RSS Feed for Năng lượng Việt Nam: Hiện trạng và triển vọng phát triển | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 24/11/2024 06:32
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Năng lượng Việt Nam: Hiện trạng và triển vọng phát triển

 - Trong những năm qua, Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển năng động, với nhịp độ phát triển khá cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Ngành năng lượng đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, quá trình phát triển năng lượng đã bộc lộ những yếu kém, bất cập trong việc cung cấp và sử dụng năng lượng, đặc biệt là sử dụng điện kém hiệu quả, lãng phí. Bài viết này nhằm phân tích, đánh giá tiềm năng tiết kiệm trong hệ thống năng lượng/điện lực nước ta và đề xuất phương án phát triển nguồn điện giai đoạn 2021 - 2030.

 

TS. NGUYỄN MẠNH HIẾN - HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM



Hiện trạng ngành năng lượng Việt Nam

1/ Hiện trạng sử dụng năng lượng và cung cấp năng lượng:

Diễn biến phát triển kinh tế và sử dụng năng lượng, điện năng trong gần hai thập niên đầu tiên của thế kỷ 21 được thể hiện trong Bảng 1.

Bảng 1: Diễn biến phát triển kinh tế và sử dụng năng lượng giai đoạn 2001 - 2018:

          Danh mục

       2001 - 2005

       2006 - 2010

   2011 -2015

    2018

Tăng trưởng GDP (%)

         9,04

           7,0

         5,91 

     7,08

Tăng trưởng tiêu thụ NLCC (%)

         5,9

           7,4

          6,1

      5,3

HSĐH năng lượng

         0,65

          1,06

         1,03

     0,75

Tăng trưởng ĐNTP (%)

         15,3

          13,4

         10,9

     10,4

HSĐH điện năng

         1,69

          1,91

         1,84

     1,47

 

Số liệu thống kê trong Bảng 1 cho thấy, hệ số đàn hồi năng lượng (HSĐHNL)  - tăng trưởng tiêu thụ năng lượng/tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước ta tại các giai đoạn 2001 - 2005 và năm 2018 nhỏ hơn 1,0 do tăng trưởng GDP cao hơn tăng trưởng tiêu thụ năng lượng, còn giai đoạn 10 năm từ 2006 đến 2015, hệ số này lớn hơn 1,0 chút ít. Trong khi đó, hệ số đàn hồi điện năng (HSĐHĐN) - tăng trưởng điện năng thương phẩm (ĐNTP)/tăng trưởng GDP luôn ở mức ≥ 1,5, thậm chí còn gần bằng 2,0 trong giai đoạn 10 năm 2001 - 2015.

Hiệu quả sử dụng năng lượng được thể hiện thông qua các chỉ tiêu cường độ năng lượng (CĐNL) - tiêu thụ năng lượng cuối cùng (NLCC) tính bằng triệu tấn dầu quy đổi/1000 US$ GDP, thể hiện trong Bảng 2.

Bảng 2: Hiệu quả sử dụng năng lượng trong phát triển kinh tế:

Danh mục

       2000

     2005

      2010

     2015

  2018

GDP (Tỷ US$ theo giá năm 2018)

       44,0

     67,85

     122,4

     204,8

      241,4

Tiêu thụ NLCC (MTOE)

       25,0   

      35,7

      48,0  

      54,0

       63,0       

Cường độ năng lượng (kgOE/1000ÚS$)

       568

      526

      392

      264  

       261

Tiêu thụ điện năng (TWh)

      22,4

      45,6

      85,5

     151,5

      192,9

Cường độ điện năng (kWh/1000US$)

      509

      672

     698,5

     739,7

      798,2

 

Qua các số liệu trong Bảng 2 có thể thấy, cường độ năng lượng (CĐNL) đã giảm mạnh từ 568 kgOE vào năm 2000 xuống còn không đến một nửa, khoảng 260 kgOE vào năm 2015 - 2018, trong khi cường độ điện năng (CĐĐN) vẫn có xu thế tăng dần trong suốt hai thập niên qua, từ hơn 500 kWh (năm 2000) đến gần 700 - 800 kWh (năm 2015 - 2018). Diễn biến của các chỉ tiêu tương quan năng lượng/kinh tế này chỉ ra rằng: tính hiệu quả sử dụng năng lượng, đặc biệt là hiệu quả sử dụng điện (sử dụng tới 700 kWh để làm ra 1.000 US$) trong phát triển kinh tế của nước ta còn rất thấp so với các nước trong khu vưc và thế giới (Bảng 3).

Bảng 3: CĐNL và CĐĐN của một số nước:                                                                                                                                                                                            

Chỉ tiêu                                                                                                                                                                                                                                                                                                        

   Thái Lan

  Trung Quốc

  Hàn Quốc

    Nhật Bản

       Đức

Việt Nam

CĐNL

        199

        231

       238

       154

       164

   264

CĐĐN

        560

       650

       350

       350

       200

   740

                                                                                                                                                                                                                                                                  2/ Hiện trạng sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm:

Có thể nói, nguồn cung cấp năng lượng sơ cấp (NLSC) rẻ tiền nhất chính là sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm (SDNLHQ). Trên cơ sở đó, năm 2010, Quốc hội đã thông qua Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tạo nền tảng cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện các hoạt động SDNLHQ. Tuy nhiên, trong thời gian qua, mặc dù đã đạt được những thành công nhất định, nhưng kết quả này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng tiết kiệm của hệ thống năng lượng nước ta. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là nhận thức của cộng đồng và các doanh nghiêp còn hạn chế, chưa sẵn sàng tiếp cận các thông tin về công nghệ, các giải pháp tiết kiệm năng lượng, nhiều doanh nghiệp thiếu vốn nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vay tín dụng ưu đãi theo cơ chế hỗ trợ đầu tư thay thế dây chuyền công nghệ lạc hậu bằng dây chuyền công nghệ hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng.

Theo đánh giá của các chuyên gia WB, thì các ngành công nghiệp của Việt Nam có tiềm năng tiết kiệm năng lượng lên tới 25 - 40%. Cùng với các chỉ số về hiệu quả sử dụng năng lượng (CĐNL, CĐĐN) như đánh giá ở trên thì đây là con số đáng để chúng ta suy ngẫm khi nghiên cứu soạn thảo quy hoạch phát triển năng lượng nói chung và điện lực nói riêng.

3/ Hiện trạng phát triển năng lượng tái tạo:

Mặc dù được đánh giá là có tiềm năng lớn về nguồn năng lượng tái tạo (NLTT), nhưng sự phát triển các dự án điện từ NLTT tại Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.

Cho đến thời điểm này, trên phạm vi cả nước mới chỉ phát triển thủy điện nhỏ (TĐN) là chủ yếu (tính đến 2015, tổng công suất TĐN khoảng 2.300 MW), còn các nguồn điện gió, mặt trời, sinh khối không đáng kể (hiện mới chỉ có 159 MW điện gió và một số tổ phát điện sinh khối tại các nhà máy đường). Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng các dự án NLTT kém phát triển trong thời gian qua là do theo quy định trước đây, giá mua điện từ các dự án này còn thấp, không hấp dẫn các nhà đầu tư.

Từ khi có quy định mới của Chính phủ về giá mua điện NLTT, trong đó với điện mặt trời là 9,35cent/kWh, đặc biệt là quy định mới về giá điện gió trên đất liền là 8,5cent/kWh và trên biển là 9,8cent/kWh, thì số lượng các dự án điện mặt trời và gió tăng lên đáng kể. Theo thông tin từ Bộ Công Thương, tính đến cuối năm 2018 đã có hơn 11.000 MW điện mặt trời đăng ký đầu tư. 

Triển vọng phát triển năng lượng Việt Nam

1/ Dự báo phát triển kinh tế và nhu cầu năng lượng, nhu cầu điện:

Trên cơ sở thực tế phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nhu cầu năng lượng/điện năng gai đoạn 2001- 2018, cùng với Quyết định phê duyệt Quy hoạch điện VII hiệu chỉnh (PDP VII*) về tăng trưởng bình quân GDP khoảng 7,0%, tăng trưởng điện năng thương phẩm bình quân khoảng 8,6% trong giai đoạn 2016 - 2030, có thể tính toán dự báo các chỉ tiêu kinh tế, năng lượng/điện năng như trong Bảng 4, qua đó cho thấy HSĐHNL và HSĐHĐN đều được cải thiện rõ rệt so với giai đoạn 2001-2018 (HSĐHNL nhỏ hơn 1,0, còn HSĐHĐN chỉ dao động xung quanh 1,0).                                                                                         

Bảng 4: Tương quan kinh tế năng lượng giai đoạn 2016 - 2030:

Danh mục

    2016 - 2020

     2021 - 2025

    2026 - 2030

  2021 - 2030

Tăng trưởng GDP (%)

          6,8

           7,2                  

           7,0

         7,1

Tăng trưởng NLCC (%)

          5,3

           4,9

           3,9

         5,1

HSĐHNL

        0,78

          0,68

          0,56

        0,72

Tăng trưởng ĐNTP (%)

      10,40

          8,40

          7,00

        7,70

HSĐHĐN

       1,53

          1,17

          1,00

        1, 08

 

Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng năng lượng (CĐNL), điện năng (CĐĐN) được xem xét trong Bảng 5.

Bảng 5: CĐNL và CĐĐN giai đoạn 2021 - 2030:

Danh mục

       2020

        2025

       2030

  Bình quân

GDP (Tỷ US$ giá 2018)

        285

        403

        565

 

Tiêu thụ NLCC (MTOE)

         70

         89

        108

 

CĐNL (Kgoe/1000US$)

        245

        221

        191

       219

Tiêu thụ điện (TWh)

        232

        348

        500

 

CĐĐN (kWh/1000US$)

        840

        864

        885

       863

 

Số liệu trong Bảng 5 cho thấy, CĐNL của nước ta đã tiệm cận với một số nước trong khu vực như: Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, nhưng CĐĐN thì vẫn ở mức cao hơn nhiều. Điều đó nói lên tiềm năng tiết kiệm trong lĩnh vực điện lực của nước ta còn khá cao.

2/ Đề xuất phương án phát triển nguồn điện giai đoạn 2021 - 2030:

Nhu cầu điện năng được dự báo trong PDP VII* nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với mức tăng trưởng GDP bình quân 7%/năm trong giai đoạn 2016 - 2030, theo đó nhu cầu điện năng tăng trưởng 10,4% giai đoạn 2016 - 2020; 8,4% giai đoạn 2021 - 2025 và  giai đoạn 2026 - 2030 là 7,0%.

Tháng 2/2018, EVN trình Thủ tướng Chính phủ và được phê duyệt về kế hoạch sản xuất, kinh doanh giai đoạn 2016 - 2020, trong đó, nhu cầu năm 2016, 2017 theo thực tế, còn năm 2020 dự kiến (điện năng thương phẩm/điện năng sản xuất) là 232/256 TWh. Tăng trưởng các giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030 vẫn không đổi là 8,4 và 7% (như trong PDP VII*).

Như vậy, nhu cầu điện năng trong PDP* cũng có sự thay đổi, theo đó năm 2020 sẽ là 232/256 TWh, năm 2025 là 348/386 TWh và năm 2030 là 500/552 TWh.

Trên cơ sở đánh giá tiềm năng tiết kiệm trong khâu sử dụng điện như đã nêu, xin đề xuất phương án giảm dần nhu cầu điện năng từ 5% vào năm 2025 đến 10% vào năm 2030, theo đó nhu cầu điện năng giai đoạn 2021 - 2030 sẽ là: 232/256 TWh vào năm 2020 (năm 2020 đang tới gần nên chưa tính đến hiệu quả sử dụng điện); 331/367 TWh năm 2025 và 450/500 TWh năm 2030. Dưới đây là tổng hợp các phương án nhu cầu điện năng đã trình bày trên:                   

Năm

2020

2025

2030

Nhu cầu điện năng theo PDPVII* 

có xét đến hiệu chỉnh của EVN (TWh)  

232/256            

348/386

500/552

Nhu cầu điện năng theo phương án đề xuất

232/256            

331/367         

450/500

 

 

Phát triển nguồn điện đáp ứng nhu cầu theo phương án đề xuất: Mục tiêu phát triển nguồn điện theo phương án này là sản lượng của các loại nguồn điện: khí, thủy điện, NLTT và điện nhập khẩu được giữ nguyên như trong PDP VII*, còn toàn bộ sản lượng điện tiết giảm được quy vào cho sản lượng nhiệt điện than để giảm bớt lượng than nhập khẩu cho phát điện, giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, góp phần giảm tác động của biến đổi khí hậu. Mục tiêu này được thể hiện trong Bảng 6.

Bảng 6: Phát triển nguồn nhiệt điện than theo phương án ví dụ (TWh):

Danh mục

       2020         

         2025                        

         2030

Tổng sản lượng điện yêu cầu theo PDPVII*

        256

         386

          552

Sản lượng nhiệt điện than theo PDPVII*

        122

         206

          284

Nhu cầu than cho nhiệt điện theo PDP*(triệu tấn)

          56

           89

          121

Tổng sản lượng điện yêu cầu theo phương án đề xuất

        256

         367

          500

Sản lượng nhiệt điện than theo phương án đề xuất

        122

         177

          232

Nhu cầu than cho nhiệt điện theo p/a đề xuất (tr. tấn)

          56

          75

            98

Khả năng cung cấp than trong nước cho điện (tr.tấn)

          35

          36

            40

Than nhập khẩu cho điện theo PDPVII*(tr. tấn)

          21

          53

            81

Than nhập khẩu cho điện theo phương án đề xuất (tr. tấn)

          21

          39

            58

Than nhập tiết kiệm được theo đề xuất so với PDP* (tr. tấn)

           -

          14

            23

 

Kết luận

Do nguồn tài nguyên năng lượng trong nước ngày một cạn kiệt, Việt Nam từ một nước xuất khẩu tịnh năng lượng trong nhiều năm, đã trở thành nước nhập khẩu tịnh từ năm 2015. Để đảm bảo an ninh năng lượng, hạn chế phụ thuộc quá lớn vào nguồn than nhập khẩu, xin kiến nghị thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất: Cần khai thác triệt để tiềm năng tiết kiệm trong khâu sử dụng, đặc biệt là sử dụng điện. Đây là giải pháp đầu tư phát triển rẻ nhất, vì theo ước tính của các chuyên gia năng lượng thì chi phí để tiết kiệm 1kWh chỉ bằng 1/4 so với chi phí để sản xuất thêm 1kWh đó.

Thứ hai: Bên cạnh việc khai thác tiềm năng tiết kiệm trong khâu sử dụng năng lượng (phía cầu), cũng cần tăng cường khai thác tiềm năng trong khâu cung cấp năng lượng (phía cung) như: sử dụng công nghệ lò hơi siêu tới hạn (supercritical boiler) có hiệu suất cao hơn thay cho công nghệ dưới tới hạn (subcritical boiler) trong phát triển các dự án nhiệt điên than mới. Đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ mới trong quản lý vận hành hệ thống lưới điện truyền tải và phân phối, nhằm giảm thiểu hơn nữa tổn thất điện năng trên lưới điện.

Thứ ba: Chú trọng phát triển nguồn NLTT sẵn có trong nước, đặc biệt là nguồn điện mặt trời, gió. Đối với nguồn điện mặt trời, cần tăng phát triển các dự án pin mặt trời áp mái tại các đô thị trong cả nước, góp phần giảm bớt gánh nặng cho EVN trong đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải và đảm bảo vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện quốc gia.

TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động