RSS Feed for Doanh nghiệp dầu khí trước thách thức AEC | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 19/04/2024 19:20
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Doanh nghiệp dầu khí trước thách thức AEC

 - Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ hình thành cuối năm 2015. Với 75% dịch vụ mang tính công nghệ, kỹ thuật, cạnh tranh trong lĩnh vực dầu khí sẽ gay gắt hơn.

Quản lý nhà nước về dầu khí: Kinh nghiệm của Indonesia

TS. NGUYỄN XUÂN THẮNG, nguyên Thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
TRẦN THANH TÙNG, Thành viên Ban KSNB Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Việt Nam và các nước trong khu vực ASEAN đang sẵn sàng đón nhận cơ hội khi AEC (Cộng đồng Kinh tế ASEAN) được thành lập vào ngày 31/12/2015. AEC, một thị trường thống nhất và rộng lớn cho lĩnh vực sản xuất, trao đổi và tiêu thụ sản phẩm có số dân hơn 612 triệu người, với nền kinh tế đứng thứ 7 trên thế giới, là khu vực xuất khẩu đứng thứ 4 toàn cầu sau EU, Bắc Mỹ và Trung Quốc... với thương mại giữa các nước chiếm 25% nội khối, và sẽ được tăng cao khi ASEAN+6 ra đời.

Theo số liệu, việc gia nhập AEC, thị trường dịch vụ mở ra cơ hội lớn cho hơn 30% các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ thâm nhập vào các nước trong cộng đồng. Doanh nghiệp của nước ta còn có thể tận dụng các Hiệp định FTA mà ASEAN đã ký kết với các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia... được ưu đãi thuế quan 0%... Các nước mới gia nhập ASEAN sẽ được vào các thị trường khó tính trong khối. Đây là cơ hội rõ nhất cho Việt Nam để thu hút được nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài, và sẽ phải đổi mới mình, nâng cao chất lượng cũng như nguồn lực con người, về vốn, về quản trị điều hành các doanh nghiệp, như vậy sẽ tạo đà cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển công bằng,hội nhập với tất cả các nước trong cộng đồng.

Mở ra nhiều cơ hội

Ngành Dầu khí Việt Nam về mặt hội nhập đã chuẩn bị và thực tế đã "Ra Biển lớn" hay nói đúng là đã hội nhập từ những thập kỷ 70-80 của thế kỷ trước, đã có nhiều nước vào Việt Nam và bắt đầu mới ở khâu đầu (tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí) và PVN, VSP, PVEP đã đầu tư ra nước ngoài như tại châu Âu (Nga và các nước SNG), Mỹ La tinh (Venezuela, Peru, Cu Ba...), châu Phi (Angiery...) và tại một số nước ASEAN. Tuy vậy, các khâu giữa (Midstreams) và khâu sau (downtreams) chúng ta thực sự mới thực hiện ra nước ngoài một số năm trở lại đây, như các đơn vị Tổng công ty Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVD), Tổng Công ty Dịch vụ Kỹ thuật DK VN (PTSC), PVFCCo, PVOil...

Trong giá thành 1 thùng dầu thì các khoản mục chi phí gịch vụ kỹ thuật dầu khí chiếm đến 75% (như các chi phí khoan và dịch vụ khoan, chi tàu bè dịch vụ chuyên dụng, máy bay trực thăng, chi phí dịch vụ địa chất, địa vật lý giếng khoan, kho tàng, bến bãi, thiết bị, vật tư hoá phẩm, trạm rót dầu...).

Đối với việc đầu tư và chi phí cho khâu thăm dò và khai thác dầu khí thì hầu như các nước thực hiện theo khuôn khổ thỏa thuận theo các hình thức của hợp đồng dầu khí, các dạng định mức và biểu thuế suất gần giống nhau; trong cộng đồng ASEAN thì  các nước đã khai thác và có nguồn thu từ dầu khí (Indonesia, Malaysia, Viêtnam, Bruney, Thái lan,...); nhưng dịch vụ dầu khí được cung cấp thì lại được đảm bảo từ các nước ngoài khối chiếm phần quan trọng, chủ yếu là vật tư thiết bị và kỹ thuật công nghệ cùng dịch vụ kỹ thuật cao chuyên ngành. Các nước trong cộng đồng khối cũng cung cấp các dịch vụ lẫn nhau.

Để thấy được sự cần thiết khi mà Việt Nam tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN sắp tới từ 31/12/2015, với việc thực hiện kế hoạch chiến lược dầu khí đến năm 2020 và định hướng đến 2025, với các mục tiêu hàng năm: Gia tăng trữ lượng 35-40 triệu tấn hàng năm, khai thác kầu khí tăng 10-36% cho từng giai đoạn 5 năm, trong đó từ nước ngoài phải gấp 3-5 lần so với mức hiện nay; các sản phẩm lọc và hoá dầu khí gấp 1,5 đến 5 lần so với hiện tại; doanh thu tăng trưởng 10-15% cũng là thách thức trong việc phải có đầu tư nguồn lực cần thiết.

Nhiều thách thức, cạnh tranh

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì hiện nay có đến 76% doanh nghiệp chưa hiểu gì về AEC, 94% không rõ nội dung các nội dung cam kết AEC, các cơ hội và thách thức gia nhập phần lớn chưa hiểu rõ và chỉ khoảng 25% doanh nghiệp đã chuẩn bị cho hội nhập AEC.

Đối với nhiều đơn vị trong ngành Dầu khí, qua đợt khảo sát vừa qua của Hội Dầu khí Việt Nam và Công đoàn ngành Dầu khí VN thì nhiều đơn vị chưa nắm được các hiệp định thương mại tự do trong ASEAN và từ trước, đa số là hoạt động chuyên ngành và duy nhất ít có cạnh tranh; khi gia nhập AEC thì việc cạnh tranh là sẽ xảy ra, và như nêu trên thì với 75% dịch vụ dầu khí mang tính công nghệ, kỹ thuật sẽ bị cạnh tranh trong nước cũng như với các nước trong khối.

Như vậy thì với việc gia nhập của nước ta nói chung và ngành Dầu khí nói riêng, cùng với những thuận lợi lớn khi AEC ra đời thì phải đối mặt với nhiều thách thức và cạnh tranh.

Nền kinh tế phải tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế, tài chính, luật pháp, cơ cấu lại doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, áp dụng công nghệ mới; phải tiếp tục và triển khai nhanh trước mắt là thủ tục hành chính phiền hà hiện nay để tiến kịp với cơ chế thị trường đòi hỏi; học hỏi và tìm hiểu nhanh các rào cản kỹ thuật thuế quan và phi thuế quan mà các nước dựng lên, chính sách thương mại quốc tế, nâng cao trình độ ngoại ngữ và đặc biệt là tiếng Anh và đảm bảo việc "tự do dịch chuyển của lao động có chứng chỉ đào tạo"…

Hiện nay vấn đề trình độ lao động gồm chuyên môn, kỹ năng và ngoại ngữ của đội ngũ lao động chưa hoàn chỉnh và đồng đều, đặc biệt là ngoại ngữ nên thường thua thiệt so với lao động các nước. Ví dụ trong những năm gần đây lao động gửi đi các nước sau một số năm thì số còn làm việc ở nước sở tại không nhiều, số phải về nước do trong quá trình làm việc không hiểu hết việc được giao, văn hoá bất đồng dẫn đến ta thua thiệt so với nhiều nước, lao động phải đảm đương công việc nặng nhọc ngoài trời. Trong khi đó, số những nước lao động mà ngoại ngữ người lao động thì họ được làm việc ít nhất là công việc phổ thông trong điều kiện không phải ngoài trời nóng như bán hàng, khách sạn, lái xe...

Trong ngành Dầu khí cần liên doanh, liên kết gửi lao động cùng làm việc trong và ngoài nước như: PVN, PVD, PTSC,PVFCCo... đã và đang làm, thực hiện việc vừa làm vừa trưởng thành. Thực hiện và tận dụng trong 12 lĩnh vực ưu tiên của tiến trình AEC.

Ngoài ra chúng ta sẽ gặp những thách thức mà chúng ta đang đàm phán để gia nhập Hiệp định xuyên Thái bình dương (TPP) ở đó xoá bỏ 100 % thuế nhập khẩu, việc các doanh nghiệp có đảm bảo được năng lực cạnh tranh hay không? Việc ứng dụng khoa học công nghệ, ta vào tổ chức này trong điều kiện đa số là các nước phát triển, việc hỗ trợ của Chính phủ, bộ, ngành có vai trò quan trọng trong tương lai.

NangluongVietnam.vn

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động