Bước tiến mới trong dự án xuất khẩu điện gió ngoài khơi từ Việt Nam sang Singapore
16:06 | 29/08/2024
Vì sao Việt Nam cần sớm khởi động lại chương trình điện hạt nhân? Tiếp theo phản biện “Các ‘điều kiện cần’ để Việt Nam bổ sung điện hạt nhân vào Quy hoạch điện VIII”, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Chí Thành - Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam [*]. Nội dung được đề cập nhằm trả lời cho câu hỏi: Vì sao Việt Nam cần sớm khởi động lại chương trình điện hạt nhân? Trân trọng gửi tới các cơ quan hoạch định chính sách, chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc. |
Các ‘điều kiện cần’ để Việt Nam bổ sung điện hạt nhân vào Quy hoạch điện VIII Bộ Công Thương đang lấy ý kiến Dự thảo Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cùng với đó, ngày 19/8/2024, tại Phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), Ủy ban Khoa học, Công nghệ, Môi trường Quốc hội nêu quan điểm: “Điện hạt nhân được xem là một phương án quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng và đạt được mục tiêu Net zero vào năm 2050”. Sau khi tham khảo, cân nhắc các thông tin, tài liệu chuyên ngành về xu thế quốc tế, công nghệ, tính kinh tế, nguồn nhân lực và sự cần thiết của điện hạt nhân cho phát triển đất nước trong bối cảnh mới, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam có một số phân tích, đề xuất, kiến nghị dưới đây. Rất mong nhận được sự chia sẻ của cơ quan hoạch định chính sách, chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc. |
Lễ trao thầu gói thầu đo gió, thủy văn và khảo sát nghiên cứu địa chất - dự án xuất khẩu năng lượng tái tạo ngoài khơi từ Việt Nam sang Singapore. |
Dự án xuất khẩu năng lượng tái tạo ngoài khơi từ Việt Nam sang Singapore là một trong những dự án hợp tác chiến lược giữa hai quốc gia trong lĩnh vực năng lượng sạch.
Dự án được khởi động vào đầu năm 2023, khi hai bên tiến hành ký Thỏa thuận phát triển chung (JDA) về việc hợp tác đầu tư, xuất khẩu điện sạch sang Singapore từ nguồn năng lượng tái tạo ngoài khơi tại Việt Nam trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Đây cũng là dự án thí điểm của Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi, góp phần vào mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, tăng cường an ninh năng lượng của quốc gia và khu vực.
Dự án được triển khai với sự hợp tác giữa PTSC (thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) và SCU (Công ty con của Tập đoàn Sembcorp) - hai doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng và dịch vụ kỹ thuật tại khu vực Đông Nam Á.
Gói thầu đo gió, thủy văn và khảo sát nghiên cứu địa chất là một phần quan trọng trong quá trình chuẩn bị và triển khai dự án xuất khẩu năng lượng tái tạo ngoài khơi từ Việt Nam sang Singapore. Gói thầu này nhằm đảm bảo sự thành công của dự án thông qua việc cung cấp các dữ liệu chính xác, đầy đủ về điều kiện tự nhiên và kỹ thuật tại khu vực triển khai dự án.
Công việc đo đạc, nghiên cứu sẽ bao gồm:
1. Thu thập dữ liệu về tốc độ gió, hướng gió và cường độ gió ở các độ cao khác nhau.
2. Đo đạc các thông số thủy văn (sóng biển, dòng chảy, mực nước biển).
3. Nghiên cứu khảo sát địa chất đáy biển, đánh giá tiềm năng khai thác điện gió và xác định các công nghệ tiên tiến để phát triển hệ thống điện gió ngoài khơi.
Quá trình đo đạc, nghiên cứu sẽ được thực hiện bởi các chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước, đảm bảo sự chính xác và hiệu quả cao nhất.
Việc thực hiện thành công gói thầu sẽ cung cấp cơ sở dữ liệu nền tảng, phục vụ cho việc thiết kế, thi công và vận hành trang trại điện gió ngoài khơi tại Việt Nam, với công suất 2,3 GW.
Gói thầu không chỉ đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo hiệu quả và an toàn của dự án, mà còn là cơ hội để PTSC và Sembcorp áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp điện gió tại Việt Nam.
Dự án xuất khẩu năng lượng tái tạo ngoài khơi từ Việt Nam sang Singapore không chỉ mở ra cơ hội phát triển kinh tế và công nghệ cho cả hai quốc gia, mà còn đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy sự hợp tác quốc tế về năng lượng sạch. Việc triển khai thành công dự án sẽ đóng góp vào việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, nâng cao vị thế của Việt Nam và Singapore trên bản đồ năng lượng tái tạo toàn cầu./.
BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM