» Nhận định - Dự báo
Định hướng phát triển ngành Năng lượng năm 2016
21:15 |14/09/2015
-
Bộ Công Thương vừa công bố định hướng phát triển các ngành công nghiệp năm 2016, trong đó tập trung vào tăng cường giám sát và kiểm tra với các dự án đầu tư trọng điểm như điện, dầu khí, luyện kim, chế biến khoáng sản, công nghệ cao…
Tháng 8, sản lượng điện, dầu khí tăng, than giảm
Theo định hướng trên, Bộ Công Thương chỉ đạo ngành Điện, đảm bảo cung ứng điện, đầu tư và đưa vào vận hành các dự án nguồn điện, dự án lưới điện truyền tải theo đúng tiến độ; xây dựng thị trường điện cạnh tranh; sản xuất kinh doanh có lợi nhuận, cân bằng tài chính và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tiếp tục tái cơ cấu, sắp xếp lại doanh nghiệp.
Dự kiến kế hoạch năm 2016 điện sản xuất và mua đạt 175,9 tỷ kWh, tăng 11% so với năm 2015. Trong đó điện sản xuất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam là 73,3 tỷ kWh, tăng 11,4% so với 2015; giảm tổn thất điện năng xuống 7,7%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2016 sẽ tăng khoảng 9% so với năm 2015. Ảnh: nl
Với ngành Dầu khí, Bộ Công Thương nêu rõ, tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí theo đúng tiến độ; đẩy mạnh thu hút đầu tư để ký mới các hợp đồng dầu khí ở các lô mở, phấn đầu ký 3 – 5 hợp đồng dầu khí.
Sản lượng khai thác dầu thô đạt 16,03 triệu tấn, giảm 8,8% so với ước thực hiện năm 2015; khai thác khí đạt 9,61 tỷ m3 (giảm 1,9%); khí hóa lỏng ước đạt 650 nghìn tấn (tăng 0,9%); xăng dầu các loại đạt 5,69 triệu (10,1%).
Với ngành Than và khoáng sản, Bộ Công Thương đưa chỉ tiêu kế hoạch năm 2016 dự kiến cao hơn so với năm 2015. Cụ thể: than sạch sản xuất 42 triệu tấn (tăng 1,4%).
Theo đó, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) dự kiến sản lượng than sạch đạt 35,9 triệu tấn (tăng 6,5%); than tiêu thụ đạt 36 triệu tấn (tăng 2,9%).
Trong năm 2016, các công ty chế biến của TKV tiếp tục mua than chất lượng thấp của Tập đoàn để chế biến thành than chất lượng cao. Việc điều hành tiêu thụ than năm 2016 sẽ linh hoạt từ phương án thấp đến phương án cao, tập trung sản xuất than đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất điện, đặc biệt là các nhà máy miền Trung và miền Nam.
Bộ Công Thương nhận định, năm 2016 tăng trưởng kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi nhưng chậm hơn so với dự báo, vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro và thách thức, đặc biệt là rủi ro địa - chính trị, biến động khó lường trên thị trường tài chính và giá dầu.
Đối với kinh tế trong nước, sẽ tiếp tục đà phục hồi với tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2015. Hiệu quả đầu tư và khả năng cạnh tranh được cải thiện, kinh tế vĩ mô ổn định hơn, chỉ số giá tiêu dùng tăng chậm và tương đối ổn định là điều kiện quan trọng cho phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, những khó khăn đối với sự phát triển kinh tế còn lớn. Sự hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015 và việc ký kết, triển khai các hiệp định thương mại tự do sẽ tạo ra những điều kiện quan trọng cho phát triển, song cũng tạo ra nhiều thách thức lớn, nhất là trong phát triển thị trường, tăng khả năng cạnh tranh ở trong nước và quốc tế.
Theo Bộ Công Thương, theo kế hoạch mục tiêu phát triển sản xuất công nghiệp, chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2016 sẽ tăng khoảng 9% so với năm 2015.
SONG ANH
Các bài mới đăng
- Xu hướng chuyển đổi số trong lĩnh vực dầu khí (14/01)
- Các con số trong ‘Thống kê năng lượng Việt Nam 2019’ nói lên điều gì? (13/01)
- Phát triển lưới điện thông minh tại Việt Nam [Kỳ 1]: Giới thiệu tổng quan (12/01)
- Mười sự kiện tiêu biểu của ngành Năng lượng Việt Nam năm 2020 (08/01)
- Giấc mơ ‘có dầu’ của Campuchia đã thành hiện thực (31/12)
- Làm thế nào để Biden có thể thay đổi bối cảnh năng lượng Hoa Kỳ? (15/12)
- Sự thật đằng sau năng lượng tái tạo (08/12)
- Vai trò của dầu mỏ qua dòng chảy thời gian (07/12)
- Thủy điện trong chính sách phát triển kinh tế, xã hội ở Na Uy (04/12)
- Những thách thức nào đang chờ tân Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam? (24/11)
Các bài đã đăng:
- Điều chỉnh thuế tài nguyên: Doanh nghiệp không còn lãi (09/09)
- Điều chỉnh tỷ giá: EVN, PVN và TKV lỗ lớn (04/09)
- Việt Nam - Hàn Quốc tiếp tục hợp tác phát triển năng lượng (29/07)
- Phát triển năng lượng bền vững: VN cần nhiều nguồn lực (28/07)
- Doanh nghiệp dầu khí trước thách thức AEC (14/07)
- Câu hỏi khó dành cho các bên tham gia thị trường điện (14/07)
- Năng lượng châu Á-Thái Bình Dương: Cơ hội cho Việt Nam (26/03)
- Lập Đề án Quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia (23/03)
- Hợp tác Việt-Nga: Năng lượng là một hướng ưu tiên (16/03)
- Bổ nhiệm 2 Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng (13/03)