Bổ sung dự án điện mặt trời Cam Lâm Việt Nam vào Quy hoạch
10:05 | 16/04/2018
Tham nhũng và chính sách năng lượng tái tạo
Tổng quan năng lượng tái tạo toàn cầu và vấn đề đặt ra
Điện mặt trời nổi: Công nghệ hứa hẹn của tương lai
Dự án Nhà máy điện mặt trời Cam Lâm Việt Nam do Công ty TNHH Cam Lâm Solar làm chủ đầu tư, sử dụng 75ha diện tích đất tại xã Cam An Bắc, huyện Cam Lâm, dự kiến vận hành vào năm 2019.
Bộ Công Thương yêu cầu nhà đầu tư chịu trách nhiệm huy động nguồn vốn, thực hiện các hạng mục được bổ sung vào quy hoạch theo đúng tiến độ, đảm bảo cung cấp điện an toàn; chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư của dự án và tuân thủ cơ chế giá điện cho năng lượng mặt trời theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Công Thương cũng đề nghị UBND tỉnh chịu trách nhiệm xác định, cập nhật nhu cầu sử dụng đất của dự án vào điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của tỉnh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; bố trí quỹ đất để triển khai dự án và trạm biến áp, lưới điện đấu nối đồng bộ; Sở Công Thương có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, báo cáo tình hình thực hiện các hạng mục công trình điện đã được phê duyệt hiệu chỉnh bổ sung.
Theo nguồn tin của Tạp chí Năng lượng Việt Nam, Khánh Hòa nằm ở khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, có diện tích hơn 5.000 km2 (bao gồm cả các đảo và quần đảo). Khí hậu nhiệt đới tương đối ôn hòa với 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa ngắn, từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 hàng năm, trong đó tập trung chủ yếu vào 2 tháng 10 - 11, lượng mưa chiếm trên 50% tổng lượng mưa cả năm. Các tháng còn lại là mùa nắng, với tổng số giờ nắng trung bình lên tới 2.600 giờ/năm.
Nhiệt độ trung bình hàng năm của Khánh Hòa khoảng 26,7°C. Cường độ bức xạ mặt trời trung bình hơn 5 kWh/m2. Đặc biệt là khu vực Cam Ranh, có cường độ bức xạ mặt trời lên đến 5,34 kWh/m2/ngày - là khu vực thuận lợi nhất phát triển điện mặt trời.
TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM