RSS Feed for Chuyển đổi số nhà máy thủy điện của EVN: Bước đi nào để thành công? | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 23/11/2024 22:30
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Chuyển đổi số nhà máy thủy điện của EVN: Bước đi nào để thành công?

 - Xung quanh vấn đề này, phóng viên có cuộc trao đổi với bà Doãn Thị Mỹ Hạnh - Tổng Giám đốc Công ty TNHH ANDRITZ Việt Nam (Tập đoàn công nghệ quốc tế ANDRITZ - Áo).
Hiệu quả bước đầu từ chuyển đổi số tại Công ty Thủy điện Đại Ninh Hiệu quả bước đầu từ chuyển đổi số tại Công ty Thủy điện Đại Ninh

Công ty Thủy điện Đại Ninh đã bắt đầu thực hiện công tác chuyển đổi số từ năm 2021 với công tác chủ yếu của năm đầu tiên là tạo nền móng, tiền đề cho công cuộc chuyển đổi số trong Công ty Thủy điện Đại Ninh, đưa Công ty trở thành doanh nghiệp số của EVNGENCO1 theo tiến trình chuyển đổi số của EVN. Kết quả của việc triển khai chuyển đổi số tại Công ty Thủy điện Đại Ninh bước đầu đã mang lại hiệu quả.

Chuyển đổi số tại Công ty Thủy điện An Khê - Ka Nak Chuyển đổi số tại Công ty Thủy điện An Khê - Ka Nak

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, công nghệ số và sinh học, tạo ra những khả năng sản xuất hoàn toàn mới và có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới. Những năm gần đây, công cuộc chuyển đổi số đã tác động mạnh mẽ đến mọi khía cạnh của đời sống xã hội, chuyển đổi số kết hợp với ứng dụng thành quả của CMCN 4.0 đã tạo ra nhiều chuyển biến lớn trên các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực sản xuất - kinh doanh điện năng. Thực hiện chủ đề năm 2021 của EVN, EVNGENCO2, Công ty Thủy điện An Khê - Ka Nak đã và đang tích cực triển khai chuyển đổi số trong quá trình sản xuất, kinh doanh điện, bước đầu mang lại nhiều kết quả thiết thực.


Chuyển đổi số nhà máy thủy điện của EVN: Bước đi nào để thành công?
Bà Doãn Thị Mỹ Hạnh - Tổng Giám đốc Công ty TNHH ANDRITZ Việt Nam.

Là đơn vị đã tham gia rất sâu trong cung cấp vật tư thiết bị, công nghệ cho các nhà máy thủy điện của Việt Nam. Bà đánh giá hiện nay ứng dụng công nghệ tại các nhà máy của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) so với thế giới như thế nào?

Bà Doãn Thị Mỹ Hạnh: ANDRITZ có mặt ở Việt Nam cách đây gần 30 năm được chứng kiến chặng đường phát triển rất ấn tượng của EVN nói riêng và Việt Nam nói chung. Trong quá trình đó, ANDRITZ đã cung cấp thiết bị và dịch vụ cho hơn 50 dự án với tổng công suất hơn 2.500 MW cho các khách hàng Việt Nam và hàng chục dự án cải tạo nâng cấp cho các nhà máy thuỷ điện. Trong bức tranh tổng thể của lĩnh vực thuỷ điện - cụ thể là các nhà máy của EVN - hầu hết các nhà máy đều được trang bị những công nghệ tiệm cận với các nhà máy có cùng thời điểm xây dựng trên thế giới, được trang bị các hệ thống điều khiển tiên tiến. Mặc dù vậy, khi chúng ta bước vào thời kỳ công nghiệp 4.0 và kinh tế số, các nhà máy của EVN cần đổi mới để tối ưu trong vận hành.

Trong một vài năm trở lại đây, sự phát triển của CNTT (IT) đã giúp chúng ta có được tầm nhìn về khả năng khai thác hiệu quả hơn các nhà máy hiện hữu. Bên cạnh đó, các hệ thống điều khiển (AT) đã và đang bước vào chu kỳ thay thế, nâng cấp với những cập nhật đáng kể về công nghệ vận hành (OT) với mức độ tự động ngày càng cao. Cùng với chiến lược phát triển đúng đắn và sự quyết tâm, quan tâm đầu tư của EVN trong những năm tới đây, tôi cho rằng EVN sẽ tạo ra cơ hội để xây dựng những hạ tầng công nghệ không chỉ cho các nhà máy thủy điện mà còn các hệ thống khác như truyền tài, mua bán, đo đếm, điều độ... từ đó hình thành một hệ sinh thái đảm bảo phát triển bền vững lâu dài cho các nhà máy điện của EVN và hệ thống điện quốc gia, sẵn sàng tham gia vào nền kinh tế số.

Chuyển đổi số nhà máy thủy điện của EVN: Bước đi nào để thành công?

