có nguồn tài nguyên nhiên liệu-năng lượng đa dạng đầy đủ các chủng loại như: than, dầu khí, thủy điện và các nguồn năng lượng tái tạo… trong đó, đáng chú ý tiềm năng lớn là năng lượng mặt trời và năng lượng sinh khối. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển kinh tế những năm vừa qua cho thấy sự biến động về nhiên liệu và năng lượng diễn biến khá phức tạp, bên cạnh việc xuất khẩu than và dầu thô, chúng ta vẫn phải nhập khẩu sản phẩm dầu qua chế biến và điện năng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nguồn tài nguyên nhiên liệu và năng lượng của Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong những năm tới, mà chúng ta còn có thể xuất khẩu nguồn tài nguyên này dưới dạng năng lượng và thành phẩm đã chế biến, thích ứng với sự biến động của thị trường.
Thị trường năng lượng Việt Nam: Những vấn đề cấp thiết (Kỳ 2)

Thị trường năng lượng Việt Nam: Những vấn đề cấp thiết (Kỳ 2)

Trong thời gian tới, dưới sự điều hành của Chính phủ, Bộ Công Thương sẽ chỉ đạo triển khai các chính sách năng lượng cụ thể gồm: phát triển mô hình ngành công nghiệp khí và cơ chế giá bán khí theo thị trường; xây dựng lộ trình cổ phần hóa các công ty sản xuất than, tiến tới hình thành thị trường than; phát triển nguồn và lưới điện đảm bảo thị trường điện cạnh tranh theo đúng lộ trình. Cùng đó, năng lượng mới và tái tạo, năng lượng sinh học, điện hạt nhân cũng được ưu tiên phát triển.
Thị trường năng lượng Việt Nam: Những vấn đề cấp thiết (Kỳ 1)

Thị trường năng lượng Việt Nam: Những vấn đề cấp thiết (Kỳ 1)

Chừng nào luật chơi và cách chơi vẫn còn bị chi phối bởi cơ chế “xin cho, ban phát”, nghĩa là dựa theo mối quan hệ chiều dọc từ trên xuống và dưới lên như người ta hay gọi là “chạy” (chạy quy hoạch, chạy dự án, chạy vốn đầu tư…) thì thị trường chưa thể vận hành lành mạnh được. Thị trường năng lượng Việt Nam cũng vậy. Để phát triển thị trường năng lượng Việt Nam phải thiết kế lại luật chơi, cách chơi và người chơi.
Thực trạng năng lượng tại tạo Việt Nam và hướng phát triển bền vững (Kỳ 2)

Thực trạng năng lượng tại tạo Việt Nam và hướng phát triển bền vững (Kỳ 2)

Nước ta có tiềm năng rất lớn về năng lượng tái tạo nhưng cho tới nay vẫn chưa có những nghiên cứu đầy đủ, và chính xác rằng tiềm năng đó là bao nhiêu, khả năng khai thác và sử dụng đến mức độ nào. Chính vì vậy, việc xây dựng quy hoạch sẽ giúp xây dựng bộ số liệu đầy đủ, hệ thống và tin cậy về tiềm năng khai thác, sử dụng năng lượng tái tạo. Từ đó xác định phương án hợp lý phát triển năng lượng cho các giai đoạn cụ thể cho từng vùng, miền ở Việt Nam.
Nguồn tài nguyên năng lượng Việt Nam và khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế

Nguồn tài nguyên năng lượng Việt Nam và khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế

Tài nguyên nhiên liệu và năng lượng là nguồn lực cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, quốc gia nào giàu có về nguồn tài nguyên này là cơ sở tiền đề tốt nhất cho đáp ứng đầu vào của hệ thống kinh tế, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức về chính trị và an ninh quốc phòng. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa Đông Nam Á, có nguồn tài nguyên nhiên liệu-năng lượng đa dạng đầy đủ các chủng loại như than, dầu khí, thủy điện và các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối, năng lượng địa nhiệt, năng lượng biển… trong đó đáng chú ý tiềm năng lớn là năng lượng mặt trời và năng lượng sinh khối. Tuy nhiên thực tiễn phát triển kinh tế những năm vừa qua cho thấy sự biến động về nhiên liệu và năng lượng diễn biến khá phức tạp, bên cạnh việc xuất khẩu than và dầu thô, chúng ta vẫn phải nhập khẩu sản phẩm dầu qua chế biến và điện năng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nguồn tài nguyên nhiên liệu và năng lượng của Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong những năm tới mà chúng ta còn có thể xuất khẩu nguồn tài nguyên này dưới dạng năng lượng và thành phẩm đã chế biến, thích ứng với sự biến động của thị trường.
VEA: Phát triển thị trường năng lượng Việt Nam

VEA: Phát triển thị trường năng lượng Việt Nam

Trong những năm qua, ngành năng lượng Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh vượt bậc, nguồn năng lượng đã cơ bản đáp ứng nhu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hoạt động xuất, nhập khẩu năng lượng đã góp phần tích cực vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; An ninh năng lượng quốc gia ngày càng được củng cố và tăng cường. Tuy nhiên, việc đầu tư cho phát triển thị trường năng lượng còn thiếu sự phối hợp, liên kết giữa các ngành, cơ chế, chính sách thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển năng lượng chậm được đổi mới, còn độc quyền trong kinh doanh năng lượng; cơ chế định giá điện mang nặng tính bao cấp; hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh sự phát triển ngành còn thiếu, chưa đồng bộ...
Vốn cho các dự án điện và những vấn đề cấp bách (Kỳ 1)

Vốn cho các dự án điện và những vấn đề cấp bách (Kỳ 1)

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, trong thời gian tới, EVN vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư theo Quy hoạch điện VII, đặc biệt đối với các dự án nguồn điện đảm bảo cấp điện cho miền Nam từ nay đến năm 2020.
Việt Nam cần tăng cường chính sách khuyến khích phát triển điện gió

Việt Nam cần tăng cường chính sách khuyến khích phát triển điện gió

Việt Nam có thế mạnh về điện gió, để nguồn năng lượng này được sử dụng phổ biến trong sinh hoạt cũng như sản xuất, Việt Nam cần có chính sách khuyến khích nguồn năng lượng tái tạo nói chung và năng lượng gió nói riêng. Đây là một trong những ý kiến được đưa ra tại Hội thảo “Phát triển năng lượng điện gió tại các nền kinh tế APEC” do Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) tổ chức sáng ngày 25/11, tại Hà Nội.
Thế giới đang đứng trước cuộc khủng hoảng dầu mỏ mới?

Thế giới đang đứng trước cuộc khủng hoảng dầu mỏ mới?

Trong vài tháng qua, khi tình hình Ai Cập chưa ổn định, vấn đề sử dụng vũ khí hoá học ở Syria, các tay súng tấn công và cản trở hoạt động xuất khẩu ở Libya, một câu hỏi lại xuất hiện là liệu thế giới có phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng dầu mỏ mới hay không?
Vai trò năng lượng tái tạo trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam (Kỳ 2)

Vai trò năng lượng tái tạo trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam (Kỳ 2)

Nguồn năng lượng truyền thống của nước ta đang suy giảm dần do trữ lượng có hạn mà nhu cầu sử dụng ngày càng lớn, kèm theo đó là việc tiêu thụ năng lượng này đang gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Việt Nam có tiềm năng to lớn về năng lượng tái tạo, phát triển năng lượng tái tạo là góp phần giảm tiêu thụ than, dầu, khí đồng thời giảm phát thải khí nhà kính. Vì thế, Việt Nam cần tăng cường đầu tư và hỗ trợ phát triển NLTT để bảo vệ môi trường, đảm bảo năng lượng phát triển theo hướng hiệu quả và bền vững mà Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đã định hướng.
Hiện trạng và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Hiện trạng và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam 1

Mặc dù là quốc gia giàu tiềm năng về năng lượng tái tạo (NLTT) nhưng cho đến nay việc đầu tư cho phát triển NLTT ở Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh sẵn có. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là tính kinh tế của nguồn NLTT chưa thực sự hấp dẫn, cùng với đó là các rào cản liên quan tới cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện, trình độ áp dụng công nghệ… đã hạn chế việc triển khai các dự án NLTT.
Hành trình xuyên nước Mỹ bằng máy bay năng lượng Mặt Trời

Hành trình xuyên nước Mỹ bằng máy bay năng lượng Mặt Trời

Nhằm khuyến khích việc phát triển và sử dụng năng lượng sạch, ngày 3/5, hai nhà khoa học ưa khám phá và hoạt động vì môi trường người Thụy Sĩ Bertrand Piccard và Andre Borschberg bắt đầu hành trình xuyên nước Mỹ đầu tiên trên một máy bay chạy bằng năng lượng Mặt Trời có tên gọi Solar Impulse, khởi hành từ bang California.
1 2 3
Phiên bản di động