Xin bà chia sẻ tầm quan trọng của số hóa đối với lĩnh vực thủy điện? tổng quan về công nghệ số hoá trong lĩnh vực thuỷ điện hiện nay?

Bà Doãn Thị Mỹ Hạnh: Số hoá là bước phát triển tất yếu trong hầu hết các lĩnh vực công nghiệp nói chung và ngành Điện nói riêng, thậm chí với ngành Điện, số hoá còn bắt đầu từ rất sớm khi chúng ta có những hệ thống điều khiển hiện đại đang được khai thác trong các nhà máy điện.

Tuy nhiên, như đã chia sẻ ở trên, các nhà máy đang hoạt động và được khai thác như những hệ thống cục bộ, chưa có nền tảng hạ tầng kết nối chung để ứng dụng các sản phẩm kỹ thuật số nhằm hội tụ dữ liệu từ nhiều nền tảng công nghệ cho một mô hình hay môi trường khai thác tổng thể phù hợp với thời kỳ công nghiệp 4.0.

Nói cách khác, chúng ta chưa khai thác hết giá trị của dữ liệu, chưa xây dựng được một hệ sinh thái ở quy mô tập đoàn - một hệ sinh thái mà các công nghệ AT, OT, IT, ET..., được kết nối, thu thập, phân tích, chia sẻ, khai thác và hỗ trợ lẫn nhau để phục vụ chiến lược phát triển bền vững lâu dài.

Số hóa sẽ mở ra nhiều cơ hội để các nhà quản lý nâng cao cách thức vận hành và bảo trì các nhà máy, là đòn bẩy chính để các nhà quản lý ứng phó với những thách thức mà họ đang hoặc sẽ đối mặt và thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Số hóa đang trở thành một yếu tố không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn phát triển, từ quy hoạch, thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì và quản lý tài sản nhà máy thủy điện.

Số hóa đã trở thành một công cụ mạnh mẽ để cải thiện quy trình ra quyết định cho các cấp quản lý của nhà máy và giúp tối ưu hóa việc quản lý tài nguyên.

Các công nghệ số hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các khâu của công trình thủy điện, từ thiết kế, thi công, sử dụng các công cụ mô phỏng kỹ thuật số; để vận hành và bảo trì, kết hợp các công cụ như máy học thông qua giám sát từ xa tình trạng của tài sản. Nó mang lại giá trị không thể phủ nhận cho các mục tiêu an toàn và môi trường, chi phí vận hành và tác động gián tiếp đến lợi ích tài chính.

Về mặt thương mại, những lợi ích trước mắt của số hóa O&M có thể được tóm tắt là giảm chi phí vận hành và bảo trì; nâng cao hiệu suất của nhà máy điện và lưới điện; có khả năng hỗ trợ rất tốt việc lập các kế hoạch bảo trì kết hợp với dữ liệu thủy văn và dự đoán sản lượng trong tương lai; giảm thời gian ngừng hoạt động cả trong và ngoài kế hoạch; kéo dài thời gian hoạt động của thiết bị/tài sản - do đó tối đa hóa hiệu quả đầu tư.

EVN đang xây dựng lộ trình chuyển đổi số tại các nhà máy thủy điện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vận hành và sửa chữa bảo dưỡng, ANDRITZ có thể hỗ trợ gì EVN trong lĩnh vực này?

Bà Doãn Thị Mỹ Hạnh: ANDRITZ có kinh nghiệm triển khai các giải pháp và dịch vụ kỹ thuật số trong lĩnh vực vận hành và bảo trì trong các nhà máy điện, bao gồm đầy đủ các hoạt động quản lý vận hành và bảo trì trực tiếp tại các nhà máy và từ xa cho đến các dịch vụ hỗ trợ thông qua các nền tảng kỹ thuật số từ ​​xa.

Tương tự như sự hợp tác ở các dự án đang triển khai rộng khắp thế giới với hơn 17 GW, ANDRITZ có thể hỗ trợ EVN trong lộ trình số hóa bằng cách chia sẻ kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực quản lý vận hành và bảo trì ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số, kết hợp năng lực tập trung và phi tập trung, với sự hỗ trợ của các giải pháp kỹ thuật số. Cách tiếp cận như vậy dựa vào một trung tâm giám sát và chẩn đoán tiên tiến khai thác thông tin hoạt động và dữ liệu từ tất cả các thiết bị.

Các công cụ và phương pháp bảo trì như giám sát thông minh, bảo trì dựa vào độ tin cậy, bảo trì dự đoán, hệ thống quản lý bảo trì bằng máy tính sẽ hiệu quả nhất khi được nhúng đầy đủ vào các quy trình O&M và lực lượng lao động được đào tạo phù hợp.

ANDRITZ có thể giúp EVN triển khai và tùy chỉnh các giải pháp như vậy để gắn với môi trường và tổ chức cụ thể của EVN. Hơn nữa, đào tạo trong công việc thường là giải pháp tốt nhất để phát triển các năng lực cần thiết và do đó, từng bước chuyển từ các phương pháp vận hành và bảo dưỡng tiêu chuẩn truyền thống sang phương pháp tiếp cận tổng thể tiên tiến sử dụng các công nghệ kỹ thuật số hiệu quả.

Không thể bỏ qua kinh nghiệm tích lũy của ANDRITZ từ đội ngũ chuyên gia DiOMera kỹ thuật số “ảo” có thể mang lại lợi ích trực tiếp cho EVN, thúc đẩy quá trình tạo ra giá trị từ quá trình số hóa mà EVN đang triển khai.

Chuyển đổi số nhà máy thủy điện của EVN: Bước đi nào để thành công?
ANDRITZ giới thiệu các giải pháp tự động hóa tích hợp của nhà máy thủy điện.

Trong lộ trình chuyển đổi số này sẽ còn nhiều thách thức, bà có thể chia sẻ góc nhìn của ANDRITZ về những vấn đề này?

Bà Doãn Thị Mỹ Hạnh: Việc chuyển đổi số và khai thác các sản phẩm của chuyển đổi số có thể gặp phải một số các rào cản và thách thức như: Một phần lực lượng lao động hiện tại có thể lo ngại hoặc hoài nghi về hiệu quả của quá trình số hóa vì nhiều lý do.

Yêu cầu chính đối với số hóa là sự đầy đủ của cơ sở hạ tầng nền tảng không chỉ về CNTT mà còn là các cơ sở hạ tầng điều khiển, thu thập dữ liệu tại các nhà máy. Việc thiếu một trong hai yếu tố này sẽ tạo ra một rào cản lớn.

Ví dụ, an ninh và tài sản của nhà máy cần quan tâm đầu tư hợp lý vì nó có tầm quan trọng sống còn. Một cuộc tấn công mạng có thể ảnh hưởng đến không chỉ một hoặc nhiều nhà máy mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống năng lượng quốc gia. Những lo ngại về an ninh có thể là một rào cản cả ở cấp tập đoàn EVN và cấp chính phủ.

Cùng với đó, hành lang pháp lý hiện hành có thể chưa cho phép thực hiện các đổi mới hay áp dụng công nghệ chia sẻ dữ liệu. Việc xây dựng các quy định mới sẽ cần thời gian lâu hơn chúng ta đang tính toán. Ngoài ra, do công nghệ số hóa ở Việt Nam còn tương đối mới so với châu Âu, Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc, nên chi phí có thể cản trở sự phát triển của số hóa.

Để giải quyết các vấn đề này cần có những hành động gì để tối đa hoá lợi ích từ việc chuyển đổi số trong lĩnh vực thuỷ điện tại Việt Nam?

Bà Doãn Thị Mỹ Hạnh: Không có một công thức, giải pháp hay hành động đơn lẻ nào đáp ứng và phù hợp được cho tất cả các yêu cầu và vì thế nỗ lực xây dựng các bộ tiêu chí đánh giá cho quá trình thực hiện cần được quan tâm để liên tục đo lường, đánh giá và cải tiến quá trình thực hiện chuyển đổi số.

Trong quá trình triển khai chuyển đổi số, sự tham gia của các lãnh đạo cấp cao là rất quan trọng bên cạnh việc hợp tác với các đơn vị cung cấp công nghệ uy tín. Để chuyển đổi số thành công, tất cả các bên liên quan phải tập hợp xung quanh một tầm nhìn chung và biết đóng góp giá trị của họ cho tầm nhìn này. Do đó phải có cam kết mạnh mẽ từ các lãnh đạo cấp cao để thúc đẩy sự thay đổi và đảm bảo rằng tất cả đơn vị khai thác, vận hành thích ứng và khai thác hiệu quả cách thức hoạt động mới sau quá trình chuyển đổi số với sự trợ giúp của các sản phẩm công nghệ kỹ thuật số. Nó liên quan đến việc thay đổi văn hóa và đổi mới tư duy của lực lượng nhân sự tại các nhà máy, công ty. Việc loại bỏ hoặc giảm thiểu các rào cản, thách thức một cách phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp là những hành động cần thiết.

Một cách tiếp cận phổ biến của một số các khách hàng mà ANDRITZ đã cung cấp giải pháp là họ tiến hành một chương trình thử nghiệm công nghệ, có thể triển khai thí điểm tại một nhà máy thủy điện được chỉ định. Song song với đó, các chủ đầu tư sẽ tiến hành xây dựng các trọng số về mức độ quan trọng của các hệ thống, thiết bị của nhà máy để từ đó xác định mức ưu tiên đầu tư theo từng mức độ, giai đoạn cụ thể.

Xin cảm ơn bà!

LÊ LINH (THỰC HIỆN)

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động